Tikop là gì? Tikop lừa đảo có thật không? Cách đầu tư ra sao?

Một trong những ứng dụng đầu tư tài chính mới ra mắt tại Việt Nam không lâu nhưng đã thu hút rất nhiều nhà đầu tư cá nhân quan tâm. Và có lẽ bạn cũng đã từng nghe qua ứng dụng này rồi, đó là chính là Tikop. Tikop cung cấp nhiều gói đầu tư và tích cóp từ an toàn đến rủi ro. Lãi suất gửi tiết kiệm cao hơn hẳn tài khoản ngân hàng. Tuy nhiên thời gian hoạt động chỉ mới khoảng 2 năm. Đây là một hình thức hoạt động khá mới tại Việt Nam. Bởi vậy cho nên có rất nhiều thông tin cho rằng “Tikop lừa đảo“.

Quả đúng cách đầu tư tài chính ở Tikop khá mới mẻ. Tuy nhiên chỉ mới tại Việt Nam thôi, thậm chí rất nhiều start up đã bắt đầu với mô hình đầu tư tài chính này trước đó, điển hình như Finhay, Infina, Fmarket, Túi Thần Tài…

Cho nên đây là một hình thức đầu tư rất hay với các bạn nào có vốn nhỏ và muốn thử bắt đầu đầu tư thụ động. Còn về phần Tikop lừa đảo không? Bạn có nên dau tu Tikop không? Hãy cùng Tienaogiatot đánh giá ứng dụng Tikop trong bài viết này nhé!

Tikop là gì?

Tikop là ứng dụng đầu tư tài chính Fintech được thành lập bởi công ty CP công nghệ Techlab vào tháng 5/2022. Mô hình đầu tư này tập trung vào những nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ nguồn vốn hạn hẹp và chưa có nhiều kinh nghiệp đầu tư chứng khoán. Bởi chỉ cần 50 nghìn là có thể bắt đầu đầu tư trên App Tikop được rồi! Các bước mở tài khoản rất đơn giản và có thể làm mọi thứ trên điện thoại.

Các sản phẩm Tikop là gì?

Ứng dụng Tikop cung cấp 2 nhóm sản phẩm đó là Tích cóp và đầu tư.

Tích góp

Giống như bạn gửi tiết kiệm ở ngân hàng nhưng lãi suất cao hơn với điều kiện tốt hơn. Bao gồm:

Sản phẩm Tích cóp của Tikop
Sản phẩm Tích cóp của Tikop

+ Gói Âu Cơ: Gói này có lãi suất tới 7.5%/năm nhưng chỉ trong kỳ hạn 3 tháng. Gửi ngân hàng trong 3 tháng thì lãi chỉ có 3. hoặc nhiều nhất là 4. Nếu bạn rút trước kỳ hạn thì vẫn có lãi 3%/ năm. Tuy nhiên gói này chỉ cho phép bạn gửi tối đa 500 triệu thôi.

+ Gói Lộc Phát: Nếu các bạn chỉ gửi trong ngắn hạn thì gói này rất phù hợp. Đây là gói không kỳ hạn tức là lãi tính theo ngày với 6%/năm.

+ Gói tích lũy thánh gióng: Lãi suất tới 8.6%/năm với hạn mức gửi tối đa lên tới 1 tỷ VNĐ. Tuy nhiên bạn phải rút trong kỳ hạn 9 tháng còn rút trước thì lãi 1%/năm.

=> Tikop là app đầu tư tích góp có lãi suất tốt nhất ở thời điểm hiện tại. Finhay cũng có sản phẩm tích góp nhưng lãi chỉ 4%/năm không kỳ hạn; Túi thần tài Momo thì lãi 5%/năm không kỳ hạn; Infian tích lũy lãi 6%/năm không kỳ hạn nhưng có phí quản lý tài khoản.

Gói đầu tư

Hiện tại, Tikop đang hợp tác với khoảng 22 quỹ đầu tư. Danh sách các quỹ đầu tư Tikop bạn xem hình bên dưới. Bạn có thể dành thời gian tìm hiểu các quỹ này trước để đánh giá tiềm năng trước khi tham gia đầu tư.

22 quỹ đầu tư trên Tikop
22 quỹ đầu tư trên Tikop

Tikop cung cấp cho bạn 4 gói đầu tư bao gồm:

+ Gói An Toàn: Rủi ro thấp và lợi nhuận cũng thấp nhất với 8%/năm; vẫn cao hơn là gửi tiết kiệm.

+ Gói Thử Thách: Rủi ro cao hơn gói An Toàn và lãi suất là 13%/năm.

