Ethereum là gì? Những rủi ro có thể gặp phải khi đầu tư vào ETH năm 2022

Ethereum chính là altcoin nổi tiếng nhất và đối với nhiều nhà đầu tư thì nó không chỉ đơn thuần là một altcoin nữa. Mà giá trị của nó còn có thể tăng trưởng mạnh mẽ hơn trong thời gian tới. Thậm chí không thua gì Bitcoin nếu dự án nâng cấp lên Ethereum 2.0 thành công. Ethereum cung cấp ứng dụng rộng lớn trong lĩnh vực công nghệ như tài chính phi tập trung hay cả trò chơi, giải trí, âm nhạc. Tuy nhiên, giá trị của Ethereum vẫn bị ảnh hưởng nhiều bởi Bitcoin. Đặc biệt trong thời điểm mà dự án đang chuyển đổi công nghệ thành “Ethereum 2.0” – một phiên bản tốt hơn. Thì việc dự đoán giá còn khó khăn hơn và phụ thuộc vào việc nó có thể thích ứng tốt với phiên bản mới không.

Để nắm bắt được xu hướng của đồng tiền ảo này trong tương lai, hãy cũng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về Ethereum là gì? Ưu – nhược điểm của nó và dự án nâng cấp lên Ethereum 2.0 sẽ có gì đặc biệt, liệu có thể giúp giá trị của Ethereum tăng lên cao không?

Ethereum là gì?

Ethereum là một mạng lưới blockchain với một loại tiền điện tử của riêng nó là Ether (ETH). Không chỉ đơn là một loại tiền tệ hay để lưu trữ như “vàng kỹ thuật số – Bitcoin“; mà Ethereum còn làm được nhiều hơn thế nhờ smart contracts. Hạt mầm đầu tiên của Ethereum được Vitalik Buterin gieo từ năm 2013 và đề xuất cho dự án Mastercoin. Tuy nó ấn tượng nhưng chưa được áp dụng vào dự án này. Sau đó Vitalik Buterin đã tự phát triển nó cho đến tháng 6/2015 thì khối block đầu tiên được khai thác.

Biểu đồ giá của đồng ETH từ khi phát hành
Biểu đồ giá của đồng ETH từ khi phát hành

Hiển nhiên bạn có thể sử dụng Ethereum như tiền tệ hay để lưu trữ dữ liệu. Nhưng người ta có thể sử dụng nó như một nền tảng phần mềm; nơi các nhà phát triển có thể tận dụng để tạo nên các ứng dụng mới. Thường là các ứng dụng tạo ra tiền điện tử lân cận hoặc là phần mềm hỗ trợ mua, bán tiền điện tử. Bạn có thể tưởng tượng Ethereum giống như chiếc điện thoại thông. Các nhà phát triển sẽ tạo ra các ứng dụng trên hệ điều hành của điện thoại. Thì tương tự chúng ta cũng có thể tạo ra các ứng dụng trên Ethereum. Nhưng các ứng dụng này chủ yếu hướng đến sản phẩm là tiền điện tử.

Để làm được điều này là nhờ có hợp đồng thông mình trên mạng lưới. Nó chạy hoàn toàn tự động trên blockchain của Ethereum. Đồng thời làm mọi việc thay thế cho những thứ mà đáng lẻ bên trung gian sẽ làm cho các hoạt động mua bán bình thường.

Coin Ethereum là gì?

Đồng coin của mạng lưới Ethereum là Ether (Ký hiệu là ETH) được nghiên cứu và phát hành. Nhằm mục đích phục vụ cho mục đích thanh toán các phí giao dịch trên mạng lưới.

Quá trình đào đồng Ethereum chính là quá trình xác nhận các giao dịch trên mạng lưới. Người sẽ giữ vai trò xác nhận các giao dịch này chính là thợ đào. Sau khi một giao dịch thành công thì phần thưởng cho các thợ đào là đồng Ether. Bất kỳ giao dịch nào với đồng ETH đều sẽ được hệ thống lưu vào sổ cái Blockchain của mạng lưới.

So sánh Ethereum với Bitcoin

So sánh BTC và ETH
So sánh BTC và ETH

Như đã nói ở trên, Bitcoin có thể là dùng làm tiền tệ hoặc dùng để lưu trữ. Nhưng nó cũng có thể thực hiện các giao dịch bằng hợp đồng thông minh. Cơ bản về vấn đề này cả 2 đồng coin đều khá tương đồng nhau. Điểm khác biệt đáng kể nhất có thể phải nói đến công nghệ blockchain. Blockchain của Bitcoin là 1.0 còn Ethereum là 2.0, mạnh hơn rất nhiều. Cho nên nó có nhiều ưu điểm hơn, ví dụ như:

  • Bitcoin có thời gian trung bình để tạo ra một block là 10 phút nhưng Ethereum có thể chỉ mất 12 giây.
  • Phí giao dịch trên mạng lưới của Ether được tính bằng Gas được tính toán theo dung lượng băng thông cũng như nhu cầu lưu trữ. Còn Bitcoin thì dựa trên kết thước của khối và bình đẳng nhau.
  • Bitcoin sử dụng kiểu thuật toán đồng thuận là PoW trong khi Ethereum sử dụng thuật toán PoS tối ưu và giúp tiết kiệm năng lượng hơn.
  • Lượng cung tối đa của Bitcoin là 21 triệu BTC nhưng đồng Ethereum không bị giới hạn. Việc bị giới hạn thì phần thưởng cho thợ đào sẽ giảm đi một nữa trên mỗi block.
  • Có thể chạy mã Turing–complete trên Ethereum. Mã này có thể giúp xử lý bất kỳ việc tính toán nào dù có phức tạp ra sao. Tuy nhiên, điều này lại khiến cho mạng lưới của Ether dễ bị tấn công hơn.

