Các trader giao dịch trong ngày thường phải dành rất nhiều thời gian với các phương pháp phân tích kỹ thuật. Kết hợp cùng lúc nhiều phương pháp giao dịch giúp cho việc đưa ra quyết định chính xác hơn. Và Điểm Pivot (Pivot points) là một trong những phương pháp kỹ thuật quan trọng nhất.
Vậy Điểm Pivot là gì? Đây là một công cụ hỗ trợ nhà đầu tư trong việc xác định xu hướng thị trường tại nhiều mốc thời gian khác nhau. Pivot được tính toán dựa trên giá trị trung bình của giá cao, thấp, đóng cửa của phiên hôm trước. Nếu giao dịch của hôm nay nằm dưới Pivot points thì có nghĩa là tâm lý giảm giá đang diễn ra. Ngược lại nếu nằm trên PP thì tâm lý hiện tại là tăng giá.
Không chỉ dự đoán xu hướng mà Pivot points còn giúp nhà đầu tư tìm ra các mức hỗ trợ, kháng cự. Từ đó dự báo được hướng di chuyển tiếp theo của thị trường. Nếu bạn là một nhà đầu tư thường xuyên giao dịch trong ngày thì nhất định đừng bỏ qua công cụ này! Hãy cùng Tienaogiatot tìm hiểu điểm pivot là gì? Làm sao để giao dịch với Pivot points thành công nhé!
Mục lục
Điểm Pivot là gì?
Pivot points (PP) hay điểm Pivot là một chỉ báo phân tích kỹ thuật được sử dụng để xác định các mức hỗ trợ và kháng cự. Điểm Pivot được tính dựa trên Dữ liệu OHLC (Mở, Cao, Thấp và Đóng). Điểm Pivot trong ngày hôm nay thì dựa trên dữ liệu OHLC của ngày hôm trước.
Nếu thị trường trong khoảng thời gian tiếp theo giao dịch trên Pivot points, nó thường được đánh giá là tâm lý tăng giá, trong khi giao dịch dưới Pivot points được coi là giảm. Điểm Pivot là phương pháp phân tích kỹ thuật có thể áp dụng cho các giao dịch trong ngày dối với cả thị trường chứng khoán, hợp đồng tương lai và hàng hóa.
Cấu tạo của Pivot points:
Pivot points là các mức hỗ trợ, kháng cự được tính dựa trên giá OHLC (Open – High – Low – Close) của phiên giao dịch hôm trước. Nó gồm các đường PP, R2, R2, R3, S1, S2, S3 song song nhau. Trong đó PP là Pivot points; R2, R2, R3 là các mức kháng cự; S1, S2, S3 là các mức hỗ trợ.
Lí do bạn nên sử dụng điểm Pivot là gì?
Có 5 lí do mà các trader theo đuổi chiến lược day-trading rất thích kỹ thuật Pivot points, đó là:
- Duy nhất cho day-trading: Thông thường điểm pivot sẽ dựa trên dữ liệu phiên giao dịch trước và áp dụng cho ngày hiện tại.
- Khung thời gian ngắn: Nếu sử dụng khung D1 hay M1 thì sẽ rất ít nến cho nên tốt nhất bạn nên sử dụng khung M1, M2, M5,… để phân tích
- Độ chính xác cao: Là một trader chuyên nghiệp chắc chắn bạn hiểu rõ mức hỗ trợ và kháng cự rất quan trọng trong phân tích kỹ thuật
- Tập hợp nhiều dữ liệu: Cấu tạo của Pivot cung cấp tới 7 cấp độ giao dịch vì vậy sẽ có rất nhiều tín hiệu giao dịch.
- Dễ sử dụng: Cách tính ra PP và các mức hỗ trợ, kháng cự không khó. Tuy nhiên bạn cũng chỉ cần biết chứ không cần tự tính vì các nền tảng hiện nay đều có thể tích hợp Pivot points và chỉ mất vài thao tác để mở chỉ báo này ra.
