Sàn VPS là gì? Đánh giá phí giao dịch VPS và nền tảng VPS Smartone

Nếu bạn đã tham gia vào thị trường chứng khoán hoặc có quan tâm đến đầu tư chứng khoán thôi thì có lẽ bạn sẽ biết rằng công ty môi giới chứng khoán có thị phần dẫn đầu trong nhiều năm liền là sàn chứng khoán SSI. Nhưng trong năm 2021, miếng bánh này đã được phân chia lại với việc vươn lên mạnh mẽ của sàn VPS. Vậy điều gì đã giúp VPS trở thành nhà môi giới được nhiều nhà đầu tư ưa thích nhất. Hãy cùng Tienaogiatot tìm hiểu sàn VPS là gì? sàn VPS lừa đảo không? Và đánh giá phí giao dịch VPS cũng như nền tảng VPS Smartone của nó xem có thực sự hấp dẫn không nhé!

Sàn VPS là gì? Sàn VPS lừa đảo không?

Bạn nghe nhiều tới tên viết tắt VPS nhưng đã biết VPS là của công ty gì? VPS của ngân hàng nào chưa? Nhiều người không hiểu rõ nên những lúc lỗi hệ thống hay cao điểm là đợt VPS bị tấn công DdoS nên nhà đầu tư không vào app được thì cho rằng sàn VPS lừa đảo. Nhưng sự thật như thế nào hãy cùng mình tìm hiểu các thông tin phía sau VPS để có cái nhìn chính xác nhất.

Sàn VPS là gì?

VPS là viết tắt của VPBank Securitties – Công ty CP Chứng khoán Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng. Nói đến đây có lẽ bạn đã biết VPS thuộc ngân hàng nào, nó được phát triển bởi VPBank. Thời điểm thành lập là ngày 15/12/2006, VPBank Securitties có vốn điều lệ lên tới 50 tỷ VNĐ. Đến ngày 31/10/2018, VPS đã nâng vốn điều lệ của mình lên 3.500 tỷ VNĐ. Chính thức trở thành một trong các công ty chứng khoán có quy mô lớn nhất Việt Nam.

Các dịch vụ chính mà VPS đang phục vụ bao gồm ngân hàng đầu tư, dịch vụ tài chính, nhà môi giới chứng khoán, nghiên cứu và phân tích, tư vấn tài chính,…

Tổng kết quý II/2021, với tỷ lệ thị phần lên tới 15.12%; Công ty CP Chứng khoán VPS đã trở thành nhà môi giới có thị phần lớn nhất nằm trong top10 nhà môi giới lớn nhất trên sàn Hose. Những danh mục đầu tư của VPS đang dẫn đầu bao gồm cổ phiếu, chứng quyền đảm bảo và chứng chỉ quỹ.

Sàn VPS lừa đảo không?

Đầu tiên, để được cung cấp dịch vụ môi giới chứng khoán tại Việt Nam; sàn VPS phải đăng ký và chịu sự quản lý của sở giao dịch chứng khoán. Cụ thể VPS là thành viên sở giao dịch chứng khoán HCM quyết định số 26/QĐ-TTGDCKHCM.

VPS đã hoạt động từ năm 2006 tới đây là hơn 16 năm, cũng gần như là những sàn môi giới ra đời sớm nhất của Việt Nam. Trong quá trình hoạt động nó đã giành được nhiều giải thưởng uy tín trong nước và quốc tế.

Việc khách hàng không truy cập được vào app VPS là sao? Hệ thống của VPS từng bị hacker tấn công Ddos khiến mạng bị tắc nghẽn. Ngay sau đó thì TTGS An toàn không gian mạnh Quốc gia đã điều tra giải quyết.

Cuối cùng, có rất nhiều trang web VPS giả mạo để lừa đảo bạn mở tài khoản nạp tiền vào. Vì vậy bạn cực kỳ cẩn trọng. Trang web chính thức của VPS là vps.com.vn, hay VPS smartone là https://smartone.vps.com.vn/ hoặc link mở tài khoản online là https://openaccount.vps.com.vn/.

