Thị trường chứng khoán là thị trường cực kỳ lớn với rất nhiều các lý thuyết về phân tích kỹ thuật (PTKT) ra đời từ rất lâu. Hiển nhiên không nghi ngờ gì về hiệu quả của các phương pháp này mang lại bởi nó đã hỗ trợ rất lớn cho các nhà đầu tư. Đến các huyền thoại về đầu tư hàng đầu thế giới cũng theo đuổi các phương pháp nhất định và thành công lớn. Tuy nhiên các lý thuyết về phương pháp phân tích kỹ thuật cực kỳ rộng và không phải nhà đầu tư nào cũng có thể nắm bắt hết và vận dụng tốt.
Đặc biệt đối với các nhà đầu tư mới bắt đầu chơi chứng khoán, giữa một rừng kiến thức khổng lồ với rất rất nhiều các phương pháp phân tích kỹ thuật chứng khoán khác nhau, các chỉ báo, các chiến lược khiến chúng ta mơ hồ và cảm thấy rối ren vì không biết bắt đầu từ đâu. Vậy thì đầu tiên bạn cần nắm vững phân tích kỹ thuật là gì? và các phương pháp phân tích kỹ thuật chứng khoán thông dụng nhất hiện nay. Từ đó mới đi sâu nghiên cứu từng phương pháp cụ thể và tìm ra một vài phương pháp bạn có thể ứng dụng và mang lại hiệu quả tốt đối với bạn. Chúng ta hãy bắt đầu tìm hiểu cơ bản về phân tích ký thuật trong bài viết hôm nay!
Mục lục
Phân tích kỹ thuật là gì?
Phân tích kỹ thuật (Technical analysis viết tắt là TA) còn được gọi là nghiên cứu biểu đồ kỹ thuật chứng khoán. Đây là phương pháp dự đoán diễn biến của thị trường trong tương lai thông qua các biểu đồ được tạo ra bởi biến động giá cả và khối lượng giao dịch trong một giai đoạn cụ thể. Nhờ vào đó, nhà đầu tư có thể phán đoán được xu hướng của một cổ phiếu nào đó để đưa ra quyết định mua/ bán hay giữ lại.
Đặc điểm của phân tích kỹ thuật
2 phương pháp phân tích đầu tư chứng khoán chủ đạo hiện nay là phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật. Nếu phương pháp phân tích cơ bản là dựa trên các báo cáo tài chính; báo cáo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thì PTKT lại dựa trên các biến động về giá cả cũng như không lượng giao dịch của cổ phiếu.
Phân tích cơ bản sẽ giúp bạn dễ dàng ra quyết định có nên mua cổ phiếu của doanh nghiệp A hay không. Và phân tích kỹ thuật chứng khoán sẽ giúp bạn xác định được lúc nào nên mua nó. Vì vậy phân tích kỹ thuật rất phù hợp cho các nhà đầu tư thích giữ cổ phiếu trong ngắn hạn. Nhìn chung, các ưu, nhược điểm của phương pháp PTKT như sau:
Ưu điểm
Dựa vào lịch sử biến động giá cũng như phân tích cung – cầu của thị trường; từ đó nhà đầu tư có phán đoán được tâm lý chung của thị trường để đưa ra quyết định. Ở những thời điểm tương tự và những dấu hiệu nhận biết trên biểu đồ, các trader có thể xác định được điểm mua hay bán cổ phiếu.
Nhược điểm
Phương pháp TA đạt được độ chuẩn xác cao khi thị trường ổn định; với khối lượng giao dịch lớn và độ thanh khoản cao. Khi đó nó sẽ ít bị tác động bởi các vấn đề thao túng giá cả. Tuy nhiên, thị trường thì biến động liên tục và không phải lúc nào cũng nằm yên cho bạn giao dịch. Vì vậy, việc phương pháp này có thể đưa ra các dự báo sai lầm là điều bình thường. Tốt nhất bạn nên kết hợp nhiều chỉ số cùng với chiến lược giảm thiểu rủi ro để đối phó với những lúc thị trường trở nên biến động.