+ Gói Mạo Hiểm: Mức rủi ro cao nhất và lãi suất lên tới 17%/năm

+ Gói Linh Hoạt: Gói này sẽ thích hợp với người có kinh nghiệp đầu tư hơn. Nhà đầu tư có thể tùy biến tỷ lệ đầu tư theo ý mình. Do đó mức lãi suất cũng sẽ linh hoạt theo sự tùy biến đó

Cách đầu tư Tikop như thế nào?

Đầu tư Tikop an toàn hơn không có nghĩa là không có rủi ro. Bởi bản chất là các bạn sẽ đầu tư vào Quỹ; và các quỹ này sẽ thay bạn đầu tư trên thị trường chứng khoán. Những người đứng sau Quỹ sẽ đầu tư một cách chuyển nghiệp hơn và an toàn hơn nhưng không có nghĩa là luôn có lãi. Cho nên trong quá trình đầu tư bạn bị lỗ là hoàn toàn bình thường

Cách thức Tikop phân phối vào quỹ đầu tư như thế nào? Các quỹ đầu tư bao gồm quỹ đầu tư trái phiếu, quỹ cổ phiếu và quỹ ETF. Quỹ trái phiếu lãi suất thấp nhưng rủi ro gần như là bằng 0; cổ phiếu thì lãi cao hơn nhưng rủi ro cũng tăng lên theo. Cuối cùng quỹ ETF cho lãi cao nhất nhưng rủi ro cũng cao nhất

+ Nếu bạn chọn gói an toàn: 100% vốn được đầu tư vào quỹ trái phiếu.

Gói an toàn
Gói an toàn

+ Nếu bạn chọn gói thử thách: Tỷ lệ sẽ là 50% trái phiếu + 30% Cổ phiếu + 20% ETF.

Gói thử thách
Gói thử thách

+ Nếu bạn chọn gói mạo hiểm: Tỷ lệ 10% Trái phiếu + 60% Cổ phiếu + 30% ETF.

Gói mạo hiểm
Gói mạo hiểm

Thực hư Tikop lừa đảo?

Có nhiều lí do khiến người dùng tố Tikop lừa đảo! Đa phần là vì bạn hiểu nhầm về cách thức hoạt động của nó. Nó cung cấp 2 sản phẩm đó là tích cóp tương tự gửi tiết kiệm ngân hàng. Hình thức sẽ đảm bảo có lãi nhưng không nhiều tuy nhiên cũng tốt hơn rất nhiều so với ngân hàng. Điều gì quá hấp dẫn cũng khiến người ta nghi ngờ, liệu Tikop có ôm tiền bỏ chạy không?

Sản phẩm thứ 2 đó là đầu tư với rất nhiều gói tùy theo mức độ rủi ro bạn chấp nhận được. Cho nên nhiều người cho rằng đầu tư gói an toàn hay gói thử thách thì sẽ không thua lỗ. Kết quả là sao? Trong quá trình đầu tư bạn thấy tiền của mình bị hao hụt dần! Thậm chí bạn mua gói dau tu Tikop và mới 1 năm bạn chưa thấy lời gì nhiều cả nên bán. Cho nên bạn cảm thấy Tikop lừa đảo, quảng cáo quá lố rằng là hình thức đầu tư an toàn, sinh lời ít nhất cũng 8% trở lên.

Tuy nhiên đừng vội kết luận! Hãy tìm hiểu kỹ hơn về cách nó hoạt động và tổ chức đứng sau nó để xem bạn có đang hiểu sai không.

Ai đứng đằng sau Tikop?

Đầu tiên để quyết định có gửi tiền vào một nơi nào đó không chắc chắn bạn phải biết bạn gửi nó cho ai. Như ngân hàng hay sàn chứng khoán thì nó đều được quản lý bởi nhà nước cho nên rủi ro mất tiền là rất thấp. Vậy Tikop là ai? Tikop chỉ là một đơn vị trung gian để kết nối bạn với các quỹ đầu tư uy tín. Nó có liên kết với nhiều tổ chức tài chính lớn như:

  • BIDV
  • Techcom Securities
  • FPT Capital
  • Mirae Asset Việt Nam

Hiển nhiên đội ngũ phát triển App Tikop không có quyền sử dụng tiền của bạn. Việc sử dụng tiền cho hoạt động đầu tư nào đều được lưu ký tại ngân hàng BIDV.