Các trang web giả như: vps-stock.com, vps-stock.net, vps.accounts.vn, openaccount-vps.com,…

Phí giao dịch VPS như thế nào?

Phí giao dịch VPS không phải là mức phí thấp nhất trong số các nhà môi giới chứng khoán trên thị trường. Tuy nhiên so với mức phí thấp nhất thì phí giao dịch VPS không cao hơn nhiều. Nói chung với dịch vụ mà VPS cung cấp thì mình nghĩ mức giá này là khá tốt rồi.

Phí giao dịch phái sinh của sàn VPS

Phái sinh ở Việt Nam là một thị trường khá ảm đạm bởi biến động quá lớn. Tuy nhiên khi mà chứng khoán cơ sở lao đao thì phái sinh chính là sự lựa chọn tuyệt vời. Trong số các nhà môi giới thì sàn VPS chính là cái tên đang chiếm lĩnh mảng phái sinh này.

STT Nội dung Chi tiết Mức phí Thời điểm thu
1 Phí giao dịch VPS phái sinh 1. KH mới mở tài khoản (Áp dụng từ 31/03 – 30/09/2022) – 6 tháng đầu: miễn phí
– Từ tháng 7: 1.000 đồng/HĐTL
Thu theo trên số lượng hợp đồng khớp lệnh
  2. KH thông thường 1.000 đồng/HĐTL
2 Phí giao dịch VPS phái sinh trả cho sở giao dịch CK 1. Hợp đồng tương lai chỉ số 2.700 đồng/HĐTL Thu theo trên số lượng hợp đồng khớp lệnh
  2. Hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ 4.500 đồng/HĐTL
3 Phí trả VSD 1. Phí quản lý vị thế  2.550 đồng/HĐ/tài khoản/ngày – Thu vào ngày mùng 1 tháng tiếp theo
– Đối với TKGDPS tại VPS không đủ tiền mặt để thu phí, VPS sẽ thực hiện rút tiền ký quỹ để thu phí
  2. Phí quản lý ký quỹ – 0,0024% giá trị lũy kế số dư tài sản ký quỹ (tiền+giá trị chứng khoán tính theo mệnh giá)/tài khoản/tháng.
– Tối thiểu là 100.000 đồng/tài khoản và tối đa là 1.600.000 đồng/tài khoản.

Phí giao dịch chứng khoán cơ sở của sàn VPS

Phí giao dịch các sản phẩm cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và trái phiếu tại sàn VPS cập nhật mới nhất:

STT Các loại phí Mức phí (%khối lượng giao dịch)
1 Phí mở tài khoản Miễn phí
2 Phí giao dịch (cổ phiếu, chứng chỉ quỹ)
Giao dịch qua TVĐT hoặc qua quầy DVKH:
khối lượng giao dịch < 100 triệu đồng/ngày 0,30%
100 <= khối lượng giao dịch < 300 triệu đồng/ngày 0,27%
300 <= khối lượng giao dịch < 500 triệu đồng/ngày 0,25%
500 <= khối lượng giao dịch < 1 tỷ đồng/ngày 0,22%
Từ 1 tỷ đến dưới 2 tỷ đồng/ngày 0,20%
>= 2 tỷ đồng/ngày 0,15%
Phí giao dịch qua ứng dụng trực tuyến 0,20%
3 Phí giao dịch trái phiếu
Trái phiếu 0,10%
Lô lớn Thỏa thuận

Nền tảng giao dịch sàn VPS Smartone là gì?

Tương tự như các sàn giao dịch khác như SSI có SSI iBroad hay sàn MBSstock24 thì VPS cũng phát triển một nền tảng giao dịch stock của riêng nó gọi là VPS Smartone. Hãy cùng tìm hiểu xem ứng dụng này có gì tiên tiến hơn các sàn giao dịch khác nhé!

