Poloniex trước đây là một sàn giao dịch crypto có quy mô toàn cầu khá nổi tiếng. Tuy nhiên những năm gần đây với sự ra đời của hàng loạt các sàn tiền ảo có ưu thế cạnh tranh vượt trội như Binance, Coinbase,… Dần dần sàn Poloniex đã bị đẩy lại phía sau. Tuy nhiên, đây vẫn là một sàn giao dịch có nhiều điểm hấp dẫn với hơn 200 cặp tiền khác nhau được giao dịch. Ngoài ra, bạn còn có thể cho vay tiền điện tử của mình để kiếm lời. Bên cạnh đó, chi phí giao dịch thấp và chiết khấu cũng cực kỳ cao. Vậy lí do gì lại khiến sàn giao dịch này bị lãng quên và mất dần vị thế? Hãy cùng tienaogiatot tìm hiểu sàn Poloniex là gì? Ưu và nhược điểm của nó trong bài viết hôm nay nhé!
Mục lục
Sàn Poloniex là gì?
Sàn Poloniex là sàn giao dịch tiền điện tử được cung cấp tại nhiều quốc, do Tristan D’Agosta thành lập từ năm 2014. Sàn cung cấp rất nhiều sản phẩm với 200 cặp tiền giao ngay và 25 cặp ký quỹ; ngoài ra còn có thể cho vay Bitcoin, USDT, USDC cùng khoảng 10 đồng coin phổ biến khác để kiếm lời.
Tuy nhiên, quá trình phát triển của sàn Poloniex lại khá nhiều biến động. Năm 2018, sàn được mua lại bởi Circle; đây là một công ty lĩnh vực thanh toán trực tuyến. Sau cùng lại được mua lại bởi một nhóm các nhà đầu tư trong đó có Justin Sun (TRON.network).
Ban đầu sàn được đăng ký tại Hoa Kỳ, nhưng sau đó lại chuyển đến Bermuda nhằm tránh các quy định khó khăn với việc phát triển tiền điện tử tại đây. Đến hiện tại Poloniex có thể hỗ trợ giao dịch ở hầu hết các nước trên thế giới nhưng lại không hỗ trợ Hoa Kỳ.
Các tài sản được giao dịch trên sàn Poloniex
So với số lượng coin trung bình mà các sàn tiền ảo cung cấp để giao dịch thì Poloniex thuộc một trong các sàn crypto cung cấp nhiều loại tiền để giao dịch. Cụ thể là khoảng 204 cặp tiền điện tử; trong đó sẵn có các đồng coin đáng giá nhất hiện nay như Bitcoin (BTC), Ripple (XRP), Ethereum (ETH), Polkadot (DOT), Shiba Inu (SHIB), Tron (TRX),… Ngoài ra, số lượng tiền điện tử còn được cập nhật thêm lên sàn liên tục. Bạn có thể xem đầy đủ tại link: https://poloniex.com/assets/
Theo như giới thiệu ban đầu, một trong những chủ sở hữu của sàn Poloniex là Justin Sun (Người sáng lập TRON.network). Vì lẽ đó, sàn Poloniex cung cấp đồng TRON (TRX) trong hầu hết các cặp giao dịch. Tuy nhiên một vài đồng coin được giao dịch nhiều như Solana (SOL) hay Fetch.ai (FET) không có mặt trên sàn.
Một điểm khác so với các sàn tiền ảo hiện nay nữa là Poloniex còn cung cấp cho nhà đầu tư dịch vụ cho vay tiền ảo của mình. Các đồng tiền ảo có thể cho vay là BTC hay USDC, USDT,… (Khoảng 15 loại tiền điện tử). Nhờ đó bạn có thể kiếm tiền lãi thay vì chỉ giữ nó.
Chi phí giao dịch trên sàn Poloniex
Sàn giao dịch Poloniex là một trong các sàn có mức phí giao dịch thấp nhất hiện nay. Tuy nhiên, sàn lại không hỗ trợ tiền pháp định. Điều này có nghĩa là nhà đầu tư muốn giao dịch trên sàn phải có tài khoản ở sàn khác đã có ví sẵn. Hoặc sàn cũng có liên kết với bên thứ 3 là Simplex; bạn sẽ mua coin bằng tiền pháp định thông qua đơn vị này. Tuy nhiên mức phí mà Simplex tính thực sự là khá cao tới 3,5% hoặc 10$ nếu nộp tiền qua thẻ. Cho nên lời khuyên là bạn mở tài khoản sàn khác để mua coin. Bởi có rất nhiều sàn có mức phí tốt để giao dịch cho bạn lựa chọn.
Phí giao dịch
Sàn Poloniex có chiết khấu cho các lệnh giao dịch với khối lượng lớn. Nếu sử dụng TRX coin thì phí sẽ được ưu đãi hơn nữa. Cụ thể bạn tham khảo biểu phí của sàn Poloniex sau:
Lever | Khối lượng giao dịch (30 ngày) | Số dư TRX trong tài khoản | Mức phí cho Maker/Taker | Phí với TRX Maker/Taker |
1 | <50K $ | <49$ | 0.1450%/0.1550% | 0.1015%/0.1085% |
2 | <50K $ | >49$ | 0.1150%/0.1250% | 0.0805%/0.0875% |
3 | 50K $ – 1 triệu $ | N/A | 0.1050%/0.1200% | 0.0735%/0.0840% |
4 | 1 triệu $ – 10 triệu $ | N/A | 0.0700%/0.1150% | 0.0490%/0.0805% |
5 | 10 triệu $ – 50 triệu $ | N/A | 0.0500%/0.1100% | 0.0350%/0.0770% |
6 | >50 triệu $ | N/A | 0.0200%/0.1000% | 0.0140%/0.0700% |
Poloniex Plus Bạc | BẠC | N/A | 0.0000%/0.0600% | 0.0000%/0.0420% |
Poloniex Plus vàng | VÀNG | N/A | 0.0000%/0.0400% | 0.0000%/0.0280% |
=> Nhìn chung phí giao dịch trên sàn Poloniex là rất cạnh tranh chỉ cao hơn một chút so với sàn Binance, Kraken. Nhưng thấp hơn hầu hết các sàn như sàn Coinbase, sàn Bittrex hay sàn MXC,…
Phí nạp và rút tiền
Tại sàn Poloniex , bạn được miễn phí hoàn toàn khi nạp tiền nhưng rút thì bị tính phí. Phí còn tùy thuộc vào loại coin hay token bạn rút.
