Waltonchain (WTC coin) là một dự án NFT được tạo ra với tiềm năng thay đổi ngành chuỗi cung ứng. Điểm đặc biệt của dự án này chính là sử dụng công nghệ FRID (Công nghệ nhận dạng dựa trên sóng vô tuyến). Waltonchain đưa ra khái niệm mới về VIoT (Value Internet of Things). Đây chính là sự kết hợp của công nghệ blockchain của nó với công nghệ RFID. Thẻ RFID dễ dàng tích hợp vào sản phẩm, việc quét thẻ không tiếp xúc dựa trên sóng điện tử sẽ cung cấp các dữ liệu về sản phẩm trên chuỗi cung ứng từ khâu sản xuất đến phân phối. Các dữ liệu này sẽ được lưu trên các blockchain của Waltonchain.
Waltonchain đóng vai trò là chuỗi gốc trong hệ sinh thái của dự án. Bất kỳ một nhà phát triển nào cũng có thể tự tạo một chuỗi phụ với token riêng của họ thậm chí là sử dụng một giao thưc đồng thuận khác so với chuỗi mẹ. Vì lẽ đó mà dự án có thể loại bỏ được vấn đề tắc nghẽn ở chuỗi mẹ. Đồng thời thì việc tùy chỉnh trên chuỗi con cũng dễ dàng thực hiện mà không làm ảnh hưởng tới các tiện ích bổ sung khác. Những giá trị này góp phần thúc đẩy tiềm năng của đồng WTC coin – đồng coin cơ sở của hệ sinh thái. Bạn đang muốn đầu tư vào WTC coin? Hãy cùng tìm hiểu về dự án này và tiềm năng của WTC coin ở phần tiếp theo.
Mục lục
Waltonchain (WTC coin) là gì?
Cái tên Waltonchain bắt nguồn từ Charlie Walton. Ông là cha đẻ của công nghệ RFID cũng như dành cả cuộc đời để nghiên cứu, phát triển mở đường cho kỷ nguyên mới của RFID. Đến nay, công nghệ này đã được ứng dụng cho nhiều mục đích khác nhau trên toàn thế giới. Từ làm thẻ áo quần cho đến thanh toán tự động trên đường cao tốc, thanh toán di động hay qua thẻ tín dụng,… Charlie Walton qua đời vào ngày 30/11/2011 thì đúng 5 năm sau ngày mất của Ông, 30/11/2016, dự án Waltonchain ra đời. Nhóm phát triển của Waltonchain là các bộ óc thiên tài đến từ Trung và Hàn.
RFID là gì?
RFID là công nghệ cảm biến sóng vô tuyến. Thẻ RFID là các thẻ được gắn các chip có khả năng phản ứng lại với tần số điện từ xác định và gửi dữ liệu về. Các thẻ này không chạy bằng pin và điện đồng thời có kích thước nhỏ và chi phí thấp để sản xuất. Cho nên có thể dễ dàng ứng dụng vào việc quản lý tồn kho; ki-ôt; thư viện; quá trình vận chuyển hàng,…
Đối với dự án Waltonchain, công nghệ RFID được kết hợp với IoT. Trên cơ sở các đối tượng vật lý có thể liên kết với internet để quản lý nó.
Dự án Waltonchain giải quyết vấn đề gì?
Mục đích ra đời của Waltonchain chính là kết hợp giữa blockchain với công nghệ RFID nhằm hỗ trợ xây dựng và quản lý chuỗi cung ứng một cách toàn diện, bảo mật, tiết kiệm chi phí nhân công và thậm chí là truy xuất nguồn gốc để chống hàng giả. Waltonchain sẽ được triển khai dựa vào IoT với việc kết hợp blockchain + thẻ đọc RFID + đầu đọc RFID. Đầu đọc tương tự như một nút trên chuỗi và thẻ đọc là thiết bị vật lý kết nối với chuỗi.
Waltonchain đã phát triển thành công và cấp bằng sáng chế cho phiên bản chip RFID của mình. Bên cạnh các lợi ích của chịp RFID như kích thước và giá rẻ; thì nó còn được bổ sung thêm một loạt ưu điểm tuyệt vời khác như:
- Một mô-đun mã hóa và giải mã được tích hợp vào chip thẻ RFID của Waltonchain giúp tăng cường an toàn;
- Một không gian lưu trữ chuyên dụng có sẵn được thêm vào chip thẻ giúp lưu trữ “giá trị hàm băm” của trạng thái thẻ và các thông tin quan trọng. Điều này có thể giúp dữ liệu trong thẻ có khả năng chống giả mạo.
- Chip thẻ của Waltonchain áp dụng thiết kế điện áp thấp; tiêu thụ điện năng thấp; và áp dụng các công nghệ tiên tiến. Ở quy mô lớn hơn, mức tiêu thụ điện năng của nó cũng thấp hơn so với thiết kế truyền thống.