VPS smartone là gì?

VPS Smartone là nền tảng giao dịch chứng khoán công nghệ mới nhất của VPS được ra mắt từ năm 2018. Với giao diện đơn giản, có hỗ trợ lệnh chờ, chốt lời và cắt lỗ. Đặc biệt ứng dụng trang bị nhiều tính năng mới trong đó có tính năng ứng tiền bán chứng khoán rất hữu ích.

Các thông tin cơ bản về VPS smartone:

Đơn vị sở hữu Công ty CP chứng khoán VPS
Năm phát hành 2018
Nền tảng hỗ trợ Máy tính hoặc thiết bị di động (hệ điều hành IOS hoặc Android)
Công cụ được tích hợp VPS Bảng giá
Biểu đồ thời gian thực
Sao kê
Lịch sử giao dịch
Tin tức kinh tế, thị trường
Tính năng: đặt lệnh mua, bán (lệnh thị trường hoặc lệnh chờ), lệnh cắt lỗ, chốt lời, tính năng chuyển tiền,…
Sản phẩm giao dịch Phái sinh
Cổ phiếu
Trái phiếu
Tiết kiệm
Mua bảo hiểm

Đánh giá các tính năng của VPS Smartone

VPS Smartone không chỉ có giao diện dễ nhìn mà còn có rất nhiều tính năng hữu ích cho nhà đầu tư. Hãy cùng Tienaogiatot đánh giá sơ qua các tính năng đáng chú ý của ứng dụng này.

Giao diện và trải nghiệm

VPS Smartone có giao diện rất đơn giản và dễ sử dụng vì nó khá giống với nền tảng giao dịch của các ngân hàng. Các sản phẩm được cung cấp có sẵn ngay màn hình chính lần lượt là cổ phiếu -> phái sinh -> Money market -> trái phiếu -> giao dịch tiền -> thanh toán -> bảo hiểm và nhiều tính năng khác.

Tốc độ thực hiện rất là nhanh và vào lệnh khá mượt. Mặc dù có thể thi thoảng gặp lỗi mạng hay lỗi giao dịch nhưng tần suất so với các app khác thực sự là tốt hơn rất nhiều. Cuối cùng bạn có thể sử dụng trên máy tính hay điện thoại tùy thích rất thuận tiện.

Khả năng bảo mật của VPS Smartone

Smartone VPS có tích hợp đăng nhập bằng vâng tay, bảo mật 2 lớp, smart OTP an toàn hơn nhiều so với sms OTP. Tuy nhiên hầu hết các ứng dụng tài chính hiện nay đều được tích hợp như vậy nên chưa thực sự ấn tượng. Mặt khác, VPS từng nhiều lần bị hacker tấn công Ddos khiến khách hàng không truy cập được.

Nền tảng giao dịch sàn VPS Smartone là gì?
Nền tảng giao dịch sàn VPS Smartone là gì?

VPS Bảng giá

Bảng giá có nhiều cột với các thông tin khác nhau nào là giá trần, giá sàn, giá tham chiếu, khớp lệnh ,… Thông thường thì trước khi tham gia đầu tư chứng khoán bạn cần tìm hiểu rõ phần này trước vì nó là kiến thức cơ bản để đầu tư. VPS bảng giá cũng không khác gì nhiều các sàn khác, ở phần mềm trên điện thoại có phần đơn giản hơn. Nói chung nếu mà mới mở tài khoản bạn sẽ được ứng dụng hướng dẫn tất tần tật mọi ngóc ngách trên bảng giá. Đồng thời bạn cũng có thêm mới hoặc bớt các mã chứng khoán theo ý muốn của mình trên bảng giá.

