Tiếp tục đến với một mô hình giá cũng rất quan trọng để nhà đầu tư dự đoán xu hướng của thị trường nữa đó chính là mô hình cái nêm. Nêm tăng hay giảm đều là một hình phân tích kỹ thuật quan trọng được các chuyên gia đầu tư sử dụng để dự đoán xu hướng tiếp diễn hay đảo ngược của thị trường.
Trong xu hướng bất kỳ dù là downtrend hay uptrend thì đều có khả năng xuất hiện mô hình cái nêm. Đồng thời mô hình nêm xuất hiện có thể là tăng hay giảm tùy thuộc vào điều kiện ngữ cảnh. Và để có thể biết được xu hướng là tiếp diễn hay đảo ngược cần chú ý vào xu hướng cũng như kiểu nêm để xác định.
Vì lẽ đó bài viết hôm nay mình sẽ đi sâu vào tìm hiểu mô hình cái nêm là gì? Mô hình cái nêm tiếp diễn khi nào và đảo chiều khi nào? Các bạn cần chú ý xem kỹ để tránh bị nhầm lẫn khi xác định xu hướng tiếp theo hoặc nhầm lẫn với mô hình giá tam giác cũng khá giống với mô hình cái nêm.
Mục lục
Mô hình cái nêm là gì?
Mô hình cái nêm (Wedge Pattern) là mô hình giúp dự báo xu hướng thị trường tiếp diễn hay đảo chiều. Nó có đặc trừng bởi 2 đường giá thu hẹp dần (hội tụ lại) và cùng đi lên (mô hình nêm tăng) hoặc cùng đi xuống (mô hình nêm giảm). Mô hình này có thể hình thành trong cả khi xu hướng thị trường là tăng hay giảm. Thông thường nó sẽ mất khoảng 3-4 tuần để có thể hình thành. Hình dáng có thể là nghiên nghiên lên hoặc xuống theo một kiểu thống nhất.
Sở dĩ nhiều nhà đầu tư thường nhầm lẫn mô hình cái nêm với mô hình tam giác là vì cả hai đường đều có hình dạng tam giác với đường hỗ trợ và kháng cự của mô hình hẹp dần và theo hướng hội tụ lại. Tuy nhiên, cách để bạn phân biệt 2 mô hình này là đối với mô hình cái nêm thì 2 đường xu hướng giá sẽ cùng đi lên hoặc cùng đi xuống. Trong khi đó mô hình tam giác thì đường xu hướng kháng cự là giảm dần hoặc nằm ngang, trong khi đường xu hướng hỗ trợ là tăng dần hoặc nằm ngang.
Các loại mô hình cái nêm
Có ba kiểu mô hình nền khác nhau là tăng, giảm và mở rộng. Bạn cần nhớ và phân biệt các kiểu này để có thể dự đoán chuẩn hơn xu hướng thị trường sẽ diễn ra ngay sau đó. Bởi mỗi loại mô hình sẽ đưa ra các tín hiệu khác nhau và nếu không phân biệt rõ sẽ rất dễ nhầm lẫn.
Mô hình nêm tăng – Rising Wedge pattern
Dù là thị trường trong xu hướng tăng hay giảm thì vẫn có khả năng xuất hiện mô hình nêm. Cho nên bạn chỉ cần thấy hành động giá tao ra ít nhất 2 đỉnh và 2 đáy. Sau đó nối 2 đỉnh sẽ là đường kháng cự và 2 đáy sẽ tạo thành đường hỗ trợ. Cuối cùng để xác định chính xác đây là mô hình cái nêm thì:
- Cả 2 đường hỗ trợ và kháng cự phải cùng dốc lên chếch một chút so với phần thân.
- Đồng thời độ dốc của đường hỗ trợ phải lớn hơn độ dốc của đường kháng cự.
Việc giá điều chỉnh dịch chuyển theo xu hướng hẹp dần thì chắc chắn việc bùng nổ là tất yếu. Bùng nổ như thế nào thì xem xét từng xu hướng của thị trường sau:
Nếu xu hướng ban đầu đang là tăng, sau đó giá điều chỉnh giảm. Lí do đường hỗ trợ dốc hơn đường kháng cự là vì mức giá thấp hơn hình thành nhanh hơn mức giá cao hơn. Tức là phe bán đang mạnh lên và phe mua yếu đi. Khi lực bán đủ mạnh nó sẽ breakout khỏi đường hỗ trợ và lao dốc cực mạnh. Như vậy, trong trường hợp này thị trường sẽ đảo chiều tăng thành giảm.
Nếu xu hướng ban đầu là giảm và có sự điều chỉnh tăng nhẹ thì đây chỉ là một đợt nghỉ tạm thời thôi. Bản chất phe bán vẫn mạnh hơn phe mua và khi lực mua đủ mạnh giá sẽ breakout ra khỏi ngưỡng hỗ trợ. Kết quả thị trường sẽ vẫn giảm như trường hợp trên.
