Chỉ số P/E hay tỷ lệ giá trên thu nhập của một cổ phiếu, là chỉ số giúp bạn đánh giá một cách nhanh nhất xem liệu cổ phiếu đó đang được định giá thấp hay quá cao. Thông thường chỉ số này sẽ thể hiện trên báo cáo tài chính. Vậy chỉ số P/E bao nhiêu là tốt? cao hay thấp thì tốt hơn? Nói một cách chung chung thì chỉ số P/E càng thấp càng tốt vì nó thể hiện số tiền bạn sẵn sàng bỏ ra để mua cổ phiếu trên một đơn vị thu nhập của cổ phiếu.
Tuy nhiên mỗi một ngành có một tỷ lệ P/E trung bình khác nhau nên việc so sánh các doanh nghiệp khác nhau chẳng mang lại giá trị gì. Nếu muốn hiểu rõ chỉ số P/E trong chứng khoán là gì? Cách sử dụng chỉ số P/E như nào? Đồng thời biết cach dịnh gia doanh nghiệp dựa trên chỉ số P/E thì bài viết này dành cho bạn.
Mục lục
Chỉ số P/E trong chứng khoán là gì?
Bạn không phải tự mình tính toán tỷ lệ P/E của từng công ty làm gì. Vì nó có sẵn trong báo cáo tài chính và bạn chỉ cần search google “chỉ số P/E của…” là nó sẽ hiện ra ngay lập tức. Nhưng để hiểu rõ về bản chất của chỉ số PE, bạn cần biết cách nó được tính như thế nào. Rất đơn giản, tỷ lệ này là giá cổ phiếu chia cho thu nhập trên mỗi cổ phiếu. Con số kết quả cho bạn biết bạn đang trả bao nhiêu cho mỗi đô la mà công ty kiếm được.
Công thức tính là: Tỷ lệ P/E= Giá cổ phiếu/Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS)
Ví dụ: Công ty A có tỷ lệ P/E là 20, điều này có nghĩa là nhà đầu tư sẵn sàng trả 20 USD trên mỗi 1 USD thu nhập của công ty A.
Cách sử dụng chỉ số P/E trong chứng khoán
Chỉ số P/E thường được áp dụng bằng cách đặt nó lên bàn cân giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành; hoặc so sánh với chỉ số này ở trong quá khứ của cùng một công ty. Trường hợp bạn đang so sánh P/E của một vài công ty cùng lĩnh vực. Nếu doanh nghiệp có chi so PE thấp hơn đồng nghĩa doanh nghiệp được định giá thấp. Trường hợp bạn đang so sánh với dữ liệu về tỷ lệ P/E trong quá khứ; giá trị càng cao cho thấy nó đang được định giá ngày càng cao. Vì lẽ đó, nó có lẽ không còn là một món hời tốt.
Chỉ số PE trong quá khứ thường được sử dụng với S&P 500 khi thực hiện phân tích kỹ thuật về xu hướng và quyết định xem thị trường tổng thể đang được định giá cao hay thấp.
Ví dụ: So sánh tỷ lệ P/E của Tesla (NASDAQ: TSLA) so với các công ty trong ngành và so với thị trường nói chung.
Trong ví dụ trên, chúng ta có thể thấy rằng các nhà đầu tư sẵn sàng trả nhiều hơn cho mỗi thu nhập trên mỗi cổ phiếu cho TSLA, so với các nhà sản xuất ô tô khác của Hoa Kỳ. Nếu bạn xem Tesla như một công ty đầy hứa hẹn sẽ bùng nổ trong ngành công nghiệp ô tô; và sẽ tiếp tục chiếm thị phần từ các đối thủ cạnh tranh. Thì việc trả một mức giá cao hơn có thể hợp lý.
Chỉ số P/E bao nhiêu là tốt?
Cuối cùng, không có quy tắc nào để biết chỉ số P/E bao nhiều là tốt. Nhưng nhìn chung, nhiều nhà đầu tư dày dặn kinh nghiệm cho rằng tỷ lệ P/E thấp hơn sẽ tốt hơn. Một lần nữa, những tỷ lệ này thường được sử dụng theo nghĩa so sánh. Vì vậy điều tốt hay xấu thường phụ thuộc vào những gì bạn đang so sánh với nó.
Tuy nhiên, để cho bạn biết mức trung bình của thị trường là bao nhiêu; nhiều nhà đầu tư đã cho khoảng tốt nhất của P/E là 20 đến 25.
Tuy nhiên, chỉ số P/E cao hay thấp thì tốt không nhất thiết là điều bạn cần quan tâm. Chỉ số P/E cao hơn trung bình ngành có nghĩa là bạn đang trả nhiều hơn cho mỗi đô la thu nhập. Nhưng nó cũng ngụ ý rằng các nhà đầu tư đang mong đợi công ty tăng thu nhập nhanh hơn trong tương lai. Cho dù đó là so với các đối thủ cạnh tranh hoặc sự tăng trưởng trong quá khứ của chính nó.
Vì thế nếu bạn thích đầu tư vào cổ phiếu công ty lớn hơn, ít biến động hơn, bạn có thể sẵn sàng trả cho khoản đầu tư đắt hơn với tỷ lệ P/E cao hơn.
Có thể bạn quan tâm: Chỉ số Dow Jones Future
Mặt hạn chế của việc sử dụng tỷ lệ P/E
Chỉ số PE có vẻ như là một phép tính đơn giản; nhưng những gì được tính toán dựa trên thu nhập có thể sẽ phức tạp hơn. Thứ nhất, thu nhập được báo cáo bởi mỗi công ty và các thông lệ kế toán không giống nhau trên tổng thể. Cũng có khả năng một công ty đang tăng cao thu nhập bằng cách phá giá hoặc che giấu chi phí.
Đó là một phần lý do tại sao bạn có thể thấy tỷ lệ P/E một vài công ty chỉ nhỏ bằng một hạt muối. Một khía cạnh khác đó là với công ty có tỷ lệ P/E cao có thể lại có triển vọng tăng trưởng cao. Tỷ lệ này cao vì nó đang chi rất nhiều tiền để phát triển kinh doanh. Vì vậy, nó vẫn có thể trở thành một món hời tốt để đầu tư
Nói chung nếu chỉ dựa vào chỉ số P/E để đánh giá một doanh nghiệp hay một cổ phiếu có phải là món đầu tư tốt không thì chưa đủ. Bạn nên kết hợp với nhiều chỉ số khác như biểu đô thu nhập; doanh thu hoặc phương pháp phân tích cơ bản khác.
Kết luận
Mặc dù Chỉ số P/E không nên được sử dụng một mình để đánh giá một doanh nghiệp. Nó cũng không nên được sử dụng để so sánh các công ty thuộc các lĩnh vực khác nhau. Nhưng chỉ số PE có vai trò rất quan trọng; và cũng là cách nhanh nhất để giúp nhà đầu tư dễ dàng xác định giá trị của doanh nghiệp. Vì lẽ đó bạn cần hiểu chỉ số P/E trong chứng khoán là gì? và biết cách khai thác giá trị của nó. Đừng quá quan tâm tới chỉ số PE bao nhiêu là tốt? Bởi vì có lúc bạn sẽ muốn trả nhiều hơn cho mỗi 1 USD thu nhập nếu công ty đó lớn và có nhiều kỳ vọng trong tương lai.
Tổng hợp: Tienaogiatot.com