Đường MA là gì? Tìm hiểu về các đường MA và cách giao dịch cơ bản

Với các nhà đầu tư sử dụng nhiều phương pháp phân tích kỹ thuật để dự đoán xu hướng thị trường thì có lẽ không xa lạ gì với đường trung bình động MA. Đường MA là một chỉ báo kỹ thuật trong một khung thời gian cụ thể được tính bằng trung bình giá để cung cấp cho người dùng một đường xu hướng. Nhờ đó bạn có thể dễ dàng xác định xu hướng hiện tại mà ít bị ảnh hưởng bởi các đợt biến động ngẫu nhiên.

Có thể nói đường MA là một trong các chỉ báo độ trễ cực kỳ tuyệt vời và linh hoạt. Bạn có thể áp dụng nó theo nhiều cách khác nhau. Đồng thời sử dụng kết hợp với các mô hình khác để xác định độ tin cậy của mô hình đó. Tuy nhiên, có các đường MA khác nhau với mục đích khác nhau. Vì vậy hãy cùng Tienaogiatot tìm hiểu đường MA là gì? Các đường MA phổ biến và cách sử dụng đường trung bình động MA như thế nào nhé!

Đường MA là gì?

Đường trung bình động (Moving Average) gọi tắt là đường MA thể hiện những biến động của giá trong một khoảng thời gian nhất định. Mục đích của nó là chỉ ra xu hướng giá hiện tại là đang tăng hay giảm hay đi ngang.

Đường trung bình động MA là một chỉ báo chậm tức là độ trễ đặc biệt là trong ngắn hạn. Vì vậy nó chỉ cho biết sự vận động của giá ở thời điểm hiện tại và ít khả năng dự báo xu hướng tiếp theo.

Đường MA là gì?
Đường MA là gì?

Ví dụ

  • Đường MA ngắn hạn như MA10, MA20
  • Đường MA trung hạn: MA50
  • Đường MA dài hạn như MA100, MA200

Giải thích: Con số đằng sau chính là thể hiện cho chu kỳ. Ví dụ khung giờ là H1 thì MA10 tức là đường nối các giá đóng cửa trung bình trong 10 giờ.

Các đường MA phổ biến nhất

Có ba loại đường trung bình động phổ biến nhất được sử dụng trong phân tích kỹ thuật chứng khoán, gồm Đường Simple Moving Average (SMA), đường Exponential Moving Average (EMA) và đường Weighted Moving Average (WMA).

  • Đường SMA – trung bình động đơn giản (Simple Moving Average)

Đường SMA là đường chỉ báo được tính đơn giản nhất bằng cách lấy trung bình cộng của các mức giá đóng cửa chỉ tại một chu kỳ giao dịch nhất định. Đường SMA là chỉ báo chậm bởi các trọng số hiện tại và quá khứ đều có sức mạnh ngang nhau.Vì vậy đường SMA không nhạy cảm với các tín hiệu mới trên thị trường.

  • Đường EMA – trung bình động hàm số mũ  (Exponential Moving Average)

Đường EMA sử dụng công thức hàm mũ nhấn mạnh vào các biến động giá trong gần nhất. Vì vậy so với đường SMA thì đường EMA thường nhạy với các biến động gần hơn. Vì vậy trong ngắn hạn các tín hiệu đường EMA đưa ra sẽ chính xác hơn.

  • Đường WMA – trung bình tỷ trọng tuyến tính (Weighted Moving Average)

thì lại tập trung vào các trọng số xuất hiện với tần suất cao nhất. Nó có nghĩa là các mức giá mà volume giao dịch lớn thì sẽ được đặt nặng hơn. Vì vậy có thể nói đường WMA sẽ quan tâm đến chất lượng dòng tiền hơn.

*Công thức tính các đường MA

Công thức tính SMA, EMA, WMA
Công thức tính SMA, EMA, WMA

Hướng dẫn cài đặt đường MA trên MT4

Thay vì tính toán chỉ báo MA bạn chỉ cần cài đặt MA trên nền tảng mình sử dụng để giao dịch là xong. Bất cứ nền tảng giao dịch chứng khoán, forex hay tiền điện tử đều có sẵn chỉ báo MA nhé! Trong bài mình sẽ hướng dẫn bạn cài đặt đường MA trên nền tảng MT4. Đây là nền tảng được sử dụng nhiều nhất dù bạn sử dụng sàn forex nào. Các bước rất đơn giản như sau:

Bước 1: Từ Menu trong phần mềm bạn chọn Insert => Indicators => Trend => Moving Average.

Bước 2: Lúc này hệ thống sẽ tự động hiển thị ra một cái bảng để bạn nhập thông tin.