Mô hình nêm giảm – Falling Wedge pattern
Mô hình nêm giảm cũng tương tự như mô hình nêm tăng. Tuy nhiên đường hỗ trợ và kháng cứ trong trường hợp này sẽ bị dốc xuống dưới và chếch xuống mô hình một chút. Đồng thời ngược lại với Rising Wedge; Falling Wedge có độ dốc của đường kháng cự lớn hơn độ dốc của đường hỗ trợ.
Cho nên dù thị trường đang trong xu hướng là tăng hay giảm, thì bản chất phe mua vẫn mạnh hơn phe bán. Vì vậy chỉ cần lực mua đủ mạnh thì sẽ đẩy giá breakout ra khỏi đường kháng cự.
=> Kết luận: Trong mô hình nêm tăng => giá sẽ breakout thành giảm. Còn trong mô hình nêm giảm thì giá sẽ breakout thành tăng. Bạn cần lưu ý các đặc điểm nhận dạng để phát hiện đúng mô hình cái nêm như mình đã chia sẻ ở trên.
Có thể bạn quan tâm: Mô hình tam giác trong chứng khoán
Mô hình nêm mở rộng – Broadening Wedge pattern
Không giống 2 mô hình trên là 2 đường hỗ trợ và kháng cự sẽ thu hẹp dần sang phải. Thì mô hình nêm mở rộng sẽ mở rộng sang phải chứ không phải là thu hẹp. Trường hợp này thường xuất hiện khi có sự bất đồng về nhận định của nhà đầu tư. Phe bán sẵn sàn trả mức giá cao hơn. Đồng thời phe mua cũng có nhiều động lực để chốt lời. Dẫn đến hình thành các đỉnh mới và đáy mới liên tục.
Trường hợp này bạn cũng không thể xác định được xu hướng của đường kháng cự và hỗ trợ. Nó có thể dốc lên hay xuống là tùy. Có đến 6 trường hợp khác nhau về mô hình nêm mở rộng. Nhìn chung nó thể hiện cả lực mua và lực bán đều đang yếu đi. Cho nên một sự đảo chiều sắp sửa xảy ra.
Tuy nhiên trong dài hạn tình huống này rất khó xảy ra. Chỉ trong ngắn hạn như các tin tức về chính trị, công bố báo cáo tài chính làm ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư. Cho nên nó sẽ phù hợp cho các nhà đầu tư thích lướt sóng và giao dịch dựa trên biến động.
Hướng dẫn giao dịch với mô hình cái nêm
Nếu trong mô hình nêm tăng bạn cần tìm điểm vào lệnh SELL. Ngược lại trong mô hình nêm giảm bạn cần tìm điểm vào lệnh BUY. Bên cạnh đó để hạn chế rủi ro bạn cần đặt lệnh Stop loss và Take profit để đề phòng hành động giá không đúng như dự đoán.
Xác định điểm vào lệnh
Cách 1: Vào lệnh tại điểm breakout.
Cách 2: Chờ nến xác nhận ngay sau nến breakout
Trường hợp này bạn vào lệnh ở mức giá đóng cửa của nến xác nhận ngay sau nến breakout.
- Mô hình nêm tăng => giá breakout ngưỡng hỗ trợ và giảm. => Nến xác nhận sẽ là một nến giảm.
- Mô hình nêm giảm => giá breakout ngưỡng kháng cự và tăng. => Nến xác nhận sẽ là một nến tăng.
Cách 2 an toàn hơn nhưng sẽ ít lợi nhuận hơn cách 1. Các bạn trader mới có thể chọn cách 2 để hạn chế rủi ro nếu chưa có kinh nghiệm giao dịch nhiều với mô hình.
Xác định điểm stop loss và take profit
– Điểm stop loss:
- Mô hình nêm tăng: ngay phía trên đỉnh cao nhất
- Mô hình nêm giảm: ngay phía dưới đáy gần nhất.
– Điểm take profit: cách điểm breakout một đoạn bằng độ rộng của cái nêm.
Có thể bạn quan tâm: Mô hình cờ đuôi nheo chứng khoán
Kết luận
Vậy là mình đã tổng hợp các thông tin để các bạn có thể hiểm rõ hơn về mô hình cái nêm là gì? Đồng thời biết cách nhận dạng mô hình nêm tăng hay giảm. Từ đó có chiến lược giao dịch phù hợp khi mô hình xuất hiện.
Mô hình cái nêm là một trong các mô hình giá có tần suất xuất hiện rất nhiều và được nhiều trader sử dụng hiệu quả để sinh lời. Tuy bạn cũng cần ghi nhớ các đặc điểm nhận dạng mô hình để tránh nhầm lẫn với các mô hình tương tự khác. Đồng thời hãy kết hợp nhiều phương pháp phân tích kỹ thuật khác để giúp hạn chế rủi ro. Bởi không có phương pháp nào có thể đem lại hiệu quả 100%. Chúc các bạn giao dịch thành công!
Tổng hợp: Tienaogiatot.com