Vùng hỗ trợ và kháng cự là gì? Cách xác định và giao dịch ra sao?

“Kháng cự hỗ trợ” có lẽ là cụm từ bạn nghe nhiều nhất khi bắt đầu tham gia đầu tư tài chính. Sự thật là bất cứ một mô hình phân tích kỹ thuật nào cũng đều liên quan đến vùng hỗ trợ và kháng cự. Đặc biệt với các nhà đầu tư mới nếu chưa hiểu rõ có thể xác định sai và giao dịch thất bại. Vì lẽ đó, đây chắc chắn là điều đầu tiên bạn cần tìm hiểu khi bắt đầu tham gia đầu tư.

Hiểu đơn giản nhất, vùng hỗ trợ là nơi giá giảm xuống thì sẽ bật trở lại. Tương tự vùng kháng cự là nơi giá quay đầu giảm lại khi tiến sát. Tuy nhiên hiểu như vậy là chưa đủ! Để sử dụng một cách hiệu quả vùng hỗ trợ và kháng cự bạn cần hiểu giá thường di chuyển như thế nào để tạo ra kháng cự hỗ trợ. Đồng thời các đường hỗ trợ hay kháng cự cũng có chính và phụ. các mức nhỏ thì có thể bị phá vỡ nhưng mức mạnh thì giá sẽ phải quay đầu theo hướng ngược lại. Đừng lo lắng! Hãy cùng Tienaogiatot tìm hiểu từ cơ bản vùng hỗ trợ và kháng cự là gì? cho đến việc sử dụng vùng hỗ trợ và kháng cự để giao dịch ra sao nhé!

Vùng hỗ trợ và kháng cự là gì?

Vùng kháng cự và hỗ trợ (Resistance and Support levels) có thể là một đường thẳng nằm ngang hoặc nằm nghiêng tùy theo xu hướng biến động thị trường.

  • Nếu giá giảm và đảo chiều liên tiếp tại cùng một vùng giá ở 2 thời điểm khác nhau. => Nối 2 mức giá thấp nhất này lại sẽ ra đường hỗ trợ.
  • Nếu giá tăng và đảo chiều liên tiếp tại cùng một vùng giá ở 2 thời điểm khác nhau. => Nối 2 mức giá cao nhất này lại sẽ ra đường kháng cự.

Trong xu hướng tăng, giá sẽ di chuyển tạo ra các đỉnh cao hơn và đáy cao hơn. Ngược lại trong xu hướng giảm giá sẽ tạo ra các đáy thấp hơn và đỉnh thấp hơn. Bạn nối các mức cao và thấp lại. Sau đó mở rộng nó ra hướng bên phải để tìm ngưỡng hỗ trợ và kháng cự trong tương lai.

Vùng hỗ trợ và kháng cự là gì?
Vùng hỗ trợ và kháng cự là gì?

Các mức kháng cự hỗ trợ phụ và chính

Vùng hỗ trợ và kháng cự chính rất khó để phá vỡ và khi giá tiến gần tới ngưỡng thì khả năng cao sẽ bật trở lên tạo ra một sự đảo chiều xu hướng. Vì vậy bạn có thể sử dụng 2 đường chính này để xác định xu hướng (trendline) và tiến hành giao dịch.

Ngược lại với vùng hỗ trợ và kháng cự chính thì vùng phụ sẽ khá dễ bị phá vỡ. Ví dụ: nếu giá đang trong xu hướng giảm; nó sẽ tạo ra một mức thấp và sau đó bật lên nhưng nhanh chóng giảm trở lại. Mức thấp này có thể là một vùng hỗ trợ nhỏ. Bởi khi giá tiến gần thì bật trở lại tạo ra một đáy. Nhưng vì xu hướng giảm đang mạnh nên nó nhanh chóng giảm trở lại; và nhiều khả năng sẽ phá vỡ mức hỗ trợ phụ này.

