Mô hình cốc tay cầm có lẽ không được nhiều nhà đầu tư biết đến nhiều như mô hình 2 đỉnh, mô hình 2 đáy,…. Tuy nhiên đây lại là một mô hình cực kỳ hữu ích để giúp nhà đầu tư dự báo điểm đột phá của cổ phiếu. Hay nói cách khác, khi mô hình cốc tay cầm xuất hiện, giá có thể tăng cao gấp nhiều lần. Vì vậy nếu biết về mô hình này và nhận ra nó trong quá trình giao dịch, cơ hội kiếm siêu nhuận là rất rất cao. Vì vậy, trong bài viết này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về mô hình cốc tay cầm là gì? Cách nhận dạng và sử dụng mô hình chiếc cốc này.
Mục lục
Mô hình Cốc tay cầm là gì?
Mô hình cốc cầm tay (Cup and Handle) là mô hình được William L.Jiler công bố vào giai đoạn những năm 1960. Sở dĩ có tên gọi này là vì biểu đồ có hình dạng giống với chiếc cốc có tay cầm. Khi đồ thị giá xuất hiện biểu đồ này là tín hiệu cổ phiếu đang sắp sửa bước vào kỳ tăng giá mạnh mẽ.
Thành phần của mô hình cốc tay cầm gồm:
- Xu hướng: Cổ phiếu đang trong xu hướng tăng.
- Phần cốc: Có thể là hình chữ U hoặc lệch một xíu giống chữ V. Lí do có hình dạng này là vì thị trường vừa đi qua giai đoạn sụt giá, đến đáy thì xu hướng đi lên lại.
- Phần tay cầm: Khi giá tăng một thời gian tới miệng cốc thì sẽ có nhiều nhà đầu tư chốt lời. Cho nên sẽ tạo ra phần tay cầm giống với hình chiếc nêm đi xuống.
Ý nghĩa đằng sau mô hình cốc
Với mô hình Cup and handle, bạn có thể hiểu thị trường biến động qua từng giai đoạn như sau:
- Thị trường sau đợt tăng giá thì sẽ bước vào một giai đoạn điều chỉnh. Giá sẽ giảm khoảng từ 20-35% so với đỉnh từ lúc giá bị điều chỉnh.
- Khoảng thời gian để xuất hiện một chiếc cốc hoàn chỉnh còn tùy vào nhiều yếu tố, nhưng thường thì từ 8-12 tuần.
- Sau khi tạo xong phần thân cốc, thị trường sẽ có một đợt bán ra. Đa phần các nhà đầu tư “yếu vía” sẽ cảm thấy hài lòng vì giá đạt đỉnh trước khi điều chỉnh và bán ra lúc này. Đây chính là lúc tay cầm của cốc được hình thành, thường kéo dài 4 ngày đến 3 tuần.
Với các đặc điểm của mô hình, nhà đầu tư có thể tìm ra điểm vào lệnh tốt nhất bằng cách:
Cách 1: Bạn nên đặt lệnh BUY ở thời điểm giá breakout khỏi giai đoạn giá điều chỉnh ở đoạn tay cầm. Bạn nên chú ý theo dõi khối lượng giao dịch của thị trường vào lúc này.
Cách 2: Đặt lệnh buy tốt nhất là ở điểm đáy phần tay cầm. Thông thường điểm này sẽ cách đỉnh cốc khoảng bằng ⅓ chiều cao mô hình.
Lưu ý: Tay cầm sẽ giảm trong khoảng 5-15% so với đỉnh cóc. Nếu điều chỉnh quá sâu có thể mô hình sẽ không đạt mức tăng như mong đợi.
Cách nhận diện mô hình Cup and handle
Vì cơ hội sinh lời lớn, nên mỗi khi xuất hiện nhà đầu tư cần phải nắm bắt ngay. Bạn nên lưu ý các đặc điểm sau để tăng khả năng nhận ra mô hình cốc tay cầm:
- Hình dạng cốc có thể hình chữ U hay V nhưng U thì sẽ tốt hơn. Bởi phần cốc là biểu hiện cho giá điều chỉnh và hồi phục. Chữ U cho thấy là đã loại bỏ được nhiều nhà đầu tư yếu ớt cho nên sẽ ít khả năng bán ra hơn.
- Chiều sâu cốc nên là khoảng 20-35% đà tăng, cao nhất là 40-50%. Cốc càng sâu thì tỉ lệ thất bại sẽ càng cao. Bởi nếu quá sâu thì phải cần tăng rất nhiều trở lại từ đáy lên đỉnh, qua điểm breakout thì cũng khó tăng thêm nhiều.
