Tính Thanh khoản là một thông số quan trọng và có ý nghĩa lớn đối với các nhà đầu tư tài chính nói chung. Vậy tính thanh khoản là gì? Có thể bạn đã từng nghe người ta nói đến 2 cụm từ là thị trường thanh khoản hay tài sản thanh khoản. Khi người ta nhắc đến thị trường thanh khoản, nếu xét trong thị trường chứng khoán thì tức là khi bạn bán ra một cổ phiếu bằng với mức giá trên thị trường thì sẽ luôn có người sẵn sàng mua nó. Còn khi người ta nói đến tài sản thanh khoản thì có nghĩa là việc quy đổi tài sản này ra tiền mặt có thuận lợi không.
Nói đến đây có lẽ bạn còn mơ hồ, vì vậy hãy đọc bài viết sau để hiểu rõ hơn tính thanh khoản là gì? Ví dụ tính thanh khoản của cổ phiếu, làm sao để xác định được thị trường có thanh khoản không? Và ý nghĩa của thanh khoản trong phân tích thị trường.
Mục lục
Tính thanh khoản là gì?
Tính thanh khoản (Liquidity) là khái niệm được sử dụng với tần suất cực kỳ nhiều trong thị trường tài chính nói chung. Thuật ngữ này có thể được hiểu theo 2 chiều hướng.
- Lượng người mua và bán đối với tài sản đó đủ lớn để giao dịch được thực hiện dễ dàng. Các giao dịch theo giá thị trường, tức là không tác động đến giá.
- Khả năng tài sản đó có thể quy đổi thành tiền mặt khó hay dễ. Và ngược lại khả năng quy đổi từ tiền mặt sang tài sản đó.
=> Thị trường chứng khoán hiện nay thu hút rất đông nhà đầu tư với khối lượng giao dịch cực kỳ lớn. Có thể nói, nó có tính thanh khoản rất cao chỉ sau tiền mặt hay vàng.
Ý nghĩa của tính thanh khoản của cổ phiếu
Tính thanh khoản của cổ phiếu là yếu tố quan trọng trong phân tích kỹ thuật. Đặc biệt là đối với các trader thích giao dịch lướt sóng, ngắn hạn. Nó cho biết khả năng các nhà đầu tư có thể thu hồi như thế nào. Chẳng hạn khi thị trường đang có thanh khoản kém; bạn muốn bán cổ phiếu nhưng số lệnh mua với mức giá bạn đặt ra không có. Điều này buộc bạn phải bán cổ phiếu của mình với một mức giá thấp hơn để có người mua. Chính điều này khiến nhà đầu tư phải chịu lỗ.
Ví dụ tính thanh khoản của cổ phiếu:
Bạn đang sở hữu 100 cổ phiếu mã ABC, khi cổ phiếu ABC tăng và bạn muốn bán.
– Trường hợp 1: Thị trường có thanh khoản cao. Có nghĩa là có đủ số lệnh mua sẵn sàng mua cổ phiếu của bạn ở mức giá mà bạn muốn. Vì vậy, bạn có thể nhanh chóng bán cổ phiếu với mức giá trên. Trong tình huống này giao dịch không tác động gì tới giá chung.
– Trường hợp 2: Thị trường không thanh khoản hoặc thanh khoản thấp. Khi này sẽ không có đủ số lệnh mua sẵn sàng mua cổ phiếu của bạn ở mức giá mà bạn muốn. Vì vậy bạn có 2 lựa chọn tiếp:
- Hạ giá cổ phiếu xuống mức có lệnh mua
- Chờ đợi tới khi thị trường thanh khoản cao hơn
Nếu bạn chọn hạ giá cổ phiếu, quyết định này sẽ ảnh hưởng tới giá cổ phiếu ABC trên thị trường. Giao dịch của bạn có thể khiến thị trường lầm tưởng cầu cao và dẫn đến giá cổ phiếu tăng.