Tài khoản ảo

Các nhà môi giới thông thường sẽ cung cấp một tài khoản ảo để các nhà đầu tư F0 có thể vừa tập đầu tư vừa thử trải nghiệm app trước xem có phù hợp không. Đáng tiếc VPS Smartone không có điều này. Cho nên khi bắt đầu với tài khoản thực bạn nên bắt đầu với số vốn nhỏ để test thử app trước.

Các tính năng hỗ trợ giao dịch

Lệnh giao dịch: App có lệnh điều kiện tức là bạn có thể đặt lệnh trước với một mức giá mình mong đợi. Khi giá chạm tới mức giá theo lệnh bạn đã đặt thì sẽ tự động được khớp. Điều này sẽ giúp giảm rủi ro trượt giá (slippage) khi thị trường gặp phải biến động mạnh. Ngoài ra Smartone cũng cung cấp các lệnh chốt lời và cắt lỗ.

Ứng tiền Smartone: Khi giao dịch thì theo quy định của thị trường CK Việt Nam bạn sẽ phải chờ T+2 ngày để tiền về hay chứng khoán về. Trong thời gian chờ này VPS Smartone hỗ trợ bạn ứng tiền trên số chứng khoán mình bán ra. Lưu ý là bạn bị tính phí ứng tiền và thuế cho phần này.

Tin tức cổ phiếu: Các sự kiện quan trọng hoặc báo cáo tài chính, kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ được thông báo nhanh chóng tới nhà đầu tư thông qua ứng dụng.

Quản lý lệnh: Các lệnh bạn đặt bao gồm khối lượng, giá, thời gian khớp lệnh thành công, lệnh bị hủy,… Bạn có thể quản lý và xem tình trạng các lệnh của mình để tiến hành giao dịch một cách hợp lý.

Tính năng chuyển tiền: Như một ứng dụng ngân hàng bình thường, bạn có thể chuyển khoản nội bộ hay ngoài ngân hàng với tốc độ cực nhanh.

Thanh toán hóa đơn: Ngoài các danh mục sản phẩm đầu tư có săn. VPS còn có các tính năng tài chính như chuyển tiền, thanh toán điện, nước, truyền hình, internet,… Bạn không chỉ thanh toán nhanh chóng và dễ dàng mà còn có chiến khấu.

Mở tài khoản online VPS

Nếu bạn đã sẵn sàng hãy truy cập VPS mở tài khoản online ngay nào! Việc mở tài khoản online ngay trên thiết bị rất tiện lợi và bạn có thể mở bất kỳ lúc nào 24/7. Bây giờ mình sẽ hướng dẫn mở tài khoản online VPS Smartone trên điện thoại nhé!

Bước 1: Tải app có tên là “VPS Smartone” trên google play/ app store.

Bước 2: Bạn mở ứng dụng và chọn mở tài khoản online. Tiếp tục điền các thông tin là họ tên, số điện thoại, email.

Đăng nhập VPS smartone
Đăng nhập VPS smartone

Bước 3: Xác minh giấy từ là CCCD hoặc CMND. Bạn chụp hình 2 mặt của giấy từ và tải lên là xong!

Bước 4: Nhận diện khuôn mặt: Bạn sẽ quay trực tiếp gương mặt mình vì thế hãy chọn nơi đầy đủ ánh sáng nhé!

Xác minh giấy tờ và khuôn mặt
Xác minh giấy tờ và khuôn mặt

Bước 5: Check lại các thông tin của mình một lần nữa và chọn tiếp tục.

Bước 6: Xác thực chữ ký: Bạn ký ra giấy và chụp ảnh tải lên là được. Dung lượng tối đa 300kb nếu quá lớn bạn có thể giảm dung lượng ảnh trực tuyến trên google. Sau khi tải ảnh lên bạn nhấp vào “Tôi xác nhận đây là chữ ký mẫu của tôi”. Vậy là xong!