Phí khác
Nếu bạn sử dụng dịch vụ lending thì sẽ phải trả phí bằng 15% lợi nhuận của bạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể thử chơi Futures với mức phí cho Maker và taker lần lượt là 0.01% và 0.075%.
Cách mở tài khoản tại sàn Poloniex
Bạn có thể mở tài khoản online cực kỳ dễ dàng với chỉ đăng ký email và password. Sau đó xác minh lại trong email là được. Lưu ý thêm là bạn phải trên 18 tuổi và không ở trong khu vực bị cấm giao dịch tại sàn. Việt Nam không nằm trong trong các quốc gia bị cấm nên bạn có thể yên tâm về phần này. Sau khi đăng ký sàn sẽ yêu cầu bạn xác minh 2FA. Phân này bạn có thể xác minh hoặc không, nếu xác minh bạn được rút tiền nhiều hơn và tham gia giao dịch ký quỹ.
Tài khoản cấp độ I: Chưa xác minh 2FA mà mới chỉ xác minh qua email. Bạn được rút tối đa 10.000$/ngày. Không được tham gia vào các giao dịch ký quỹ
Tài khoản cấp độ II: Đã xác minh 2FA (giấy tờ tùy thân, bằng chứng địa chỉ như hóa đơn điện nước). Sau khi xác minh bạn có thể rút tối đa lên đến 500.000$/ngày hoặc tới 1 triệu $/ngày. Đồng thời bạn còn có thể tham giá vào những giao dịch ký quỹ và dịch vụ hỗ trợ khách hàng nhanh.
Tính bảo mật và độ an toàn của sàn
Sàn giao dịch Poloniex cung cấp một số tính năng bảo mật bao gồm: Xác thực 2 yêu tố; theo dõi lịch sử phiên để biết các thiết bị đăng nhập; Gửi email thông báo đóng băng tài khoản đến bạn nếu có IP lạ truy cập vào tài khoản; Tạo mật khẩu khôi phục với 16 số.
Sàn Poloniex có từng bị hack chưa? Có. Sàn đã bị hacker tấn công một lần vào năm 2014. Lúc đó sàn bị đánh cắp tới 12% lượng BTC của khách hàng. Tuy nhiên, sau đó sàn đã hoàn trả số tiền này cho khách hàng. Cùng với đó là nhiều biện pháp bổ sung khác để tăng tính bảo mật.
Sàn Poloniex có lừa đảo không? Đối với các sàn tiền ảo thì rất khó đánh giá nó có lừa đảo hay không vì đa số đều không có giấy phép như sàn chứng khoán hay forex. Tuy nhiên, theo mình thì sàn không lừa đảo bởi cách xử lý của sàn khi bị hacker tấn công rất tốt. Khả năng bảo mật của sàn cũng được cải thiện rất nhiều từ sau vụ tấn công. Điều này cũng cho thấy sự nỗ lực của những người phát triển để xây dựng sàn Poloniex. Bên cạnh đó, một trong những người sở hữu Poloniex là Justin Sun. Một người có uy tín rất lớn trên thị trường tiền điện tử nói chung.
Kết luận
Mặc dù sàn có khá nhiều ưu điểm và đúng là chi phí rất rẻ. Nhưng khi đánh giá qua rất nhiều sàn tiền ảo thì mình cảm thấy có rất nhiều sàn có thể cung cấp điều kiện giao dịch tốt hơn. Khá là bất tiện khi bạn không thể nạp hay rút tiền bằng tiền pháp định mà phải thông qua trung gian của sàn. Dù quy trình mở tài khoản rất nhanh nhưng lại không có nhiều loại tài khoản cho bạn lựa chọn.
Ngoài ra, sàn cũng gặp phải rất nhiều phàn nàn từ khách hành nước ngoài. Chủ yếu là do tài khoản bị mất quyền truy cập và bị khóa, họ không thể rút tiền từ tài khoản của mình. Mặc dù có thể yêu cầu hỗ trợ nhưng phải qua biểu mẫu và bị ứ động quá nhiều nên phải chờ rất rất lâu để được giúp đỡ. Cho nên lời khuyên của mình là bạn chỉ nên mở tài khoản sàn Poloniex như một tài khoản phụ để trải nghiệm thêm các sản phẩm giao dịch tại sàn.
Vậy là mình đã chia sẻ tất tần tật các thông tin mà mình tổng hợp được về sàn giao dịch Poloniex. Hy vọng bạn đã hiểu được sàn Poloniex là gì? Ưu và nhược điểm của nó trong bài viết hôm nay. Chúc bạn giao dịch thành công!
Tổng hợp: Tienaogiatot.com