NYSE hay còn được biết đến là sàn chứng khoán New York là sàn chứng khoán lớn nhất thế nhất. Giới đầu tư còn hay gọi NYSE bằng cái tên nữa đó là “Big Board” – “Hội đồng lớn” tại phố Wall. Khi nói về thị trường chứng khoán quốc tế, chắc chắn không ai là không biết đến 2 cái tên NYSE và NASDAQ. Mặc dù NASDAQ có khối lượng giao dịch lớn nhất hiện nay. Nhưng xét về quy mô công ty niêm yết trên sàn, vốn hóa của các công ty trên NYSE vẫn lớn hơn rất nhiều so với NASDAQ. Vì lẽ đó sàn chứng khoán NYSE vẫn luôn là cái tên số #1 thu hút giới đầu tư tại Mỹ và trên toàn thế giới.
Mục lục
Sàn chứng khoán New York (NYSE) là gì?
Sàn chứng khoán New York (NYSE – New York Stock Exchange) là sàn giao dịch của các cổ phiếu giá trị nhất thế giới với tổng vốn hóa toàn bộ công ty niêm yết lớn nhất hiện nay. Hiện tại, NYSE có trụ sở tại 11 Phố Wall, Lower Manhattan, New York.
Trước đây, sàn NYSE hoạt động dưới hình thức là tổ chức tư nhân. Đến năm 2005, công ty chuyển đổi hình thức thành tổ chức công sau vụ thua mua lại sàn Archipelago. Tiếp đến là vào năm 2007, NYSE hợp nhất với Euronext. Đây là sàn giao dịch chứng khoán có quy mô lớn nhất tại Châu Âu. Từ đó mới cho ra đời NYSE Euronext. Cuối cùng công ty được Intercontinental Exchange mua lại. Bây giờ Intercontinental Exchange chính là công ty mẹ của sàn chứng khoán New York.
Lịch sử hình thành sàn chứng khoán New York
NYSE ra đời vào ngày 17/5/1792, tại 68 phố Wall. Khi đó 24 nhà môi giới chứng khoán tại New York đã thống nhất và đi đến Thỏa thuận Buttonwood. Sàn chứng khoán New York bắt đầu chỉ với 5 chứng khoán: 3 trái phiếu thuộc chính phủ và 2 cổ phiếu của ngân hàng.
Vào thời điểm đó, NYSE là một trong những sàn chứng khoán lớn nhất tại Mỹ. Nhờ vậy các công ty đã tồn tại lâu đời có thể lên sàn. Trong đó phải kể đến Edison hợp nhất – cổ phiếu được niêm yết lâu nhất trên NYSE. Lúc đó là vào năm 1824, nó còn có tên gọi là New York Gas Light Company. Bên cạnh các cổ phiếu của các tổ chức ở Mỹ, các tổ chức nước ngoài nếu đủ điều kiện cũng có thể được niêm yết trên sàn. Vì vậy NYSE đang niêm yết rất nhiều cổ phiếu giá trị hàng đầu thế giới.
Tiếp đó là một loạt vụ hợp nhất, sáp nhật của sàn chứng khoán New York. Nhờ vậy mà sàn chứng khoán NYSE trở thành sàn chứng khoán có quy mô khổng lồ với phạm vi giao dịch trên toàn thế giới.
Điều kiện để niêm yết trên sàn NYSE
Hiện nay sàn chứng khoán NYSE đã có trên 3.000 tập đoàn niêm yết. Trong đó có những thương hiệu lớn nổi tiếng toàn cầu như: Walmart, McDonalds, Coca-Cola,… Hiển nhiên để được niêm yết tại sàn chứng khoán có quy mô lớn nhất thế giới, các tổ chức này phải đáp ứng rất nhiều điều kiện của sàn. Cơ quan trực tiếp giám sắt, quản lý hoạt động mua bán của các công ty trên sàn chính là UB chứng khoán và giao dịch Quốc hội Mỹ.
Hãy cùng điểm qua một vài yêu cầu để được niêm yết trên sàn chứng khoán New York:
- Tổng giá trị cổ phiếu hiện hành phải lớn hơn 19 triệu USD.
- Tổng giá trị cổ phiếu giao dịch tự do lớn hơn 1,1 triệu USD.
- Tổng giá trị toàn bộ tài sản hữu hình từ 18 triệu USD trở lên.
- Lợi nhuận ròng trong 2 năm liên tiếp gần đây lớn hơn 3 triệu USD.