Dòng tiền qua Tikop
Dòng tiền qua Tikop

*Lưu ký tại các ngân hàng là hoạt động lưu giữ toàn bộ thông tin liên quan đến hoạt động giao dịch. Đây là yêu cầu bắt buộc đối với bất kỳ tổ chức nào muốn hoạt động trong thị trường chứng khoán.

BIDV là một ngân hàng top đầu của Việt Nam giúp lưu trữ tất cả thông tin giao dịch của Tikop nên chỉ cần kiểm tra lịch sử thì sẽ dễ dàng phát hiện công ty có sử dụng tiền khách hàng sai mục đích không. Vì vậy cho nên bạn có thể yên tâm khi đem tiền của mình gửi vào đây.

Tiền của khách hàng xử lý ra sao?

Tikop chấp nhận nhà đầu tư bắt giao dich với chỉ 50.000 đồng. 50.000 đồng là quá ít để đầu tư vào chứng khoán. Vậy thì Tikop sẽ xử lý nó ra sao? Cách xử lý dòng tiền của các công ty đầu tư tài chính như Tikop hầu như đều giống nhau. Nó sẽ góp từ nhiều nhà đầu tư lại rồi mới đẩy vào các quỹ đầu tư một lần.

Các bạn yên tâm là các quỹ đầu tư này đều là các quỹ lớn. Các quỹ này sẽ đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu, ETF,… do ngân hàng hay các định chế tài chính phát hành, hoàn toàn hợp pháp. Sau đó lợi nhuận sẽ phân bố lại cho khách hàng theo đúng số tiền vốn đã bỏ ra.

Có lẽ bạn đã quen với việc đầu tư trực tiếp trên các nhà môi giới chứng khoán rồi. Thậm chí bạn chưa từng tiếp xúc nhiều với các quỹ đầu tư nên chưa hiểu rõ. Bản chất cũng là đầu tư vào chứng khoán nhưng là thụ động, các chuyên gia sẽ thay bạn đầu tư. Mô hình này cũng không phải là quá mới mà nhiều start-up đang triển khai rất tốt như Finhay hay Túi thần tài chẳng hạn.

Tikop không thu phí thì duy trì hoạt động ra sao?

Khi bạn tìm hiểu các sản phẩm trên Tikop thì bạn sẽ thấy Tikop không thu phí quản lý từ nhà đầu tư. Tức là bạn không phải đóng phí gì cho Tikop cả mà chỉ cần trả phí giao dịch do quỹ đầu tư thu thôi. Cho dù bạn tự đầu tư vào quỹ một cách trực tiếp thì cũng phải đóng phí và thậm chí còn mất phí nhiều hơn so với thông qua Tikop. Bạn tham khảo biểu phí mua/bán tại Tikop ở bảng sau:

Phí giao dịch vào Quỹ đầu tư trên Tikop (1)
Phí giao dịch vào Quỹ đầu tư trên Tikop (1)
Phí giao dịch vào Quỹ đầu tư trên Tikop (2)
Phí giao dịch vào Quỹ đầu tư trên Tikop (2)
Phí giao dịch vào Quỹ đầu tư trên Tikop
Phí giao dịch vào Quỹ đầu tư trên Tikop (3)

Câu hỏi đặt ra là Tikop không thu phí gì thì nó duy trì hoạt động bằng cách nào? Thứ nhất Tikop sẽ có tiền hoa hồng vì nó huy động được tiền đầu tư cho các quỹ và sàn môi giới. Thứ hai là vì Tikop mới ra mắt được 2 năm, giai đoạn đầu công ty đang trong quá trình thu hút khách hàng nên miễn phí hoàn toàn.

Tuy nhiên, trong tương lai khi nó đã có một tệp khách hàng đủ lớn thì khả năng bạn sẽ bị thu phí thôi! Đây là điều rất bình thường bởi các điều kiện đầu tư trên Tikop hấp dẫn hơn nhiều so với bạn bỏ tiền trong ngân hàng mà không làm gì.

Nếu phá sản, khách hàng có mất tiền không?

KHÔNG!

Tại sao mình chắc chắn như vậy? Như mình đã nói ở trên, dòng tiền từ nhà đầu tư sẽ được phân bổ vào các quỹ đầu tư ngay sau đó chứ Tikop không được phép giữ tiền trong tài khoản công ty. Đây là điều hiển nhiên và cũng là quy định bắt buộc với tất cả các công ty trong lĩnh vực môi giới tài chính. Vì vậy cho dù Tikop có giải thể, phá sản thì tiền của bạn vẫn nằm trong các quỹ đầu tư hay các tổ chức tài chính hàng đầu. Có Danh sách quỹ đầu tư mình đã liệt kê ở trên.