Vùng phụ tuy dễ bị phá vỡ nhưng nó lại mang đến cái nhìn chính xác hơn về thị trường với cơ hội giao dịch tiềm năng hơn. Ví dụ: Nếu giá giảm xuống qua vùng hỗ trợ phụ thì chứng tỏ thị trường vẫn trong xu hướng giảm mạnh. Còn nếu giá giảm xuống nhưng lại tiếp tục chững lại quay lại gần ngưỡng hỗ trợ phụ cũ thì có thể nó đang tạo ra một phạm vi điều chỉnh; có thể một mô hình giá hoặc đảo chiều hoặc tiếp diễn sẽ xuất hiện. Cuối cùng nếu giá giảm xuống, chững lại và rồi bật lại cao hơn cả ngưỡng hỗ trợ phụ này thì đây có thể là dấu hiệu của sự đảo chiều xu hướng.

Cách xác định vùng hỗ trợ và kháng cự

Có nhiều cách để xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự. Như định nghĩa các bạn có thể tìm ra 2 đường này bạn cách dựa vào các đỉnh hoặc đáy gần nhất. Ngoài ra, bạn còn có thể dựa trên các cách sau:

  • Dựa vào đường xu hướng: Vùng hỗ trợ và kháng cự được hình thành bằng cách nối 2 đáy hoặc 2 đỉnh liên tiếp gần nhất.
Dựa vào đường xu hướng
Dựa vào đường xu hướng
  • Dựa vào đường MA: Bản chất của đường trung bình động là để xác định xu hướng. Cho nên nó có thể đóng vai trò như đường hỗ trợ và kháng cự.
Dựa vào đường MA
Dựa vào đường MA
  • Dựa vào mức phục hồi Fibonacci: Các dãy Fibonacci  23.6%, 38.2%, 50%, 61.8% và 100% sẽ cung cấp cho bạn các mức hỗ trợ và kháng cự tương ứng.
Dựa vào mức phục hồi Fibonacci
Dựa vào mức phục hồi Fibonacci
  • Khoảng GAP: Khi giá biến động tạo ra một khoảng GAP thì có khả năng nó sẽ retest lại để lập đầy khoảng trống và đi theo một xu hướng mới. GAP sẽ là một ngưỡng hỗ trợ mạnh nếu là GAP tăng. Ngược lại, nó sẽ là một ngưỡng kháng cự mạnh nếu là GAP giảm.
Khoảng GAP giúp xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự
Khoảng GAP giúp xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự
  • Khung thời gian (time frame): ở time frime ngắn bạn có thể đồng thời nhìn thấy cả vùng kháng cự hỗ trợ của khung thời gian dài và ngắn.
Sử dụng nhiều Khung thời gian (time frame)
Sử dụng nhiều Khung thời gian (time frame)

Hướng dẫn giao dịch với vùng hỗ trợ và kháng cự

Nếu đã hiểu vùng hỗ trợ và kháng cự là gì? đồng thời phân biệt được đường kháng cự hỗ trợ chính và phụ. Việc giao dịch với 2 đường thẳng đặc biệt này sẽ cực kỳ đơn giản. Hoặc nếu là kháng cự hỗ trợ chính, giá sẽ không thể phá vỡ được mà phải bật lại. Hoặc nếu là kháng cự hỗ trợ phụ thì giá sẽ breakout. Cụ thể hãy tìm hiểu cách giao dịch ra sao trong từng trường hợp:

Giao dịch khi giá bật lại

Khi giá tiến gần sát tới đường hỗ trợ (kháng cự), bạn vẫn chưa chắc chắn giá sẽ phá vỡ hay bật lại. Cho nên hãy bình tĩnh chờ giá quay đầu rồi hẵn vào lệnh giao dịch.

Giao dịch khi giá bật lại
Giao dịch khi giá bật lại

=> Bạn sẽ vào lệnh MUA gần hỗ trợ trong xu hướng tăng và SELL/ SHORT SELLING ở gần mức kháng cự.