- Lợi nhuận trong năm gần nhất tính tại thời điểm xét duyệt phải từ 2,7 triệu USD trở lên.
- Tổng doanh thu từ giao dịch cổ phiếu cũng như hoạt động kinh doanh 6 tháng gần nhất đạt từ 100 nghìn USD.
Quy định giao dịch trên sàn chứng khoán NYSE
NYSE chính là nơi đấu giá. Các nhà dầu tư tham gia giao dịch trên sàn sẽ thực hiện mua bán với nhau thông qua hình thức đấu giá. Tức là người mua chào mức giá cao nhất sẽ được khớp với lệnh chào bán với mức giá thấp nhất.
Cách hoạt động
Trước đây sàn chứng khoán New York được vận hành bởi các nhà mô giới và chuyên gia chứng khoán. Giả sử bạn cần mua một trái phiếu nào đó thuộc công ty niếm yết trên sàn NYSE. Khi đó bạn sẽ phải kết nối với nhà môi giới của sàn NYSE, họ là người có trách nhiệm hỗ trợ bạn giao dịch. Tiếp đến nhà môi giới lưu lại yêu cầu của bạn và chuyển nó đến các chuyên gia chứng khoán. Họ là những người có am hiểu về chứng khoán có trách nhiệm khớp lệnh mua và bán sao cho thị trường được vận hàng trôi chảy nhất.
Tuy nhiên, những năm gần đây thị trường chứng khoán thay đổi lớn. Cách thức giao dịch của sàn thực sự đã quá cũ. Bây giờ hầu hết các sàn đã chuyển qua giao dịch điện tử với tốc độ nhanh và đơn giản hơn rất nhiều. Tuy nhiên tại sàn NYSE mặc dù cũng đã chuyển qua giao dịch online nhưng vẫn có khối lượng lớn giao dịch được thực hiện trực tiép tại sàn chứng khoán.
Thời gian giao dịch
Sàn chứng khoán New York có thời gian hoạt động tương tự với sàn chứng khoán Việt Nam. Thường làm việc tất cả các ngày trong tuần trừ thứ 7 và chủ nhật. Chuông mở cửa sẽ điểm vào lúc 9:30 sáng. Phiên giao dịch diễn ra trong suốt sáu tiếng rưỡi. Sau đó tiếng chuông đóng cửa sẽ điểm vào lúc 16h00. Ngoài ra, bạn cần lưu ý thêm rằng NYSE cũng sẽ đóng cửa không giao dịch vào các ngày lễ theo quy định của chính phủ Hoa Kỳ. Bạn có thể dành chút thời gian để tìm hiểu múi giờ cũng như ngày lễ của nước Mỹ để thuận tiện cho quá trình giao dịch.
Thông thường sàn sẽ đóng của cả ngày vào ngày lễ. Tuy nhiên, lưu ý có 2 ngày trong năm sàn mở cửa nửa ngày. Tức là mở vào lúc 9h30 sáng và đóng vào 13h00 chiều. Đó là ngày thứ 6 sau Lễ tạ ơn và giáng sinh.
Có thể bạn quan tâm: Review công ty chứng khoán VPS
Lời kết
Ưu điểm của sàn chứng khoán New York:
- Sàn chứng khoán NYSE có tiềm lực mạnh và giá trị vốn hóa lớn nhất hiện nay
- Công cụ giao dịch đa dạng, dễ dàng phân tích, giao dịch.
- Sàn là nơi cập nhật nhiều tin tức mới nhất với tính chính xác cao
- NYSE được trang bị đầy đủ các phương tiện kỹ thuật cao.
- khối lượng giao dịch vô cùng lớn nên tính thanh khoản cực cao
Hạn chế của sàn chứng khoán New York:
- Các tổ chức cần trả phí hoa hồng khá lớn
- Thị trường biến động mạnh
- Yêu cầu cao và khó khăn đối với trader mới mở tài khoản
Các tập đoàn được niêm yết trên sàn chứng khoán NYSE thường là nhưng tổ chức lâu đời, hoạt động ổn đinh. Trong số đó có nhiều mã cổ phiếu là thuộc nhóm blue-chip. Bên cạnh đó có nhiều công ty thuộc ngành gạo cội. Cho nên khi đầu tư cổ phiếu trên sàn thì rủi ro rất thấp. Vì lẽ đó nếu bạn muốn đầu tư vào chứng khoán quốc tế thì không thể bỏ qua sàn chứng khoán NYSE nhé!
Tổng hợp: Tienaogiatot.com