Xác minh chữ ký và mã OTP
Xác minh chữ ký và mã OTP

Bước 7: Tiếp hệ thống VPS sẽ gửi một mã OTP để xác nhận lần cuối tới máy của bạn. Bạn nhập mà OTP vào vậy là  đã hoàn tất quá trình đăng ký. Bây giờ chỉ cần chờ VPS Smartone gửi tin nhắn tài khoản đăng nhập và pass về sms hoặc email trên thoại là bắt đầu sử dụng thôi!

Trường hợp có vấn đề gì không nhận tin nhắn của app thì bạn gọi số 1900 6457 để được hỗ trợ. Nếu nhận được tin nhắn rồi thì đăng nhập và đổi pass để giao dịch an toàn nhé!

Hướng dẫn đọc bảng giá chứng khoán VPS iBroad

Hiện tại Việt Nam có 2 Sở giao dịch chứng khoán chính là HNX và Hose. Về cơ bản thì cấu trúc bảng giá sàn nào cũng giống nhau chỉ khác về giao diện một chút. Ngoài ra còn có sàn UPCOM là các mã cổ phiếu tiềm năng nhưng chưa đủ điều kiện niêm yết trên HNX và Hose. Nói chung bạn nhắm tới mã cổ phiếu thuộc sàn nào thì bạn theo dõi sàn đó thôi.

Khi xem bảng giá sẽ có nhiều thuật ngữ và ký hiệu riêng của ngành. Nó cũng khá đơn giản thôi, mình sẽ giải thích sơ qua để bạn nắm rõ từng cột ở trên VPS ibroad.

Hướng dẫn đọc bảng giá chứng khoán VPS iBroad
Hướng dẫn đọc bảng giá chứng khoán VPS iBroad

Mã CK – mã chứng khoán

Đây là mã chứng khoán được cấp của một công ty khi niêm yết trên sàn chứng khoán. Ví dụ mã chứng khoán của ngân hàng Vietcombank là VCB, BIDV là BID, hay Vingroup là VIC,…

TC – Giá tham chiếu

Cột giá tham chiếu có màu vàng là giá đóng cửa của phiên trước đó. Vì cột này có màu vàng nên mọi người thường gọi TC là giá vàng. Cột giá vàng này là cơ sở để tính giá trần và giá sàn. Riêng sàn UPCOM thì TC là giá trung bình của phiên giao dịch kế trước.

Trần – giá trần hay giá cao nhất

Cột trần có màu tím là mức giá cao nhất mà mọi người vẫn hay gọi là kịch trần để mua bán CK trong ngày. Đối với các sàn mức giá này quy định khác nhau. Ví dụ:

– Hose: Giá trần = TC + 7% x TC

– HNX: Giá trần = TC + 10% x TC

– UPCOM: Giá trần = TC + 15% x TC

Sàn – giá sàn hay giá thấp nhất

Cột sàn có màu xanh lam là mức giá thấp nhất hay mọi người còn gọi là giá kịch sàn để mua bán CK trong ngày. Tương tự mức giá này được xác định bằng:

– Hose: Giá trần = TC – 7% x TC

– HNX: Giá trần = TC – 10% x TC

– UPCOM: Giá trần = TC – 15% x TC

Bên mua

Các cột Giá 3,2,1 và KL 3,2,1 tương ứng với 3 bước giá tốt nhất để mua. Tốt nhất ở đây là nói đến mức giá cao nhất mà người mua có thể chấp nhận được. Tương ứng với 3 bước giá là 3 mức khối lượng giao dịch đặt mua.

Quy định

*Đơn vị giá x 1000 VNĐ

*Đơn vị khối lượng x10 cổ phiếu

Ví dụ cổ phiếu AAA có bước giá3 là 11.70 (volume:53,80), giá2 là 11.75 (volume:120,10) và giá1 là 11.80 (volume:34,20).

Vậy có thể hiểu là:

Mức giá cao nhất có thể mua là giá1 = 11.800 VNĐ với khối lượng giao dịch là 342 cổ phiếu.

