Chỉ số RSI là một công cụ cực kỳ quan trọng trong phân tích kỹ thuật. Cách đơn giản nhất để bạn sử dụng chỉ báo RSI đó là dựa trên điểm quá mua và quá bán 30-70. Ngoài ra, có một cách sử dụng chỉ số RSI để xác định xu hướng đảo chiều và tiếp diễn cực kỳ hiệu quả nữa là phân kỳ RSI. Vậy RSI phân kỳ là gì? Cách xác định phân kỳ RSI và giao dịch ra sao? Hãy cùng Tienaogiatot tìm hiểu chi tiết về tín hiệu giao dịch cực kỳ hiệu quả này trong bài viết hôm nay.
Mục lục
RSI phân kỳ là gì?
Phân kỳ RSI là gì? Phân kỳ RSI hiểu đơn giản là giá biến động theo hướng ngược lại với chỉ báo.
- Hiện tượng phân kỳ RSI dương: Giá giảm với đáy sau thấp hơn đáy trước >< RSI có đáy sau cao hơn đáy trước.
- Hiện tượng phân kỳ RSI âm: Giá tăng với đỉnh sau cao hơn đỉnh trước >< RSI có đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước.
=> Cả 2 hiện tượng này đều là dấu hiệu của thị trường sắp đảo chiều. Vì vậy bạn có thể tận dụng hiện này để tiến hành giao dịch. Lưu ý rằng hiện tượng phân kỳ xuất hiện chỉ cho thấy xu hướng hiện tại đang yếu đi không chắc chắn là sẽ đảo chiều. Vì vậy nếu thị trường có thể đảo chiều thành giảm thì bạn nên dừng mua thêm và ngược lại nếu có thể đảo chiều thành tăng thì bạn nên mua theo kiểu thăm dò, sau đó chờ tín hiệu tích cực hơn từ giá rồi hãy mua nhiều.
Cách giao dịch với phân kỳ RSI
Khi giá và RSI đi theo các hướng ngược nhau sẽ tạo ra rất nhiều tình huống có thể xảy ra. Vì vậy người ta chia phân kỳ RSI thành 2 loại chính. Đó là:
- Phân kỳ thông thường (regular diᴠergence): Dùng để dự đoán xu hướng đảo chiều.
- Phân kỳ ẩn (kín) (hidden diᴠergence): Dùng đẻ dự báo xu hướng tiếp diễn.
Phân kỳ thông thường trong khi giá tăng và giảm sẽ cần có các chiến lược giao dịch khác nhau. Tương tự phân kỳ ẩn khi giá tăng và giảm cũng khác nhau. Vì thế chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể cách giao dịch trong từng trường hợp cụ thể.
Phân kỳ thường tăng giá (dương)
Phân kỳ dương sẽ là tín hiệu dự báo cho thị trường có khả năng đảo chiều từ giảm thằng tăng. Cho nên điều đầu tiên bạn cần quan tâm đó thị trường đang trong xu hướng giảm. Dấu hiệu tiếp theo đó là diễn biến của giá và RSI:
- Giá giảm tạo ra các đáy sau thấp hơn đáy trước (đáy thấp dần)
- RSI sẽ cao dần lên tạo ra các đáy sau cao hơn đáy trước.
Giải thích: RSI là một chỉ báo động lượng cho thấy sức mạnh của xu hướng. Giá giảm sâu hơn nhưng RSI lại tăng cho thấy xu hướng giảm đã bắt đầu yếu đi. Điều này là dấu hiệu tích cực cho việc đảo chiều đã tiến gần.
Phân kỳ thường dương là một tín hiệu dự báo sự khởi đầu của xu hướng mới. Tuy nhiên có 2 vấn đề; thứ nhất khả năng đảo chiều không phải là chắc chắn; thứ hai là rất khó để xác định điểm vào lệnh chỉ với phân kỳ RSI. Cho nên bạn cần chờ có tín hiệu khác từ price action để xác nhận.
Phân kỳ thường giảm giá (âm)
Ngược lại với phân kỳ thường tăng, thì phân kỳ thường giảm sẽ dự báo xu hướng thị trường đảo chiều thành giảm. Cho nên điều kiện đầu tiên là giá đang trong xu hướng tăng. Kết hợp với các tín hiệu như:
- Giá tăng dần tạo các đỉnh sau cao hơn đỉnh trước.
- RSI thấp dần tạo các đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước.