Bên cạnh các ưu điểm trên thì Điểm Pivot cũng có nhiều hạn chế như:
- Nếu giá High là Low quá gần nhau thì có thể cho tín hiệu giao dịch giả.
- Nếu khoảng cách giữa giá High và Low quá rộng thì lại khó có thể cho tín hiệu giao dịch ở phiên sau.
- Nếu chênh lệch giữa mức hỗ trợ và kháng cự biến động lớn thì khó tìm ra điểm stop loss. Việc sử dụng điểm Pivot để cắt lỗ thường sẽ không tuân theo tỷ lệ R:R cho phép.
Cách tính điểm PP
Việc tính Pivot points hàng ngày hay mỗi phiên sẽ phải dựa trên 3 giá trị: giá cao nhất (high) – giá thấp nhất (low) – giá đóng cửa (close). Như định nghĩa Pivot là gì ở trên sẽ có 7 đường trục song song với nhau. Bạn sẽ cần tính giá trị của đường trục cơ bản (PP), 3 mức trục quay kháng cự (Resitence – R) là R1, R2, R3 và 3 mức trục quay hỗ trợ (Support- S) là S1, S2, S3.
Công thức tính đường trục cơ bản – PP:
Pivot Point (PP) = [High (phiên trước) + Low (phiên trước) + Close (phiên trước)] / 3
Tính mức hỗ trợ (S) và kháng cự (R) :
R1 = (2 x PP ) – Low (phiên trước)
S1 = (2 x PP) – High (phiên trước)
R2 = PP + (High – Low)
S2 = PP – (High – Low)
R3 = High + 2 x (PP – Low)
S3 = Low – 2 x (High – PP)
Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp 40 mô hình nến đảo chiều
Cách thêm chỉ báo Pivot Points vào MT4
Thông thường các chỉ báo PTKT thường được tích hợp sẵn trong nền tảng giao dịch và bạn chỉ cần vào mục Indicators để bật nó lên. Tuy nhiên với chỉ báo PP thì phức tạp hơn một chút. Bạn cần phải tải Pivot points từ internet và cài đặt nó vào phần mềm giao dịch của mình. Nhưng đừng quá lo lắng, việc cài đặt cũng đơn giản thôi!
- Tải xuống PP từ Internet
Search từ khóa “Download Pivot points cho MT4”để tìm kiếm trên Google. Lưu ý một số điều sau:
- Trên mạng hiện có rất nhiều phiên bản PP khác nhau và có thể bạn sẽ tải không đúng cái mình muốn. Hãy thử tải từ vài trang và sử dụng thử, chú ý chọn các trang đầu tư uy tín nhé!
- Các file chỉ báo Pivot thường có đuôi là “.ex4”. Bạn lưu ý để không nhầm lẫn hay tải nhâm file virus.
- Đừng bao giờ tải các file mà yêu cầu bạn phải nhập thông tin cá nhân của mình.
- Cài Pivot point vào MT4
Sau khi bạn đã tải được PP rồi thì mở phần mềm Mt4 lên. Trên thanh “Menu” chọn File và nhấp vào “Open Data Folder”.
Tiếp tục vào thu mục có tên “MQL4″ => “Indicators” và dán tệp mà bạn vừa tải xuống vào đây.
Bây giờ hãy khởi động lại phần mềm MT4 của mình. Sau đó chọn Insert => Indicators => Custom.
Cài đặt chỉ báo:
Bạn có thể chọn một trong năm phương pháp tính toán (calculation methods), số cấp độ (the number of levels), khoảng thời gian (interval), giai đoạn tính toán (calculation period) .
Cách giao dịch với Điểm Pivot là gì?
Nếu bạn đã biết về cách thức giao dịch với đường hỗ trợ và kháng cự có lẽ bạn hiểu có rất nhiều cách giao dịch dựa trên các phương pháp phân tích kỹ thuật này. Chưa kể Pivot points có tới 7 đường trực với 3 đường PP và 3 đường hỗ trợ, 3 đường kháng cự. Vì vậy phần này mình sẽ đề cập đến 2 phương pháp giao dịch chủ yếu với điểm Pivot thôi. Tuy nhiên bạn nên nhớ quy tắc sau:
- Nếu giá đảo chiều và đi lên từ bất kỳ đường trục nào, các trader có thể giả định rằng nó sẽ chạm ít nhất là đường trục tiếp theo ở trên.