Giao dịch khi giá breakout

Như mình đã chia sẻ về ngưỡng kháng cự và hỗ trợ chính/phụ; đường phụ sẽ dễ bị phá hơn, đường chính khó bị phá vỡ nhưng không có nghĩa là không thể. Vì vậy, hãy chờ tín hiệu từ thị trường và vào lệnh theo các sau nếu giá breakout.

– Rủi ro cao: Ngay khi giá breakout ra khỏi đường hỗ trợ (kháng cự) thì bạn sẽ vào lệnh ngay. Một xu hướng tiếp diễn nhiều khả năng sẽ xảy ra, nếu phá vỡ ngưỡng kháng cự bạn đặt lệnh mua và phá vỡ ngưỡng hỗ trợ thì bạn đặt lệnh bán.

Giao dịch khi giá breakout ra khỏi đường hỗ trợ (kháng cự)
Giao dịch khi giá breakout ra khỏi đường hỗ trợ (kháng cự)

– Cách rủi ro ít hơn: Thay vì vào lệnh ngay khi giá breakout, thông thường sẽ có một đợt hồi giá tức là giá quay lại để re-test đường kháng cự (hỗ trợ). Lúc giá thoát ra khỏi vùng điều chỉnh chính là thời điểm lý tưởng để vào lệnh. Tuy nhiên không phải lúc nào giá cũng hồi lại và bạn có thể bỏ lỡ cơ hội giao dịch.

Lưu ý

Không phải lúc nào giá quay đầu cũng đảo chiều và breakout thì sẽ tiếp diễn; có thể đây chỉ là giai đoạn điều chỉnh nên cần kết hợp với nhiều chỉ báo khác để tăng độ tin cậy.

Luôn luôn đặt cắt lỗ và chốt lời để bảo vệ tài sản của mình:

  • Điếm stop loss: khi MUA hãy đặt mức cắt lỗ vài pips dưới mức hỗ trợ. Và khi bán khống, hãy đặt mức cắt lỗ pips trên mức kháng cự. Trường hợp bạn đang chờ giá điều chỉnh và hợp nhất; hãy đặt mức stop loss vài pips bên dưới giai đoạn hợp nhất nếu MUA; và trên đoạn hợp nhất vài pips nếu bán.
  • Điểm chốt lời: Nếu MUA ở gần vùng hỗ trợ, hãy cân nhắc thoát ra ngay trước khi giá chạm đến mức kháng cự mạnh. Nếu short ở mức kháng cự, hãy thoát ra ngay trước khi giá chạm đến vùng hỗ trợ mạnh.

Kết luận

Vùng hỗ trợ và kháng cự là động vì vậy bạn cần linh động khi giao dịch với nó. Có thể lúc này đường thẳng đó có thể là đường kháng cự nhưng chỉ sau đó ít phút thì đã trở thành đường kháng cự cũ. Hãy tập trung vào các biến động giá gần nhất để tránh bị nhiễu thông tin. Ngưỡng kháng cự và hỗ trợ không phải là một điểm cố định mà là vùng cho nên cũng đừng cố gắng để tìm sự chính xác tuyệt đối. Hãy sử dụng thêm nhiều mô hình, chỉ báo khác để củng cố cho nhận định của mình trước khi vào lệnh.

Ok! với những thông tin trên hy vọng bạn đã hiểu vùng hỗ trợ và kháng cự là gì? và cách sử dụng vùng kháng cự và hỗ trợ để giao dịch ra sao. Chúc các bạn giao dịch thành công!

Tổng hợp: Tienaogiatot.com

1 thoughts on “Vùng hỗ trợ và kháng cự là gì? Cách xác định và giao dịch ra sao?

  1. Pingback: Vùng hỗ trợ và kháng cự là gì? Cách xác định và giao dịch ra sao? – Titre du site

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tiền Ảo Giá Tốt - Tin Tức, Kinh Nghiệm Đầu Tư CFD, Chứng Khoán, Coin