Có thể bạn quan tâm: Cổ phiếu Blue chip là gì?
Cách xác định tính thanh khoản của cổ phiếu
Để có thể đưa ra kết luận xem thị trường đang có tính thanh khoản cao hay thấp; bạn cần đánh giá 3 chỉ số sau:
- Khối lượng giao dịch trong 24 giờ.
- Độ chênh lệch giữa giá mua và bán
- Chiều sâu của thị trường (sổ lệnh)
Khối lượng giao dịch trong ngày
Đây chắc chắn là cách dễ dàng nhất cho các trader để nhận biết cổ phiếu có tính khoản cao hay thấp. Khối lượng giao dịch trong ngày được cập nhật liên tục và sẽ là nguồn data đáng tin cậy nhất để nhà đầu tư ra quyết định. Bạn có thể thấy rõ khi khối lượng giao dịch cao tức là có nhiều người mua và bán trên sàn. Việc bạn bán ra hay mua vào cổ phiếu này đều sẽ nhanh chóng hơn. Vì vậy khối lượng giao dịch trong ngày mà cao thì tính thanh khoản của cổ phiếu sẽ cao.
Chênh lệch trong giá mua và giá bán
Khi giá mua vào và giá bán ra chênh nhau quá lớn tức là thị trường đang có thanh khoản kém. Điều này xảy ra khi thị trường đang tăng mạnh hay giảm mạnh. Có nghĩa là cung hoặc cầu quá ít => số lệnh mua hoặc bán ít (thay vì giao dịch liên tục thì cổ phiếu này chỉ được giao dịch vài lần trong ngày) => tính thanh khoản kém. Những lúc như thế này thường giá cổ phiếu sẽ bị biến động lớn và rủi ro cao hơn cho nhà đầu tư.
Có thể bạn quan tâm: NAV trong chứng khoán là gì?
Chiều sâu của thị trường (sổ lệnh)
Sổ lệnh là danh sách điện tử tổng hợp thông tin về lệnh mua, lệnh bán, giá và số lượng lệnh. Sổ lệnh sẽ được update liên tục theo thời gian thực. Thông qua sổ lệnh, chúng ta dễ dàng biết được số lượng lệnh mua và lệnh bán tại một mức giá cụ thể. Đây chính là độ sâu thị trường, tất cả đều được thể hiện một cách công khai. Qua bảng dữ liệu này có thể đánh giá được độ minh bạch của sàn. Đồng thời qua đây bạn sẽ cũng đánh giá được tính thanh khoản của thị trường như thế nào.
Hầu hết các sàn giao dịch hiện này đều sẽ công khai sổ lệnh và cho phép nhà đầu tư truy cập miễn phí. Việc của bạn chỉ cần xem số lượng lệnh giao dịch nhiều hay ít. Nếu chỉ có lệnh ở mức giá thấp, nó có nghĩa là thị trường đang có tính thanh khoản thấp. Bạn không nên giao giao dịch vì rủi ro sẽ rất cao.
Tổng kết
Tính thanh khoản là một trong các yếu tố cần thiết khi nhà đầu tư phân tích và đưa ra quyết định. Khi biết được độ thanh khoản của thị trường bạn sẽ dễ dàng ra quyết định nên gia nhập hay thoát thị trường hơn. Ngoài ra khi thị trường thanh khoản tốt, nhà đầu tư sẽ có lợi hơn.
- Thị trường ổn định
- Giảm thiểu thua lỗ
- Thời gian giao dịch nhanh chóng
- Tăng độ chính xác của phân tích kỹ thuật
Trên đây là thông tin mình tổng hợp được để chia sẻ với các bạn về tính thanh khoản là gì và cách xác định thanh khoản của cổ phiếu như thế nào. Hy vọng, nó sẽ giúp ích được cho các bạn trong quá trình đầu tư.
Tổng hợp: Tienaogiatot.com