- Nếu giá phá vỡ bất kỳ đường trục nào, các trader có thể giả định rằng nó sẽ chạm ít nhất là đường trục tiếp theo ở trên.
- Nếu giá đảo chiều giảm xuống từ bất kỳ đường trục nào, các trader có thể giả định rằng nó sẽ chạm ít nhất là đường trục tiếp theo bên dưới.
- Nếu giá phá vỡ qua bất kỳ đường trục nào, các trader có thể giả định nó sẽ chạm ít nhất là đường trục tiếp theo bên dưới.
Bây giờ hãy bắt đầu với quy tắc giao dịch cụ thể với Pivot points nhé! Trước tiên hãy nhớ rằng giao dịch là một loại sáng tạo và quan trọng là hiểu và vận dụng linh hoạt các quy tắc cõ sẵn.
Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn sử dụng Fialda lọc cổ phiếu
Giá từ chối Pivot points
Từ chối đường Pivot Point trung tâm và đột phá giả là một trong những chiến lược giao dịch phổ biến. Nó có nghĩa là một nhà giao dịch sẽ đợi giá di chuyển vào Pivot Point trung tâm, sau đó đi qua và quay đầu giảm trở lại thì sẽ bắt đầu một xu hướng mới.
Giả thích cách hoạt động
Ví dụ dưới đây, trong hai ngày liên tiếp, giá đã cố gắng phá vỡ Điểm Pivot trung tâm từ bên dưới nhưng lần nào cũng không thành công. Giá không thể duy trì trên Pivot Point trung tâm. Đặc biệt là trong các giai đoạn một xu hướng kéo dài, các điểm gia nhập thị trường theo xu hướng này có thể thất bại vì đột phá giả.
Đôi khi, sự đột phá giả xảy ra với một tín hiệu xác nhận hình nến. Trong ảnh chụp màn hình bên dưới, giá đã phá vỡ dưới Pivot Point và nến tiếp theo hình thành một mô hình pinbar nhỏ. Tốt nhất, pin bars nên có kích thước lớn hơn. Thanh pinbar cho thấy khó để tiếp tục xu hướng cũ và sẽ đảo chiều.
Trước tiên chúng ta thấy sự từ chối Pivot Point tại điểm (1) nơi giá cố gắng vượt lên trên PP và sau đó giảm trở lại nhanh chóng bên dưới. Cây nến thể hiện sự từ chối là cây nến giảm giá lớn đã đóng cửa trở lại bên dưới Điểm Pivot. Cây nến lớn này rõ ràng cho thấy sự thiếu quan tâm của người mua.
Điểm (2) báo trước chiến lược Pivot Points tiếp theo. Thông thường, bạn sẽ thấy rằng giá đang lơ lửng ở một bên của Pivot Point trung tâm mà không thể phá vỡ nó. Đôi khi, chúng tôi có thể xác định một mô hình hành động giá xung quanh các mức đó. Trong trường hợp này, bạn có thể vẽ một đường xu hướng, xem xét một mô hình cờ. Việc phá vỡ mô hình sau đó cho phép tính thời gian giao dịch khỏi Pivot Point.
Cách giao dịch
Theo chỉ báo Pivot points cho thấy rằng có bắt đầu 5 giai đoạn sau khi thị trường mở cửa. Giá vượt qua R2 khi mới bắt đầu phiên giao dịch. Điều này tạo ra một tín hiệu dài trên biểu đồ và bạn có thể mua vào, chú ý đặt lệnh cắt lỗ dưới mức R2. Ngay sau đó, giá bước vào xu hướng tăng. Vì thế bạn có thể giữ lệnh cho đến khi giá chạm vào cấp độ R3.