Kế tiếp là giá2 = 11.750 VNĐ với khối lượng giao dịch là 1201 cổ phiếu

Cuối cùng là giá3 = 11.700 VNĐ với khối lượng giao dịch là 342 cổ phiếu

Bên bán

Tương tự với bên mua thì bên bán là 3 buóc giá tốt nhất hay thấp nhất có thể bán trong ngày. Nó cùng có 3 cột giá 3,2,1 và KL 3,2,1.

Quy định:

*Đơn vị giá x 1000 VNĐ

*Đơn vị khối lượng x10 cổ phiếu

Khớp lệnh

Khớp lệnh là lệnh mua và bán thống nhất và được khớp. Có nghĩa là giá thấp nhất của phía bán khớp với giá cao nhất của phía mua.

Phần này gồm 3 cột là:

Giá: Đây chính là giá khớp mình vừa nói ở trên

KL: Mức volume giao dịch được thực hiện ở mức giá khớp lệnh (Khối lượng thực tế x10)

+/-: Nếu xanh thì giá khớp cao hơn giá tham chiếu còn đỏ thì thấp hơn giá tham chiếu. Ví dụ -0.1 tức là thấp hơn 100 đồng so với giá tham chiếu.

Quy định về màu của giá

Tím: giá trần

Xanh lam: giá sàn

Đỏ: giá giảm hay giá thấp hơn so với giá TC

xanh lá: giá tăng hay cao hơn so với giá TC

Kết luận

Xét về độ an toàn thì không cần phải nói, với thị phần số 1 trên thị trường thì chắc chắn là sàn VPS không thể tệ rồi! Tuy nhiên khi đánh giá trên nhiều phương diện thì mình cho rằng VPS thực sự rất đáng để trải nghiệm. Cùng mình điểm qua các ưu nhược điểm của sàn VPS trước nhé!

Ưu điểm Nhược điểm
Sàn VPS có thị phần lớn nhất trong thị trường chứng khoán Nền tảng từng bị hack và thường xuyên bảo trì
Phí giao dịch cạnh tranh Không có sẵn tài khoản demo
Danh mục sản phẩm đa dạng đặc biệt là có phát triển sản phẩm phái sinh
Nền tảng giao dịch hiện đại với nhiều ưu điểm như:
+ Ngoài giao dịch chứng khoán còn chuyển tiền, tiết kiệm, thanh toán hóa đơn, mua bảo hiểm,…
+ Nhiều tính năng như lọc cổ phiếu, ứng tiền, tin tức, nhiều loại lệnh,…
+ Ứng dụng load nhanh, vào lệnh mượt mà
+ Sử dụng được trên cả máy tính và di động
Mở tài khoản cực nhanh và đơn giản
Nhân viên hỗ trợ nhanh

Giao dịch chứng khoán ngoài vấn đề phí giao dịch thì nền tảng cũng là một yếu tố quan trọng. Những lúc thị trường biến động bạn cần chốt lời nhanh mà không truy cập được thì bạn mới hiểu vấn đề nghiêm trọng như thế nào. Với VPS Smartone mình nghĩ nó là một trong những nền tảng tốt nhất hiện nay. Đây có lẽ cũng là lí do mà nó được nhiều người lựa chọn để mở tài khoản.

Vậy là mình đã chia sẻ tất tần tật về Sàn VPS là gì? Phí giao dịch VPS ra sao? Cũng như đánh giá chi tiết về nền tảng VPS Smart one. Hy vọng các thông tin này bổ ích với bạn.

Tổng hợp: Tienaogiatot.com

2 thoughts on “Sàn VPS là gì? Đánh giá phí giao dịch VPS và nền tảng VPS Smartone

  1. Pingback: Sàn VPS là gì? Đánh...

  2. Pingback: Review sàn VPS: Sản phẩm, Phí giao dịch, VPS smartone – Titre du site

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tiền Ảo Giá Tốt - Tin Tức, Kinh Nghiệm Đầu Tư CFD, Chứng Khoán, Coin