Lý thuyết Dow là gì? Ứng dụng Lý thuyết Dow như thế nào trong PTKT?

Có rất nhiều phương pháp phân tích kỹ thuật (TA) và nếu bạn đang tìm kiếm một phương pháp là cội nguồn, cơ sở cho mọi phương pháp phân tích kỹ thuật sau này thì chắc chắn lý thuyết Dow là điều bạn cần tìm hiểu đầu tiên. Ra đời từ cách đây hơn 100 năm, lý thuyết Dow cho chúng ta cơ sở để tin rằng mọi chuyển động của thị trường đều có quy luật. Đây được xem là chìa khóa quan trọng để hiểu rõ hơn về đầu tư tài chính nói chung và đối với đầu tư forex nói riêng. Sau này dù xuất hiện nhiều trường phái, phương pháp PTKT khác tối ưu hơn thì lý thuyết Dow vẫn được các nhà đầu tư xem trọng và sử dụng kết hợp trong chiến lược đầu tư của mình.

Là một nhà đầu tư mới bạn càng cần nắm rõ Lý thuyết Dow trước khi tìm hiểu nhiều phương pháp khác. Vậy lý thuyết Dow là gì? Nó quan trọng với nhà đầu tư như thế nào? Áp dụng Lý thuyết Dow trong forex hay chứng khoán ra sao? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Lý thuyết Dow là gì?

Người nghiên cứu ra Lý thuyết Dow chính là ông Charles H. Dow. Ông là người đã đặt nền móng cho nền tảng phân tích kỹ thuật ngày nay. Những lý thuyết của Ông giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đánh giá thị trường tài chính. Tuy vẫn còn vài hạn chế như độ trễ lớn, trái với một trường phái phân tích phổ biến nhất hiện nay là Nến Nhật. Nhưng đây vẫn là phương pháp được đa số nhà đầu tư nghiên cứu và áp dụng.

Lý thuyết Dow là gì?
Lý thuyết Dow là gì?

Lý thuyết Dow cho biết những biến động chung của thị trường. Hoặc nhà đầu tư cũng có thể xem xét trên một chỉ số cổ phiếu hay cặp tiền tệ nhất định. Khi xu hướng tăng hay giảm diễn ra trên thị trường chứng khoán. Thì ¾ tổng số cổ phiếu sẽ có giao động theo chiều hướng giống thị trường.  Và ít hay nhiều thì mã cổ phiếu của bạn cũng sẽ tương tự.

Vì vậy hãy quan tâm đến các chỉ số chung bên cạnh phân tích kỹ thuật. Lý thuyết Dow thường đi được xem xét chung với các chỉ số trung bình của thị trường chứng khoán. Ví dụ “Chỉ số Dow Jone” là chỉ số cho biết 30 cổ phiếu hàng đầu tại Mỹ. Ở Việt Nam, các trader có thể tham khảo chỉ số VN30 cũng tương tự chỉ số này. Ngoài ra, chỉ số Vnindex cũng rất được quan tâm, nó tương tự với S&P500.

6 nguyên lý của lý thuyết Dow cần biết

Nội dung của Lý thuyết Dow có 6 nội dung chính là nguyên tắc để theo dõi và phân tích thị trường. Đây cũng là cơ sở cho các nguyên tắc phân tích kỹ thuật sau này. Cho nên bạn cần nắm rõ để làm tiền đề cho việc tìm hiểu nhiều phương pháp phân tich hơn.

Nguyên lý 1: Giá phản ảnh tất cả

Nguyên lý này ám chỉ tất cả mọi thông tin từ quá khứ cho đến tương lại đều có thể tác động đến thị trường và thể hiện qua giá cổ phiếu. Như vậy các vấn đề nội tại trong doanh nghiệp như các chỉ số báo cáo tài chính cho đến các vấn đề khách quan như cảm xúc của các nhà đầu tư, do chính sách của chính phủ, tình hình lạm phát hay thiên tai đều sẽ được định vào giá cổ phiếu.

Lý thuyết Dow cho rằng mọi sự phân tích đều cần tập trung vào giá. Tuy nhiên, phải xem xét mọi vấn đề có thể làm toàn bộ thị trường biến động chứ không chỉ trong thị trường chứng khoán.

Có thể nói lý thuyết Dow cũng dựa trên cơ sở giả thuyết EMH. Giá có thể phản ánh vừa đúng và đủ các vấn đề tác động vào nó.

Nguyên lý 2: Thị trường với 3 xu hướng chính

3 xu hướng chính trong Lý thuyết Dow
3 xu hướng chính trong Lý thuyết Dow

Theo lý thuyết Dow, thị trường có 3 xu hướng chính đó là Xu thế chính (trend cấp 1), xu thế thứ cấp (trend cấp 2) và xu thế nhỏ (trend cấp 3).

Trend chính (cấp 1): Xu hướng này kéo dài hơn 1 năm. Nó thể hiện mức tăng hoặc giảm lớn theo chung cả thị trường. Các nhà đầu tư sẽ thu được lợi nhuận cao nhất khi tham gia vào đúng lúc trend chính.

Trend thứ cấp (cấp 2): Xu hướng này chỉ diễn ra trong 3 tuần – 3 tháng. Trend này diễn ra theo hướng ngược với trend chính. Có nghĩa là trend 1 tăng >< trend 2 giảm và ngược lại.

Trend nhỏ (cấp 3): Xu hướng sẽ diễn ra trong 3 tuần. Xu hướng này thường làm nhiễu và bị gắn bẫy nhiều hơn. Đa số các nhà đầu tư sẽ thua lỗ nếu không đủ kinh nghiệm và độ nhạy.

