Giá thép tăng kỷ lục, thế giới có thể đối mặt với tình trạng khan hiếm hàng

Cả thế giới giờ đây đều đang tập trung vào tình hình xung đột giữa Nga-Ukraine. Bởi thực sự không chỉ người dân 2 nước này phải chịu tổn thương mà nền kinh tế thế giới cũng đang bị tác động cực kỳ trầm trọng. Đặc biệt là vấn đề giá khí đốt, dầu tăng cao liên tục nhiều phiên liên tiếp cùng với tình trạng khan hiếm nguồn cung vì lệnh cấm vận của EU với Nga. Tuy nhiên, có lẽ vì quá quan tâm đến giá dầu và khí đốt nên chúng ta không nhận ra giá thép cũng đã tăng 6 phiên liên tiếp.

Chưa nói tại Việt Nam, thì tại Châu Âu, giờ đầy thép thực sự là một loại hàng hóa xa xỉ với họ. Nhưng đây lại là loại vật liều cực kỳ quan trọng trong cả lĩnh vực xây dựng, sản xuất ô tô, đường sắt, đồ gia dụng,… Vấn đề về giá thép xây dựng tăng cao khủng khiếp đang là điều được lo ngại nhất tại nhiều quốc gia.

Tình hình giá thép trên thế giới

Theo dõi giá thép từ chuyên trang về vật liệu Kallanish cho biết; giá các loại thép tại Châu Âu đều có mức tăng rất cao. Giá thép cuộn cán nóng đã tăng đến mức kỷ lục của mọi thời đại và chạm 1.435 EURO/tấn (1.583 USD/tấn); tương đương tăng lên 10% (ghi nhận vào ngày 18/3). Giá thép thanh cũng ghi nhận đỉnh mới với 1.200 EURO/tấn. Nếu so sánh với giá thép ở thời điểm trước đại dịch Covid thì giá thép xây dựng đã tăng tới hơn 150-250%.

Nguồn cung thép có thể khan hiếm vì xung đột Nga-Ukraine
Nguồn cung thép có thể khan hiếm vì xung đột Nga-Ukraine

Nhiều chuyên gia còn dự báo rằng giá thép có thể còn tiếp tục tăng nữa. Nga là đất nước có sản lượng thép xuất khẩu đứng thứ 3 trên thế giới; đứng trước nó là Trung Quốc và Nhật Bản. Và Ukraine cũng thuộc top 8 quốc gia xuất khẩu thép nhiều nhất. Cho nên nếu tình hình xung đột Nga-Ukraine còn tiếp tục kéo dài thì e rằng nguồn cung thép cho thế giới sẽ bị gián đoạn. Đặc biệt là các lệnh trừng phạt của EU đối với Nga gần như trên mọi phương diện sẽ khiến tình trạng nghiêm trọng hơn.

Ảnh hưởng của giá thép tăng đối với thế giới

Vì thép của Nga cũng là một trong những mặt hàng bị Châu Âu áp lệnh trừng phạt. Hầu như các ông lớn trong lĩnh vực sản xuất thép tại Nga đều bị cấm. Trong khi quốc gia cung cấp thép lớn thứ 8 thế giới là Ukraine thì không thể tham gia sản xuất. Cho nên nguồn cung với thép trở nên cực kỳ khan hiếm. Vì lẽ đó mà nền kinh tế cả thế giới đang phải gánh chịu áp lực giá tăng cộng thêm cả tình trạng khan hiếm hàng.

Khả năng lạm phát và khan hiếm hàng

Một vấn đề đau đầu nhất bây giờ là đối với các ngân hàng trung ương; khi giá thép tăng quá cao có thể dẫn đến lạm phát. Đặc biệt các quốc gia Châu Âu không chỉ phải tìm giải pháp cho giá thép tăng; mà còn là vấn đề khan hiếm của mặt hàng này khi đặt lệnh trừng phạt vào Nga.