Giải thích: Khi giá vẫn đang tăng nhưng chỉ số RSI lại giảm dần, điều này có nghĩa là sức mạnh tăng giá đã suy yếu. Có nghĩa là xu hướng ngược lại của tăng giá là giảm giá sẽ sớm xuất hiện. Tuy nhiên tương tự như trên, bạn cũng cần kết hợp thêm các tín hiệu price action khác xác nhận để tiến hành vào lệnh.
Phân kỳ ẩn RSI tăng giá
Phân kỳ ẩn RSI tăng là tín hiệu cho thấy xu hướng thị trường sẽ tiếp diễn tăng. Nó rất dễ nhầm lẫn với phân kỳ thường giảm tuy nhiên kết quả lại khác hoàn toàn. Ban đầu giá cũng đang trong xu hướng tăng, với các dấu hiệu là:
- Giá cao dần với các đáy sau cao hơn đáy trước
- RSI thấp dần với các đáy sau thấp hơn đỉnh trước.
Phân kỳ ẩn RSI giảm giá
Phân kỳ ẩn RSI giảm là một dấu hiệu cho biết xu hướng thị trường sẽ tiếp diễn xu như hiện tại. Nó rất dễ nhầm lẫn với phân kỳ thường tăng tuy nhiên kết quả lại khác hoàn toàn. Ban đầu giá cũng đang trong xu hướng giảm, với các dấu hiệu là:
- Giá thấp dần với các đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước
- RSI cao dần với các đỉnh sau cao hơn đỉnh trước.
Các tín hiệu theo phân kỳ ẩn thường cho xác suất cao hơn so với phân kỳ thường thường. Vì vậy khi giao dịch với tín hiệu phân kỳ ẩn; bạn kết hợp với tín hiệu của price action như đường trendline, mô hình nến Nhật, mô hình giá, vùng hỗ trợ và kháng cự. thì độ tin cậy sẽ rất tốt.
Mẹo: Để dễ nhớ bạn có thể xem xét khi đỉnh của giá và RSI ngược nhau thì xu hướng tiếp theo sẽ là giảm. Khi đáy của giá và RSI ngược nhau thì xu hướng tiếp theo sẽ là tăng.
Lưu ý giao dịch với phân kỳ RSI
Như mình đã nói, phân kỳ RSI là một tín hiệu đảo chiều hoặc tiếp diễn có độ chính xác tương đối. Về cơ bản RSI đi ngược lại với giá để thể hiện rằng xu hướng tăng hay giảm đang yếu đi. Giai đoạn thường là lúc mà phe mua và phe bán đang giằng co. Tuy nhiên, nó chưa đủ sức nặng để kết luận chắc chắn ai sẽ giành chiến thắng cuối cùng. Vì vậy bạn cần phải kết hợp thêm nhiều tín hiệu khác để xác nhận xu hướng và vào lệnh hợp lý.
– Phân kỳ RSI đi ngang qua vùng quá mua hoặc quá bán thì sẽ cho tín hiệu mạnh hơn.
– Cần chờ các hành động giá để xác nhận xu hướng.
– Luôn luôn kết hợp với lệnh stop loss để hạn chế rủi ro. Điểm stop loss tốt nên đặt ở gần với mốc giá đảo chiều. Tuy nhiên, hãy đặt xa một chút để tránh đợt Pullpack có thể quay lại.
Kết luận
Phân kỳ RSI là một tín hiệu tốt để bạn sớm nắm bắt một cơ hội giao dịch mới. Tuy nhiên nó cần được sử dụng kết hợp với chỉ báo khác hoặc price action. Có rất nhiều trường hợp mà tín hiệu phân kỳ RSI đã xuất hiện nhưng thị trường không đảo chiều ngay sau đó. Tiếp theo nó xuất hiện thêm 1,2 tình huống phân kỳ tương tự rồi mới đảo chiều.
Vậy thì nếu đặt lệnh có stop loss thì khả năng cao sẽ bị hit stop loss ngay. Còn nếu đánh không stop loss thì cháy tài khoản đang chờ bạn ở một nơi không xa. Vì vậy hãy chờ một tín hiệu phân kỳ rõ ràng cộng với một mô hình đáng tín cậy xác nhận rồi hãy vào lệnh.
Ok! Vậy là mình đã chia sẻ với các bạn một cách cơ bản RSI phân kỳ là gì? Cách giao dịch với các tình huống phân kỳ thường và phân kỳ ẩn RSI. Chúc các bạn áp dụng thành công tín hiệu giao dịch này nhé!
Tổng hợp: Tienaogiatot.com