Nguyên lý 3: Xu hướng chính có 3 giai đoạn (pha)

Nếu thị trường đang trong xu hướng uptrend (tức là tăng giá). Trend chính sẽ bao gồm 3 giai đoạn

  • Pha tích luỹ (accumulation): Giai đoạn này thường trong thời gian ngắn, đầu xu thế tăng với ít nhà đầu tư tham gia vì nó rất khó phát hiện.
  • Pha bùng nổ (big move): Giai đoạn dài nhất và cũng có biến động lớn nhất. Nhiều nhà đầu tư nhận ra một sự phục hồi của thị trường và bắt đầu tham gia nhiều hơn.
  • Pha quá độ: Nằm ở phần cuối của xu hướng tăng khi phe mua trở nên yếu đi và bắt đầu bán ra.

Nếu thị trường đang trong xu hướng dowtrend (tức là giảm giá) thì cũng sẽ có 3 giai đoạn:

  • Pha phân phối: Nằm ở đoạn đầu tiên của thị trường gấu tiếp sau pha quá độ của thị trường uptrend. Pha này là giai đoạn mà các “cá mập” tiến hành xả hàng.
  • Pha giảm mạnh: Đây là giai đoạn ngược với giai đoạn bùng nổ ở trên. Các tin xấu ồ ạt khiến nhà đầu tư tập trung bán tháo và giá ngày càng lao dốc.
  • Pha tuyệt vọng: Phần cuối của xu hướng giảm và như cái tên của nó. Lúc này nhà đầu tư đã tuyệt vọng và chỉ mong bán hết để thoát ra.

Nguyên lý 4: Các chỉ số thị trường phải xác nhận lẫn nhau

2 chỉ số bình quân phải xác nhận lẫn nhau
2 chỉ số bình quân phải xác nhận lẫn nhau

Theo Lý thuyết Dow, xu thế đảo chiều chỉ được xác nhận khi 2 chỉ số trung bình xác nhận lẫn nhau. Dow sử dụng 2 chỉ số là chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones, chỉ số Trung bình vận tải Dow Jones. Ví dụ nếu chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones đang theo đà tăng mà chỉ số còn lại vẫn trong xu thế giảm thì tức là 2 chỉ số này không xác nhận lẫn nhau. Vì vậy chưa thể khẳng định một xu thế tăng đang xảy ra.

=> Ở thị trường Việt Nam, các nhà đầu tư sẽ dựa vào các chỉ số như VN30, Vn-index, HNX Index để xem có sự xác nhận lẫn nhau không.

Nguyên lý 5: Khối lượng (volume) sẽ xác nhận xu hướng

Bên cạnh giá thì việc xác định xu hướng có đúng không còn dựa vào khối lượng giao dịch. Nếu xu hướng chính là tăng giá, thì khối lượng giao dịch cổ phiếu đó cũng phải tăng lên. Tương tự khi giá giảm, khối lượng giao dịch cũng phải giảm theo. Nếu khối lượng giao dịch chạy ngược xu hướng thì xu hướng đang yếu. Rất nhiều khả năng sắp tới sẽ là một đợt đảo chiều.

Khối lượng (volume) sẽ xác nhận xu hướng
Khối lượng (volume) sẽ xác nhận xu hướng

Nguyên lý 6: Xu hướng sẽ tồn tại đến khi sự đảo chiều thực sự rõ ràng

Không dễ để có thể nhận ra một sự đảo chiều rõ ràng hay chỉ là đợt giá nhỏ của sự điều chỉnh xu hướng. Điều này rất dễ gây nhầm lẫn một đợt giá ngược chiều của trend cấp 2. Vì vậy, Lý thuyết Dow cho rằng cần phải thận trọng để tránh giao dịch chống lại xu hướng. Chỉ khi mọi thứ rõ ràng mới xác định là đảo chiều. Và để xác định được thị trường thực sự đảo chiều cũng không hề dễ dàng đặc biệt là đối với các nhà đầu tư mới.

Kết luận: Tầm quan trọng của Lý thuyết Dow với nhà đầu tư

Bất kỳ phương pháp phân tích kỹ thuật nào đều sẽ không thể đảm bảo luôn cho kết quả đúng. Và đương nhiên Lý thuyết Dow cũng không phải là ngoại lệ. Nó vẫn có một vài hạn chế như độ trễ khá lớn và không phải lúc nào cũng chính xác. Đặc biệt là các giao dịch ngắn hạn sẽ càng ảnh hưởng nhiều. Phần là do tâm lý đám đông, phần là do sự phát triển bùng nổ của nền tảng công nghệ số. Những điều này khiến thói quen giao dịch của nhà đầu tư thay đổi rất nhiều. Hơn nữa, hiện nay thị trường biến động từng giây với khối lượng giao dịch cực lớn chứ không nhứ trước. Đây là lí do khiến thị trường thường bị nhiễu nhiều hơn và các thông tin cũng kém chuẩn xác hơn.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận tầm quan trọng của lý thuyết Dow trong forex nói riêng và thị trường tài chính nói chung. Việc có thể hiểu rõ toàn bộ nguyên lý giúp bạn dễ dàng nắm vững các chỉ báo kỹ thuật. Từ đó việc bạn nghiên cứu các trường phái khác sẽ nhanh chóng hơn. Kết hợp đồng thời nhiều phương pháp phân tích sẽ cho bạn kết quả chuẩn xác hơn để ra quyết định đầu tư đúng đắn!

Tổng hợp: Tienaogiatot.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tiền Ảo Giá Tốt - Tin Tức, Kinh Nghiệm Đầu Tư CFD, Chứng Khoán, Coin