- Logic chống va chạm được thêm vào sơ đồ thiết kế của thẻ chip. Do đó, xác suất va chạm thấp hơn và xác suất bỏ qua bản ghi trong quá trình đọc giảm đáng kể.
Cơ chế đồng thuận
Waltonchain sở hữu một cơ chế đồng thuận khá độc đáo gọi là PoST (Proof of Stake & Trust). Nó là kết hợp giữa cơ chế PoS + Trust. Tương tự như giao thức Pos; những ai sở hữu token hoặc các nodes sẽ được thưởng bằng việc trả cổ tức thông qua WTC coin. Còn phần “Trust” có nghĩa là dựa trên độ chất lượng của nodes (trung thực hơn so với các nút khác) thì sẽ được trả thưởng cổ tức cao hơn. Có 2 cấp masternode là MN hoặc GMN và cần đặt cược từ 5000 WTC trở lên để trở thành Masternode.
Các giai đoạn phát triển của Waltonchain
Dự án được chia làm 4 giai đoạn gồm:
– Giai đoạn 1.0: Dự án sẽ tìm kiếm những quảng cáo có quy mô để tích hợp vào hệ thống bán lẻ quần áo của nó. Waltonchain hiện đã áp dụng theo dõi quần áo dựa trên RFID trên một vài công ty thử nghiệm như Tries, SMEN hay Kaltendin. Giai đoạn này chỉ yếu chủ yếu tập trung vào giải quyết các vấn đề như hậu cần, kho bãi và cửa hàng,…
– Giai đoạn 2.0: Các chịp đầu tiên được phát triển bởi Waltonchain sẽ được sản xuât và ứng dụng cho hàng loạt mô hình kinh doanh và công nghiệp. Việc tích hợp vào hoạt động kinh doanh sẽ giúp cung cấp thông tin về phần hậu cần giúp giải quyết các vấn đề như đơn bị thất lạc, trễ hay đi sai đường,…
– Giai đoạn 3.0: Công nghệ của dự án sẽ được tích hợp vào tất cả các nhà sản xuất để có thể tạo ra các bao bì thông minh có khả năng tùy chỉnh. Điều này sẽ chấm dứt vấn nạn hàng giả cộng với việc cắt giảm chi phí lao động.
– Giai đoạn 4.0: Bất kỳ tài sản gì cũng có thể gắn chíp RFID của Waltonchain. Nó giống như các tài sản được đăng ký trên Waltonchain để có thể truy xuất thông tin về quyền sở hữu, nguồn gốc, việc giao dịch,…
Có thể bạn quan tâm: Cập nhật giá SLP Axie hôm nay
WTC là coin là?
WTC coin là đồng tiền cơ sở của dự án Waltonchain được tạo ra để sử dụng cho toàn bộ hệ sinh thái của nó. WTC coin là đồng tiền có tác dụng để:
– Phát hành các blockchain con trên blockchain mẹ – Waltonchain
– Trả lãi cổ tức
– Phục vụ cho hệ thống thế chấp hay vay tín dụng
– Trao đổi tài sản
– Cấp quyền bỏ phiếu và quản trị
– Phổ biến nhất, WTC coin được sử dụng giống như là đồng tiền cơ sở để thực hiện các hoạt động giao dịch bên ngoài blockchain mẹ. Chẳng hạn như thanh toán phí byte, giúp các chuỗi con trên mạng dễ hợp tác với nhau và thưởng cho các nodes để duy trì mạng lưới.
Thông tin cơ bản về WTC coin (Updated 15/09/2022)
– Blockchain: Waltonchain
– Token name: WTC
– Loại token: Utility Token
– Tiêu chuẩn: ERC20
– Mã token: 0xb7cb1c96db6b22b0d3d9536e0108d062bd488f74
– Giá WTC coin: 0.2928 USD
– Vốn hóa thị trường: 29.356.408 USD
– Tổng cung tối đa: 100.000.000 WTC
– Tổng cung hiện tại: 85.842.451 WTC
Cách mua WTC coin
WTC coin hiện đang được niêm yết trên rất nhiều sàn giao dịch uy tín như Binance, Huobi Global, KuCoin, OKX,… Bạn cần tìm sàn giao dịch uy tín và lưu ý việc giữ coin trên sàn có thể có rủi ro là bị hack. Vì vậy, chuẩn bị cho một ví tiền điện tử an toàn hoặc lựa chọn một sàn có ví trực tuyến uy tín.
Cách đào WTC coin
Cách khác để bạn có thể sở hữu WTC coin mà không cần mua nó trên các sàn giao dịch đó là khai thác bằng GPU. Các bạn có thể sử dụng máy tính cá nhân; nhưng hiệu quả không cao bằng các máy chuyên biệt dành cho khai thác coin; chẳng hạn như máy tập trung GPU PoW. Đặc biệt bạn có thể nhận nhiều WTC coin hơn nếu có masternode MN hoặc GMN.
Giá WTC coin biến động ra sao?