Các công cụ thường được nhà phân tích kỹ thuật sử dụng
Cốt lõi của phương pháp TA chính là dựa trên sự biến động giá để hiểu được các thông tin ảnh hưởng đến thị trường. Và để làm được điều này, người ta sử dụng 2 công cụ chính đó là: mô hình giá và chỉ báo kỹ thuật.
Các mô hình giá
Chắc hẳn trader nào cũng đã từng nghe qua vùng hỗ trợ và kháng cự. Hoặc bạn có thể hiểu một cách đơn giản là khi giá trượt xuống thấp hơn cả mức đáy dự kiến thì một vùng giá mới sẽ đạt được; vùng này gọi vùng hỗ trợ. Tương tự khi giá tăng lên vượt qua cả mức đỉnh dự kiến thì một vùng mới đạt được; vùng này gọi vùng kháng cự. Với các mô hình giá, nhà đầu tư có thể xác định được vị trí của giá mới; tức là vùng hỗ trợ hay vùng kháng cụ sau một khoảng thời gian nhất định; khi vị trí giá cũ bị phá vỡ.
Chỉ báo kỹ thuật
Chỉ báo kỹ thuật là sử dụng các công thức với thông số về giá của cổ phiếu trong quá khứ để dự báo giá trong tương lai. Các thông số trong quá khứ được sử dụng có thể là giá; khối lượng giao dịch; cung – cầu tại một thời điểm nhất định trong quá khứ. Các chỉ báo này có thể hỗ trợ giao dịch ở hiện tại; như giúp tìm ra đường xu hướng giá trong tương lai; chẳng hạn như xác định vùng kháng cự và hỗ trợ. Hoặc một số chỉ báo khác thì phục vụ nhu cầu xác định sức mạnh xu hướng và khả năng tiếp tục.
Các chỉ báo kỹ thuật thường sử dụng như:
- Chỉ báo xác định xu hướng – Trend indicators;
- Chỉ báo khối lượng (Momentum) và chỉ báo dao động (Oscillators);
- Chỉ báo dao động (oscillator);
- Chỉ báo đường trung bình động – Moving Average;
- Chuyển động trung bình hội tụ/phân kỳ – Moving Average Convergence Divergence – MACD;
Các trường phái và phương pháp PTKT
Phân tích kỹ thuật là hình thức đã xuất hiện và phát triển từ rất lâu đời. Lịch sử ghi nhận nó xuất hiện lần đầu ở Amsterdam vào thể kỷ XVII; và tại Nhật vào thể kỷ XVIII. Nguồn gốc của phương pháp này là từ công trình của Charles Dow. Ông là một nhà báo tài chính; đồng thời cũng là người sáng lập ra tờ “The Wall Street Journal”. Dow là người đã nhìn ra được các thị trường riêng lẻ luôn biến động theo các xu hướng nhất định. Công trình này của Ông sau này đã được xây dựng thành Lý thuyết Dow. Cũng là phường pháp, trường phái PTKT đặt nền móng cho không biết bao phương pháp phân tích hiện đại sau này.
Hiện nay, nếu tìm kiếm về các phương pháp, trường phái PTKT; thì bạn sẽ tìm được rất rất nhiều phương pháp khác nhau. Nhưng được sử dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư; bạn hãy tìm hiểu các trường phái, phương pháp sau đây:
Kết luận
Trên đây mình đã chia sẻ cơ bản về phân tích kỹ thuật là gì? các công cụ thường được nhà PTKT sử dụng, các trường phái PTKT thông dụng nhất hiện nay. Đây là phương pháp tuyệt vời cho các trader ngắn hạn dự doán mốc mua vào hay bán ra hợp lý và nhanh chóng nhất. Tuy nhiên, các trader cần lưu ý rằng phương pháp PTKT này vẫn còn nhiều hạn chế. Thi thoảng cũng khó tránh nó sẽ đưa ra các dự báo không chính xác. Thậm chí việc các nhà đầu tư hiểu sai biểu đồ vẫn diễn ra thường xuyên. Vì vậy, để đưa ra quyết định có tính chính xác cao và hạn chế sai lầm; các trader nên tìm hiểu nhiều trường phái PTKT hoặc kết hợp phân tích kỹ thuật với cơ bản sẽ tốt hơn.
Tổng hợp: Tienaogiatot.com