Ethereum 2.0 là gì?

Ethereum 2.0 chính là phiên bản nâng cấp cuối cùng để trở nên hoàn thiện hơn của Ethereum. Việc nâng cấp sẽ chuyển đổi cơ chế đồng thuận từ PoW sang PoS. Đồng thời sử dụng thuật toán phân mảnh sharding tương tự Litecoin để tăng tốc độ xử lý.

Lợi ích sau khi nâng cấp lên phiên bản Ethereum 2.0 chính là mang lại hiệu suất xử lý nhanh hơn với chi phí thấp hơn. Ngoài ra, còn giúp tăng cường khả năng mở rộng cải thiện tính bảo mật. Vì có thể giải quyết được các vấn đề lớn của nhiều blockchain hiện nay. Cho nên nếu đợt nâng cấp này thành công chắc chắn sẽ giúp ETH tăng cao đáng kể.

Ethereum 2.0 là gì?
Ethereum 2.0 là gì?

Tuy nhiên để việc nâng cấp lên Ethereum 2.0 chưa chắc chắn là sẽ thành công. Và nó sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro như:

– Gặp trục trặc khi hợp nhất có thể khiên Ethereum bị phân thành 2 mảnh khác nhau. Hậu quả có thể tác động đến các ứng dụng dApps đang phát triển trên Ethereum. Đặc biệt phải nói đến các ứng dụng DeFi có cả tiền tỷ được lock trong các hợp đồng thông mình.

– Nếu quá trình nâng cấp bị trì hoãn sẽ gây ra ảnh hưởng lớn đến các ứng dụng đang xây dựng trên mạng lưới.

– Mạng lưới trong tương lai sẽ kết hợp với rất nhiều các dApp DeFi và mang đến nhiều rủi ro hơn.

Ưu và nhược điểm của Ethereum

Nếu bạn đã hiểu rõ bản chất ethereum là gì? Hãy cùng đánh giá các ưu, nhược điểm của đồng coin này để đưa ra quyết định đầu tư chính xác hơn.

Ưu điểm

  • Mạng lưới lớn, đã qua thử nghiệm: Giá trị của mạng lưới Ether đã được khẳng định qua việc thực hiện hàng tỷ giao dịch. Không chỉ tập hợp nên một cộng đồng lớn trên toàn cầu; mà còn đảm bảo cung cấp một hệ sinh thái đa dạng nhất trong thế giới tiền điện tử.
  • Nhiều chức năng: đồng Ethererum vừa có thể là một loại tiền tệ; vừa có thể giúp xử lý các giao dịch tại chính; thực hiện các smart contract (hợp đồng thông minh); và lưu trữ thay cho bên trung gian.
  • Không ngừng đổi mới: Từ khi ra đời mạng lưới này đã trải qua nhiều lần cập nhật. Giờ đây nó đã dần trở thành một nơi yêu thích cho các dApp.
  • Loại bỏ trung gian: Chính là nhờ có smart contract là các thuật toán tự động làm thay nhiệm vụ cho bên thứ 3.
Hệ sinh thái của Ethereum
Hệ sinh thái của Ethereum

Nhược điểm

  • Phí giao dịch cao: Phí giao dịch Ethereum hay “gas” có thời điểm đạt mức kỷ lục là 23$ cho mỗi giao dịch.
  • Khả năng lạm phát cao: Vì không giới hạn lượng cung tối đa mà chỉ đặt mục tiêu lượng khai thác một năm không hơn 18 triệu ETH. Cho nên nó hoạt động giống tiền USD hơn nên không được đánh giá cao như Bitcoin.
  • Khó khăn cho nhà phát triển khi chuyển từ thuật toán PoW sang PoS.
  • Tươi lai không hứa hẹn: Ethereum 2.0 là phiên bản hứa hẹn sẽ mang lại nhiều ưu điểm lớn cho mạng lưới. Tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro và khả năng thất bại.

Tổng kết

Bạn nên cân nhắc đầu tư vào đồng Ethereum vì các lý do sau, theo DeWaal;

  • Thứ nhất, đây là đòng coin có giá trị không chỉ là một loại tiền điện tử mà còn có nhiều mục đích khác.
  • Thứ hai, Đồng coin này sẽ trở nên cực kỳ hấp dẫn nếu có thể nâng cấp lên phiên bản Ethereum 2.0 thành công.
  • Thứ ba, Số lượng người sử dụng ứng dụng phân phối qua Ethereum ngày càng nhiều. Vì thế nhu cầu với mạng lưới này chắc chắn sẽ tăng lên.

Bạn cũng có thể không mua bán Ethereum trực tiếp mà thay vào đó là đầu tư vào các ứng dụng phát triển trên mạng lưới này hoặc các quỹ đầu tư chuyên nghiệp. Đây cũng là một gợi ý đầu tư tốt nếu bạn có hứng thú với Ethereum.

Cuối cùng để ra quyết định có nên đầu tư vào Ether hay bất kỳ đồng crypto nào. Bạn nên cân nhắc thật kỹ các rủi ro có thể xảy đến vì đây là một thị trường tiềm ẩn rui ro cao. Hy vọng những thông tin mình chia sẻ trên đã giúp bạn phần nào hiểu rõ hơn về Ethereum là gì? Ưu – nhược điểm của nó và dự án nâng cấp lên Ethereum 2.0 có thể ảnh hưởng tới giá ETH không.

Tổng hợp: Tienaogiatot.com

Tiền Ảo Giá Tốt - Tin Tức, Kinh Nghiệm Đầu Tư CFD, Chứng Khoán, Coin