Bear Trap là gì? Dấu hiệu nhận biết bẫy gấu và cách phòng tránh

Một trong những sai lầm lớn nhất của trader khi giao dịch chính là mắc phải bẫy bulltrap hay beartrap khiến nhà đầu tư tiếc hùi hụi vì thua lỗ hoặc bỏ lỡ cơ hội kiếm lời lớn. Trái ngược với bẫy bull trap (bẫy bò) thì bẫy bear trap ( bẫy gấu) là bẫy giảm giá. Sau đà tăng thì đột nhiên đảo chiều lao dốc khiến trader bán tháo hoặc bán khống. Nhưng sau khi giảm thì giá lại tăng trở lại khiến nhà đầu tư mất hàng. Bear trap hay Bull trap xuất hiện cực dày đặc trên thị trường và dễ dàng đánh lừa nhà đầu tư. Vì lẽ đó hôm nay Tienaogiatot sẽ cùng bạn tìm hiểu về bẫy gấu – bear trap là gì? Dấu hiệu nhận biết và phòng tránh bẫy gấu.

Bear Trap là gì?

Bear Trap hay còn gọi là bẫy gấu, bẫy giảm giá. Beartrap thường sẽ xuất hiện khi thị trường đang trong xu hướng tăng. Cụ thể là khi giá đang tăng lên thì đột nhiên xuất hiện các tín hiệu đảo chiều giảm giá. Điều này khiến người chơi cho rằng thị trường sắp đảo chiều và ngay lập tức đặt lệnh bán hoặc đánh short. Đáng tiếc là lúc vừa bán xong thì giá lại quay trở về xu hướng cũ và khiến nhà đầu tư tiếc nuối vì mất hàng hay lỗ vì đánh short.

Bẫy beartrap có tần suất xuất hiện rất cao, và bất kể thị trường nào dù là chứng khoán, CFD, cryptocurrency,… Cho nên các nhà đầu tư cần nắm rõ về nó để tránh bị mắc bẫy.

Bear Trap là gì?
Bear Trap là gì?

Nguyên nhân hình thành Bear Trap là gì?

Bẫy gấu có thể được tạo ra bởi rất nhiều lí do khác nhau. Tuy nhiên có một vài nguyên nhân chính bạn cần lưu tâm.

  • Cá mập thao túng thị trường: Cá mập ý chỉ các nhà đầu tư có sức ảnh hưởng lớn, có vốn nhiều có thể tác động lên giá dễ dàng. Các “cá mập” chỉ cần đặt vài lệnh sell ảo để đẩy giá xuống thấp nhằm gom hàng. Khi giá bị đẩy xuống qua khỏi điểm hỗ trợ sẽ khiến mọi người cho rằng thị trường sắp rơi vào downtrend nên bán tháo ồ ạt. Vậy là giá sẽ càng bị đẩy xuống thấp hơn nữa. Thông thường các nhà đầu tư lớn này sẽ mong giá càng thấp càng tốt để gom được nhiều hàng.
  • Hiệu ứng đám đông: Khi nhà đầu tư thấy giá lao dốc mạnh sẽ lo ngại mà thi nhau chốt lời. Thậm chí trong một vài thị trường như chứng khoán, forex,… thường không giao dịch vào cuối tuần nên nhà đầu tư cần chốt lợi trước. Nhiều người cùng bán ra thì sẽ tạo ra hiệu ứng giảm giá. Nhưng trong thời gian ngắn khi bên bán yếu đi thì xu hướng tăng sẽ nhanh chóng quay trở lại.
  • Sự kiện, thông tin tiêu cực bất ngờ: Đây là những điều khó mà lường trước được. Nó có thể là công bố báo cáo tài chính, cổ đông bán cổ phần, hay các vấn đề chính trị,… Các yếu tố này có thể tác động đến tâm lý nhà đầu tư, khiến mọi người lo ngại mà bán đi.
Ví dụ về bẫy Beartrap
Ví dụ về bẫy Beartrap

Các dấu hiệu nhận biết bẫy gấu

Bear Trap có thể khiến nhà đầu tư thiệt hại lớn. Vì lẽ đó, nhận biết bẫy gấu và phòng tránh nó là điều cực kỳ quan trọng. Bạn có thể nhận biết bẫy beartrap qua một vài điểm sau:

Khối lượng giao dịch: Thị trường đang trong xu hướng tăng, nếu giá đột nhiên đảo chiều giảm thì đúng khối lượng giao dịch cũng sẽ tăng theo. Trong trường hợp khối lượng giao dịch không biến động nhiều thì khả năng cao đó là bẫy beartrap, bạn nên cẩn thận.