Cài đặt chỉ báo trung bình động trên MT4
Cài đặt chỉ báo trung bình động trên MT4
  • Chu kỳ: Tùy theo nhu cầu phân tích của bạn trong ngắn – trung hay dài hạn để chọn
  • Các loại đường trung bình động để chọn như: SMA (Simple), EMA (Exponential), WMA (Linear Weighted), SMMA (Smoothed),…
  • Chọn màu sắc, kiểu đường viền,… tùy sở thích
  • Click OK là đường MA sẽ hiện ra.

Cách giao dịch với đường trung bình động

Thưc sự đường MA có rất nhiều cách khác nhau để sử dụng. Nhìn chung bạn cần nắm cho mình cách sử dụng MA để xác định đường xu hướng, làm đường hỗ trợ, kháng cự. Ngoài ra còn nhiều mẹo giao dịch với đường MA khác sẽ được hướng dẫn khi bạn tìm hiểu nhiều mô hình PTKT khác và kết hợp với nó.

Xác định xu hướng của thị trường

  • Trong dài hạn, giả sử bạn sử dụng đường EMA200. Nếu đường giá nằm phía trên đường EMA200, đồng thời đường EMA200 dốc lên => xu hướng thị trường là tăng.
  • Trong ngắn hạn, ví dụ bạn sử dụng đường EMA20. Nếu đường giá nằm phía trên đường EMA20, đồng thời đường EMA20 dốc lên => xu hướng thị trường là tăng.
Trong xu hướng tăng, EMA nằm ở dưới đường giá và hướng dốc lên
Trong xu hướng tăng, EMA nằm ở dưới đường giá và hướng dốc lên

Dùng đường MA làm hỗ trợ/kháng cự

  • Trong xu hướng tăng, nhà đầu tư có thể sử dụng đường trung bình động làm ngưỡng hỗ trợ.
  • Trong xu hướng giảm, nhà đầu tư có thể sử dụng đường trung bình động làm ngưỡng kháng cự.

Ví dụ: Như hình sau, thị trường trong xu hướng tăng và đường MA đang đóng vai trò là đường hỗ trợ. Giá tiến tới gần đường MA thường sẽ bật tăng lại. Tuy nhiên một khi nó đâm xuyên qua thì đây chính là dấu hiệu của đảo chiều.

Tuy nhiên đường nhiên xác suất chính xác không thực sự cao. Cho nên nhà đầu tư có thể sử dụng đồng thời 2 đường trung bình động làm ngưỡng hỗ trợ và kháng cự. Ví dụ bạn cài đặt đồng thời đường SMA10, SMA20. Nếu giá di chuyển vào trong 2 đường SMA này thì sẽ bật lại xu hướng cũ. Nhưng nếu rơi xuống thấp hơn SMA20 thì khả năng sẽ rớt xuống sâu hơn nữa.

Dùng đường trung bình động làm hỗ trợ/kháng cự
Dùng đường trung bình động làm hỗ trợ/kháng cự

2 đường MA giao cắt nhau và sự đảo chiều

Để áp dụng công thức này bạn cần sử dụng 2 đường Moving Average khác nhau về chu kỳ. Chẳng hạn như một đường dài hạn và một đường ngắn hạn. Nếu 2 đường này cắt nhau thì sẽ có một tín hiệu đảo chiều. Cụ thể như sau:

  • Giao cắt vàng (Golden Cross): Đường Moving Average ngắn (MA50) cắt và đi lên trên đường Moving Average (MA200) dài. => Tín hiệu của xu hướng tăng => Đặt lệnh BUY ngay điểm cắt hoặc chờ giá chạm vào đường Moving Average ngắn.
  • Giao cắt tử thần (Death Cross): Đường Moving Average ngắn (MA50) cắt và đi xuống đường Moving Average dài (MA200). ⇒ Tín hiệu của xu hướng giảm. => Bạn nên bán ra sớm.
2 đường Moving Averages giao cắt nhau
2 đường Moving Averages giao cắt nhau

Kết luận

Việc sử dụng đường trung bình động là một phạm trù khá rộng. Về cơ bản bài viết này mình đã cung cấp cho các bạn các kiến thức về đường MA là gì? Các đường MA phổ biến và cách giao dịch với đường trung bình động như thế nào. Với từng loại đường MA cụ thể như EMA, SMA, WMA, mình sẽ chia sẻ chi tiết cách sử dụng trong các bài viết tiếp theo. Nhớ theo dõi website của mình để cập nhật những nội dung mới nhất nhé!

Tổng hợp: Tienaogiatot.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tiền Ảo Giá Tốt - Tin Tức, Kinh Nghiệm Đầu Tư CFD, Chứng Khoán, Coin