Liệu Tikop có thể tự ý rút hết tiền của nhà đầu tư trong các quỹ và bỏ trốn không? Chắc chắn là không! Bởi tiền được lưu ký tại BIDV cho nên Tikop không thể nào tự ý rút tiền được. Chỉ khi nó chứng minh được đây là yêu cầu của người dùng thì mới được phép rút tiền.

=> Vậy Tikop có lừa đảo không? Với những thông tin trên thì mình tin rằng Tikop không lừa đảo! Quan trọng bạn phải hiểu bản chất hoạt động của nó. Khi bạn chọn đầu tư có nghĩa là tiền của bạn sẽ được đầu tư vào các quỹ uy tín một cách chuyên nghiệp hơn, rủi ro ít hơn nhưng không có nghĩa không có rủi ro. Thị trường chứng khoán luôn biến động và chẳng ai biết được điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.

Lưu ý về rút tiền và lãi suất trên Tikop

  • Đối với Tích cóp

Nếu bạn chọn tích cóp, như phần đầu mình đề cập có 2 gói là gói Âu cơ và Lộc Phát. Tùy theo gói mà lãi suất khác nhau và bạn muốn rút tiền ra lúc nào cũng được. Với sản phẩm này Tikop cam kết có lãi và dù bạn gửi có 1 ngày thì vẫn tính lãi theo một ngày.

  • Đối với Đầu tư

Nếu đã chọn đầu tư thì bạn phải sẵn sàng rủi ro, Tikop không cam kết sẽ có lãi suất nhưng chắc chắn rủi ro sẽ thấp hơn nhiều so với việc bạn tự lên sàn và đầu tư trực tiếp. Hiển nhiên là rủi ro luôn đi kèm với cơ hội. Nó tùy thuộc vào tài chính, kỹ năng và tâm lý chấp nhận rủi ro của bạn.

Về phần dau tu Tikop thì lợi nhuận dựa vào sự tăng trưởng của quỹ đầu tư, nó tăng bao nhiêu thì bạn lãi bấy nhiêu và lỗ thị bạn cũng chịu bấy nhiêu. Bạn có thể rút tiền khỏi khoản đầu tư bất kỳ lúc nào; lãi hay lỗ sẽ được tính toán tại thời điểm đó và chuyển về cho bạn.

Lưu ý: Tiền chuyển về sẽ bị tính phí khi bạn mua và bán cộng với trả thuế TNCN. Cho nên đừng thấy tiền ít hơn dự kiến mà cho rằng Tikop lừa đảo bạn nhé!

Có thể bạn quan tâm: Có nên vay tiền Findo?

Kết luận

Đầu tiên, dù là đầu tư vào mô hình tài chính nào thì bạn cũng cần tìm hiểu rõ sản phẩm mình đầu tư là gì? Chẳng hạn như cổ phiếu là gì? Trái phiếu là gì? Quỹ ETF là gì? Mức độ rủi ro của nó ra sao? Các quỹ đầu tư là gì? Cách hoạt động và lãi suất như thế nào?… Đừng bao giờ chạy theo xu hướng một cách may rủi và đầu tư mà không biết mình đầu tư gì.

Thứ hai, đầu tư vào các quỹ là đầu tư dài hạn, biến động lên xuống nhất thời là bình thường. Có lúc đầu tư 3 năm lỗ 50% nhưng chờ thêm nửa năm là 3.5 năm thì lãi 10%. Điều này không có nghĩa là mình khuyên các bạn nên kiên định cố bám trụ đến khi không còn gì. Mà hãy phân tích kỹ lưỡng tiềm năng của khoản đầu tư đó thay vì đầu tư theo cảm xúc.

Nói chung mô hình hoạt động của Tikop mình đánh giá là rất rõ ràng và minh bạch. Bất kỳ khoản đầu tư nào cũng sẽ có rủi ro. Vì vậy bạn cần đánh giá được và sẵn sàng cho mọi quyết định đầu tư của mình. Hy vọng qua bài viết các bạn đã hiểu được Tikop là gì? Tikop hoạt động ra sao và Tikop lừa đảo có đúng hay không?

Tổng hợp: Tienaogiatot.com

2 thoughts on “Tikop là gì? Tikop lừa đảo có thật không? Cách đầu tư ra sao?

  1. Pingback: Tikop là gì? Tikop lừa đảo c&oacu...

  2. Pingback: Tikop là gì? Tikop lừa đảo có thật không? – Titre du site

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tiền Ảo Giá Tốt - Tin Tức, Kinh Nghiệm Đầu Tư CFD, Chứng Khoán, Coin