Tín hiệu phân kỳ/hội tụ: Tín hiệu này giống như là sóng ngầm bên dưới dịch chuyển trái ngược với sóng giá. Trong khi giá vẫn tăng nhưng các chỉ báo kỹ thuật lại thể hiện ngược lại. Tín hiệu này là dấu hiệu cho thấy xu hướng giá đang yếu đi và sắp sửa có đảo chiều. Hầu như các bẫy gấu sẽ xuất hiện sau khi tín hiệu phân kỳ xảy ra. Theo đó, giá sẽ đi xuống, lúc này đỉnh và đáy sau sẽ thường thấp hơn đỉnh và đáy trước. Ngược lại, các chỉ báo kỹ thuật khác lại cho thấy các tín hiệu tăng. Như vậy rất có thể là bẫy beartrap. Tốt nhất là các trader không nên gia nhập thị trường vào lúc này.

Tín hiệu hội tụ giữa giá và đường MACD > Khó có thể đảo chiều
Tín hiệu hội tụ giữa giá và đường MACD > Khó có thể đảo chiều

Tỷ lệ vàng Fibonacci: Fibonacci được sử dụng để giúp nhà đầu tư tìm ra điểm hỗ trợ/ kháng cự. Bạn cần chú ý các mức quan trọng của Fibonacci là: 0.382, Fibo 0.5, Fibo 0.618,…. Nếu có giảm giá nhưng không phá vỡ các ngưỡng Fibo này thì khả năng không có đảo chiều.

Nhận biết bẫy gấu nếu giảm giá không phá ngưỡng FiboNhận biết bẫy gấu nếu giảm giá không phá ngưỡng Fibo
Nhận biết bẫy gấu nếu giảm giá không phá ngưỡng Fibo

Cách phòng tránh Bear Trap hiệu quả

Bẫy gấu chỉ là các đợt giảm giá giả và thường diễn ra trong giai đoạn ngắn. Tuy nhiên nó có thể khiến nhà đầu tư thu lỗ nhiều đặc biệt nếu sử dụng đòn bẩy. Vì lẽ đó các trader có thể tránh bẫy gấu bằng một vài gợi ý sau:

  • Tìm hiểu nhiều phương pháp phân tích kỹ thuật và kết hợp theo dõi nhiều chỉ báo đồng thời để phán đoán tốt thị trường.
  • Rất khó để tránh bẫy Bear trap vì nó xuất hiện cực kỳ nhiều và ở bất kỳ đâu. Vì vậy quan trọng nhất là hãy luôn luôn đặt cắt lỗ/ chốt lời cộng với giữ kỷ luật trong đầu tư.
  • Luôn luôn kết hợp khối lượng giao dịch với đồ thị giá để phân tích thị trường.

Có thể bạn quan tâm: Chỉ báo ATR là gì?

Kết luận

  • Bear traps là bẫy giảm giá để đánh lừa nhà đầu tư bán tháo hoặc đánh short.
  • Bạn có thể gặp bẫy gấu bất kỳ trong thị trường nào dù là xu hướng tăng giá, giảm giá hay sideway.
  • Nguyên nhân khiến beartrap xuất hiện lớn nhất đó là do cả mập muốn lái giá. Bạn nên cẩn trọng sử dụng nhiều phương pháp xác định thị trường có đảo chiều thực sự hay không.
  • Theo dõi thị trường, vận dụng tốt mô hình giá, chỉ báo kỹ thuật,… để tỉnh táo tránh bẫy gấu.

Hầu như nhà đầu tư nào cũng có lần mắc phải bẫy bulltrap hoặc beartrap. Vì vậy nắm rõ bẫy bear trap là gì? Dấu hiệu nhận biết bẫy cũng như chủ động các phòng tránh là cực kỳ quan trọng. Thua lỗ đáng sợ, nhưng điều đáng sợ hơn nữa chính là cảm giác nuối tiếc khi bỏ qua cơ hội kiếm lời lớn. Hy vọng những chia sẻ của mình đã cung cấp cho các bạn những điều cơ bản về bẫy gấu. Chúc bạn giao dịch thành công!

Tổng hợp: Tienaogiatot.com

Tiền Ảo Giá Tốt - Tin Tức, Kinh Nghiệm Đầu Tư CFD, Chứng Khoán, Coin