Nền kinh tế cả thế giới đang phải gánh chịu áp lực giá thép tăng cao
Nền kinh tế cả thế giới đang phải gánh chịu áp lực giá thép tăng cao

CEO của công ty thép Kaptan Metal cho biết họ sẽ tăng giá các đơn hàng lên khoảng 30%, tương đương 250$/tấn. Nguyên nhân là do thiếu nguyên liệu đầu và chi phí nguyên vật liệu sản xuất quá cao do xung đột leo thang và tác động đến giá năng lượng. Chi phí để sản xuất thép trung bình tại nhà máy đã tăng khoảng 20-25%.

Tình trạng khan hiếm trở nên đỉnh điểm hơn khi nhà máy sản xuất thép lớn nhất thế giới tại ukraine bị phá hủy do Nga tấn công vào cảng Mariupol.

Có thể bạn quan tâm: Giá phân bón tăng mạnh chưa từng có

Thiếu khí đốt để sản xuất thép tại Châu Âu

Theo thông tin trưởng bộ phận thép của Argus (cơ quan báo cáo giá); Ước tính có khoảng 1/3 sản lượng thép nhập khẩu vào EU là đến từ Nga và Ukraine; tương đường 10% nhu cầu thép nội địa. Đặc biệt với sản phẩm thép thanh; 3 nước Nga, Belarus và Ukraine cung cấp tới 60% tổng sản lượng cho Châu Âu. Đồng thời 3 nước này cũng chiếm thị phần lớn về thép tấm trong thị trường Châu Âu.

Tuy nhiên Châu Âu lại không thể chủ động nguồn cung thép cho mình. Nguyên nhân là vì ở đây, khoảng 40% sản lượng thép là được tạo ra bởi các lò điện hộ quang; đa phần là các nhà máy nhỏ. Thay vì sử dụng sắt và than, các nhà máy nhỏ này sẽ dùng một lượng điện khủng lồ để làm chảy sắt vụn. Nhưng mà vấn đề là nguồn năng lượng cũng bị phụ thuộc vào Nga. Giá khí đốt không chỉ tăng mà còn khan hiếm trầm trọng. Nó làm giá điện cũng tăng theo và thậm chí lên tới mức 500EUR/MWh; tăng gấp 10 lần so với trước đây. Giá tăng khiến các nhà máy tại Đức và Tây Ban Nha buộc phải đóng cửa; hay đổi sang làm vào ban đêm để giá điện rẻ hơn.

Giá thép xây dựng trong nước

Thép tăng cao liên tục trong 3 tháng đầu năm
Thép tăng cao liên tục trong 3 tháng đầu năm

Tại Việt Nam, chỉ trong 3 tháng đầu năm, giá thép xây dựng đã tăng tới 6 phiên liên tiếp. Các đơn vị sản xuất và kinh doanh thép giải thích lí do tăng giá là bởi giá phôi phép tăng khiến chi phí nguyên liệu đầu vào bị đẩy lên cao. Sau 6 phiên tăng giá, giá thép xây dựng từ nhiều thương hiệu trong nước tăng bình quân 2,45 triệu đồng/tấn.

Chia sẻ từ Hiệp Hội Thép tại Việt Nam – VSA; giá than mỡ luyện cốc tăng cao từ thời điểm cuối năm 2021 đã tác động lớn tới phí sản xuất. Hiện tại giá than mỡ luyện cốc từ cảng Australia đã tăng 235 USD/tấn; tức là giao dịch quanh mức 627 USD/tấn.

Có thể bạn quan tâm: Giá xăng dầu giảm nhẹ

Kết luận

Nhiều chuyên gia dự đoán giá thép xây dựng còn có thể tăng cao hơn nữa trong thời gian tới. Thậm chí có thể tăng tới 40% lên mức 2000 EUR/tấn. Tuy nhiên, thế giới không chỉ phải đối mặt với việc giá thép leo thang; mà còn là tình trạng khan hiếm hàng vì việc ngưng trệ sản xuất tại Châu Âu và Ukraine.

Tổng hợp: Tienaogiatot.com

Tiền Ảo Giá Tốt - Tin Tức, Kinh Nghiệm Đầu Tư CFD, Chứng Khoán, Coin