Tiếp theo giá di chuyển nằm ngang bên dưới đường R3 sau đó giá bật xuống từ mức R3 sau lần test thứ hai. Đây là một dấu hiệu cho thấy sức mua không đủ mạnh để breakout và giá đang từ chối xu hướng tăng, có khả năng sẽ đảo chiều thành giảm vì vậy bạn có thể bán ra ở đây. Hãy đặt lệnh cắt lỗ trên mức R3 như thể hiện trên biểu đồ.
Giá phá vỡ Pivot points
Khi giá dao động bên dưới hoặc bên trên Pivot point trung tâm trong một thời gian đủ dài mà không thể phá vỡ nó, đây là biểu hiện của sự thiếu động lượng. Đồng thời, một xu hướng chính đã được thiết lập trong thời gian đó bên dưới đường PP. Bây giờ chỉ cần giá phá vỡ PP thì nhà giao dịch có thể mua vào ngay.
Giả thích cách hoạt động
Theo chiến lược này, các nhà giao dịch giả định giá sẽ chạm tới các điểm trục gần đó và tiếp tục có xu hướng tăng hoặc giảm. Do đó, họ thường đặt các lệnh giới hạn dừng để đảm bảo một vị thế được mở khi điều đó xảy ra.
Thông thường, một sự đột phá là tăng giá, có nghĩa là nó có xu hướng đi lên khi giá của một tài sản phục hồi phá vỡ điểm trục PP. Các nhà giao dịch mở một vị thế mua trong trường hợp đó.
Ngược lại, nếu giá chạm vào đường hỗ trợ, chúng ta có thể mở một vị thế bán vì sự phá vỡ thể hiện xu hướng giảm giá. Các nhà giao dịch thường đặt lệnh dừng lỗ hoặc lệnh giới hạn dừng ở trên hoặc dưới điểm trục để giảm thiểu rủi ro trước những biến động giá đột ngột.
Cách giao dịch
Trước tiên hãy luôn đặt stop loss để giảm thiểu rủi ro. Thông thường bạn sẽ đặt cắt lỗ tại đỉnh hay đáy trước khi đột phá.
Ví dụ hình minh họa dưới đây giao dịch đầu tiên được đánh dấu trong vòng tròn màu đỏ đầu tiên trên biểu đồ khi BAC phá vỡ mức R1. chúng ta có thể mua và đặt lệnh cắt lỗ ở dưới đáy trước đó (dưới điểm trục R1). Như bạn thấy, giá tăng nhanh chóng sau đó .
Vì lý do này, bạn có thể giữ giao dịch cho đến khi hành động giá đạt đến điểm trục tiếp theo trên biểu đồ. Khi điều này xảy ra, giá sẽ tạo ra một vài lần bật lên từ R2 và R1.
Sau khi bật lên từ R1, giá tăng lên và phá vỡ R2. Điều này tạo ra một tín hiệu dài khác trên biểu đồ. Do đó, có thể tiếp tục mua. Có một cây nến dài thấp hơn bên dưới R2, có vẻ như là một nơi tốt cho lệnh cắt lỗ.
Sau đó, giá bắt đầu do dự trên mức R2. Trong những giờ cuối cùng của phiên giao dịch, BAC tăng trở lại và đạt đến R3 trước khi kết thúc phiên. Đây là một tín hiệu thoát và bạn có thể đóng giao dịch của mình.
Kết luận
Cần lưu ý ngay từ đầu rằng điểm Pivot là một chỉ báo phân tích xu hướng và chỉ đơn thuần là dự đoán biến động giá. Do đó, người ta không thể chỉ dựa vào một phương pháp là Pivot points. Thay vào đó bạn cần sử dụng điểm Pivot cùng với các chỉ báo khác như Fibonacci, đường trung bình động, mẫu hình nến, v.v. Điều này chủ yếu phụ thuộc vào năng lực của nhà giao dịch và mức độ có thể cân bằng giữa Pivot Points với các công cụ khác.
Trên đây mình đã chia sẻ với các bạn về Pivot là gì và cách giao dịch với Pivot points. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp ích cho bạn trong quá trình giao dịch.
Tổng hợp: Tienaogiatot.com