- Hình dáng cốc tay cầm đầy đủ nên kéo dài tối thiểu trong 7 tuần; nếu không có tay thì nên ít nhất từ 6 tuần; tay cầm nên xuất hiện trong ít nhất 5 ngày.
- Hình dạng của tay cầm giống cái nêm nhưng dốc xuống dưới. Lưu ý mức giảm chỉ dao động trong khoảng 8-12%. Nếu là bear market thì có thể giảm xuống tối đa 20%. Nếu tay cầm cũng hình cái nêm nhưng dốc lên thì sẽ không tốt. Lí do là vẫn còn nhiều nhà đầu tư yếu trong thị trường nên khó bật lên cao trong tương lai. Kiểu này thường thấy ở những cổ phiếu bị lãng quên hay nhóm dẫn dắt thị trường nhưng lại được biết đến quá nhiều.
Mô hình cốc tay cầm và siêu cổ phiếu
Cốt lõi mà mô hình chiếc cốc chính là dự báo cho giai đoạn tăng giá đột biến sắp đến. Vì vậy mà cổ phiếu nào có đồ thị giá xuất hiện mô hình này gọi là “siêu cổ phiếu”. Tức là những có phiếu có khả năng mang đến siêu lợi nhuận cho nhà đầu tư.
Vậy làm thế nào để xác định được đâu là siêu cổ phiếu? Cách đơn giản nhất đó là bạn hãy theo dõi đồ thị giá của cổ phiếu đó trong quá khứ. Tại sao nên làm vậy?
Thông thường các mô hình giá sẽ thường có tính chu kỳ. Đối với mô hình chiếc cốc tay cầm cũng vậy. Nếu trong quá khứ biểu đồ giá của cổ phiếu đó có xuất hiện mô hình này thì rất nhiều khả năng nó sẽ xảy ra một lần nữa. Điều này đã được chứng minh bởi người giới thiệu mô hình chiếc cốc – William O’Neil. Ông đã tìm hiểu rất nhiều siêu cổ phiếu trên thị trường chứng khoán mỹ giai đoạn 1882-2009. Và quả thật mô hình cup and handle đã lặp lại.
Mô hình cup and handle thường xảy ra ở những cổ phiếu thuộc nhóm Midcaps. Vì vậy nếu bạn quan tâm tới nhóm cổ phiếu này thì mô hình chiếc cốc sẽ rất hữu ích với bạn.
Mô hình cốc tay cầm ngược là gì?
Mô hình cốc tay cầm ngược là một biến thể nữa có thể xảy ra ở xu hướng tăng hoặc giảm.
– Mô hình bắt đầu khi cổ phiếu tăng giá lên cao => tạo ra một đỉnh. Lúc này nhà đầu tư sẽ chốt lời nhiều => giá giảm và tạo thành vòm có hình chữ n.
– Giá giảm xuống một mức độ nào đó (miệng cốc) thì lực bán đã yếu hơn. Nhà đầu tư đổ vào gom cổ phiếu nên lực bán lớn dần lên. Nó khiến cổ phiếu tăng lại một chút => tạo ra tay cầm của cốc.
– Tuy nhiên, lực mua không đủ mạnh để đẩy cổ phiếu bật lên => nhà đầu tư chán nản đua nhau thoát lệnh => giá breakout khỏi điểm là đỉnh của cốc ngược. => Lực bán ngày càng cao khiến cổ phiếu tiếp tục giảm sâu.
Kết luận
Mô hình cốc tay cầm rất quan trọng với nhà đầu tư gắn liền với các siêu cổ phiếu. Tuy ít xuất hiện nhưng mỗi lần xuất hiện lại mang đến cho trader cơ hội kiếm lợi nhuận cực lớn. Tuy nhiên, mô hình còn khá nhiều hạn chế như mất thời gian khá dài để hoàn thành. Cũng có lúc chỉ trong 1 tháng đã thành hình khiến chúng ta mơ hồ trong việc nhận ra chúng. Không phải lúc nào mô hình cốc cũng sẽ có hình dáng rõ ràng với các tiêu chuẩn đã nêu trên. Nhìn chung, ẩn sau mô hình còn nhiều logic, bạn nên tìm hiểu và nắm vững mô hình cốc tay cầm thì sẽ có nhiều khả năng để nắm bắt được những cơ hội đầu tư tuyệt vời trong tương lai.
Tổng hợp: Tienaogiatot.com