WTC coin đang được niêm yết và giao dịch trên 10 sàn tiền điện tử. Giá WTC giao động quanh ngưỡng 0.3$. Trong 24h qua khối lượng giao dịch tăng 303% đạt 14,436,675 USD (theo Coinmarketcap.com).
Giá WTC coin được ghi nhận trên Coinmarketcap từ ngày 30/08/2017 ở mức 0.6354$. Giá WTC thấp nhất trong lịch sử là vào tháng 5/2022 khi nó chỉ đạt mức 0.13$. Tương tự như nhiều đồng coin khác thì 2021 cũng là một năm thăng hoa của WTC coin. Giá được ghi nhận tăng nhiều nhất từ 0.276$ lên 2.82$. Hiển nhiên mức giá này không là gì so với đỉnh điểm lúc mới ra mắt là năm 2018 với 42.46$. Giá WTC coin giai đoạn tồi tệ nhất là khi từ 11.31$ nhưng tụt dốc không phanh xuống còn 0.883$.
Như vậy bạn có thể thấy giá WTC coin có độ biến động rất mạnh. Nó đang trong thị trường gấu cả gần một năm nay. Nhiều khả năng giá WTC coin sẽ tăng nếu dự án đẩy mạnh mối hợp tác của mình để mở rộng ứng dụng của chuỗi khối. Tuy nhiên đầu tư vào WTC coin phải nói là rất rủi ro cho nên bạn cần phải sẵn sàng cho điều này nếu lựa chọn nó.
Có thể bạn quan tâm: Poocoin app – Kiểm tra coin mới phát hành
Có nên đầu tư WTC coin không?
Hiện tại, dự án đang triển khai ở giai đoạn 1.0 và có nhiều tiềm năng vào sự hợp tác và mở rộng trong tương lai. Waltonchain đã tích hợp với nhiều công ty vừa và nhỏ như IOT Technology và Ishijah Trading để thử nghiệm mô hình của mình. Nhưng cốt lõi nhất vẫn là nó đang có được sự ủng hộ của Chính Phủ Trung Quốc với một vài dự án đang được thảo luận hợp tác.
– Chương trình xuyên eo biển nối giữa Trung Quốc và Đài Loan để đưa TP. Chương Châu thành Thung Lũng Silicon của Blockchain.
– Chương trình Đại dương Thông minh là dự án hợp tác giữa Waltonchain với Chính phủ Phúc Kiến để áp dụng blockchain trong việc xây dựng hậu vần và vận tải biển.
– Dự án Waltonchain sẽ hợp tác với “Khu phát triển Jiangu” nhằm xây dựng các giải pháp lọc không khí.
Waltonchain được đồn đoán có quan hệ với Walmart – hệ thống bán lẻ hàng đầu thế giới. Tuy nhiên đây chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên của tên 2 tổ chức; chứ không hề có sự hợp tác nào.
Với một lộ trình phát triển cũng như quá trình triển khai tốt; Waltonchain được đánh giá khá tiềm năng. Điều này giúp giá trị WTC coin vẫn giữ ở mức ổn định dù thị trường tiền điện tử cực kỳ ảm đạm. Nhiều kỳ vọng khi dự án đạt được những thành công bước đầu thì giá WTC sẽ có khả năng tăng cao. Nhưng đây cũng chỉ là dự đoán và còn quá sớm để đánh giá khi nó chỉ đang ở giai đoạn đầu. Thị trường tiền điện tử nói chung rủi ro cao vì bị ảnh hưởng quá nhiều bởi Bitcoin.
Kết luận
Ưu điểm:
– Nhờ công nghệ nhận dạng RFID; WTC coin có thể giúp tăng độ an toàn nhờ khả năng chống làm giả.
– Việc phân quyền dễ dàng hơn mà không cần dựa vào đánh giá độ tin cậy.
– Giảm bớt chi phí nhân công nhờ công nghệ quản lý chuỗi.
– Nhà phát triển có thể tạo blockchain phụ và token của riêng họ trên chuỗi mẹ Waltonchain.
– WTC coin cũng giống như các đồng coin khác. Nó được niêm yết trên sàn để giao dịch và có khả năng tạo ra lợi nhuận cho nhà đầu tư.
Nhược điểm:
– WTC coin bị ảnh hưởng bởi thị trường tiền điện tử nói chung nên giá có thể bị biến động đột ngột. Đầu tư vào WTC coin sẽ có những rủi ro nhất định.
Nói chung, Waltonchain là một dự án có tính ứng dụng cao và khả thi. Đội ngũ phát triển đầy đủ thông tin và được đánh giá cao. Tuy nhiên, hiện tại tất cả chỉ đang trong giai đoạn đầu. Các dự án hợp tác cũng đang thảo luận và phát triển chứ chưa có thông tin chính thức nào. Đầu tư vào WTC coin có nhiều tiềm năng; nhưng mà như bạn thấy giá WTC coin có thể biến động rất lớn. Vì vậy hãy cân nhắc các rủi ro lớn có thể gặp phải trước khi đầu tư.
Tổng hợp: Tienaogiatot.com