TA trong chứng khoán là gì? Đây là câu hỏi được rất nhiều trader mới tìm kiếm khi vừa tìm hiểu về đầu tư. Nó là từ viết tắt của một thuật ngữ cực kỳ quan trọng để giúp bạn xác định có nên đầu tư vào một cổ phiếu này không; nếu đầu tư thì nên vào lệnh và chốt lời lúc nào? Thuật ngữ đó chính là Technical analysis – phân tích kỹ thuật. Phạm vi kiến thức xung quanh TA cực kỳ rộng bao gồm nhiều trường phái và phương pháp khác nhau. Mỗi trường phái lại là tập hợp của nhiều mô hình cụ thể để ứng dụng vào phân tích thị trường.
Sẽ rất khó nếu trong một sớm một chiều bạn muốn nắm rõ mọi thứ về TA. Cho nên hãy bắt đầu từ những điều đơn giản và cơ bản nhất. Hiểu rõ TA trong chứng khoán là gì? Phân biệt TA và FA trong chứng khoán và biết qua các trường phái phân tích kỹ thuật thịnh hành nhất trong bài viết này!
Mục lục
TA trong chứng khoán là gì?
TA là viết tắt của cụm từ Technical analysis có nghĩa là phân tích kỹ thuật. TA trong chứng khoán là dựa trên các dữ liệu giá, khối lượng giao dịch của chứng khoán trong quá khứ để dự đoán giá của nó trong tương lai. Từ đó có thể tìm ra các mức giá để vào lệnh và thoát lệnh tốt nhất.
Phân tích kỹ thuật chủ yếu là để phân tích tâm lý của các nhà đầu tư trên thị trường; xem xét cung và cầu đối với một mã cổ phiếu ở từng thời điểm ra sao. Nó chủ yếu được ứng dụng bởi các nhà đầu tư thích phong cách giao dịch trong ngắn hạn hơn.
Các trường phái TA trong chứng khoán là gì?
Có rất nhiều trường phái phân tích kỹ thuật (TA) khác nhau được hình thành và phát triển từ hàng thập kỷ trước. Tuy nhiên, trong số đó có một vài trường phái cực kỳ phổ biến được nhiều nhà đầu tư ứng dụng trong phân tích giao dịch thông thường.
Mô hình nến Nhật
Các ứng dụng giao dịch đều có sẵn nhiều loại biểu đồ giá. Tuy nhiên biểu đồ giá có hình nến Nhật là loại được đa số trader sử dụng nhiều nhất. Về cơ bản nó gồm 2 loại nến là nến xanh (tăng) và nến đỏ (giảm). Một cây nến có cấu tạo gồm phần thân nến và phần bóng nến cho bạn biết giá mở cửa (Open), giá đóng cửa (Close), giá cao nhất (High) và giá thấp nhất (Low). Bạn nhìn hình sau để có thể hiểu cách đọc nến.
Có nhiều mô hình nến Nhật khác nhau dựa trên sự biến dạng của nến Nhật. Sự thay đổi độ dài bóng nến, thân nến thể hiện sức mạnh của phe mua và phe bán trên thị trường. Bạn có thể dựa vào đây để phán đoán các hướng đi tiếp theo của giá.
Nguyên lý sóng Elliott
Sóng elliott có cấu trúc của các mẫu sóng lặp lại nhau được trader sử dụng để phân tích các chu kỳ trên thị trường. Từ đó dự báo được xu hướng thị trường nhờ vào việc xác định được các thái cực trong tâm lý của nhà đầu tư, các điểm cao hay thấp cũng như yếu tố tập thể.
Lý thuyết Dow
Lý thuyết Dow là một trong những phương pháp nền tảng để phát triển ra các phương pháp phân tích kỹ thuật ngày nay. Lý thuyết này cho biết các biến động chung của thị trường hoặc một cổ phiếu nhất định. Dựa vào 6 nguyên lý của lý thuyết Dow, nhà đầu tư có thể giải thích được xu hướng hiện tại và củng cố quyết định đầu tư của mình
Đường xu hướng
Đường xu hướng (Trendline) thường là đường thẳng nối các đáy hoặc các đỉnh trong đồ thị giá trong một khoảng thời gian cụ thể. Đường xu hướng không chỉ là công cụ hữu ích để bạn xác định điểm vào lệnh, thoát lệnh mà còn là điều kiện cần trong các mô hình giá để xác định điểm breakout trước khi đảo chiều hay tiếp diễn xu hướng.
FA trong chứng khoán là gì?
FA là viết tắt của Fundamental analysis dịch ra có nghĩa là phân tích cơ bản. Đây là một trong 2 phương pháp chính để phân tích một mã chứng khoán nên mua, nên giữ hay nên bán. FA giúp nhà đầu tư đo lường giá trị bên trong hay nội tại của doanh nghiệp. Phân tích cơ bản bao gồm nghiên cứu về yếu tố vĩ mô của nền kinh tế nói chung cho đến khả năng phát triển của ngành, các vấn đề vi mô liên quan đến tình hình phát triển của công ty.
Có thể bạn quan tâm: Phần mềm phân tích TA, FA miễn phí – Cophieu68
Cách kết hợp FA và TA trong chứng khoán là gì?
FA giúp nhà đầu tư nắm được tình hình phát triển của doanh nghiệp, dự đoán khả năng tăng trưởng trong tương lai.
TA lại giúp nhà giao dịch nắm bắt tâm lý, hành vi của các phe giao dịch trên thị trường. Dựa vào lịch sử về giá để tìm ra điểm mua vào, bán ra tốt nhất.
TA và FA không hề xung đột và thậm chí đang bổ sung cho nhau. Các “cá mập” trên thị trờng đều tuân theo nguyên tác “Đánh giá cổ phiếu bằng FA và giao dịch bằng TA”. Cách kết hợp ra sao?
Phân tích cơ bản (FA) | Phân tích kỹ thuật (TA) | Hành vi của nhà đầu tư |
Tốt | Tốt | Tiếp tục giữ cổ phiếu |
Tốt | Quá cao | Cấn nhắc bán ra |
Tốt | Xấu, thấp | Cân nhắc mua vào |
Xấu | Tốt hoặc quá cao | Cân nhắc bán ra |
Xấu | Xấu | Bán ra bằng mọi giá |
Bạn cần hiểu rõ bản chất FA cho bạn đánh giá được giá trị thực sự của một doanh nghiệp. Dựa vào đó, nếu bạn thấy TA trên thị trường quá cao vượt qua giá trị thực thì lúc này giữ cổ phiếu cũng giống như đang đầu cơ. Bạn nên cân nhắc bán ra vì sớm muộn giá cũng sẽ quay về đúng giá trị thực sự của nó.
Kết luận
Vậy là mình đã tóm lượt một cách đơn giản nhất về TA trong chứng khoán là gì? Các trường phái phân tích kỹ thuật được sử dụng nhiều nhất bạn nên bắt đầu tìm hiểu. Đồng thời mình có đề cập đến FA trong chứng khoán là gì? Cách kết hợp giữa FA và TA. Hy vọng qua bài viết bạn đã có thể nắm được một cách tổng quan nhất về các loại phân tích trong đầu tư. Một lần nữa phân tích kỹ thuật và cơ bản (TA và FA) là một phạm trù rất rộng. Vì vậy đừng nôn nóng, hãy bắt đầu từ những thứ đơn giản, được mọi người ứng dụng nhiều nhất rồi hãy đến những điều phức tạp, nâng cao hơn.
Tổng hợp: Tienaogiatot.com