Sell limit là gì? Lúc nào bạn nên sử dụng lệnh giới hạn bán?

Khi bắt đầu giao dịch, bạn nên đảm bảo các quy tắc giao dịch nhất quán và kỷ luật. Nếu không, bạn sẽ rất dễ phạm phải các sai lầm vì giao dịch theo cảm tính. Đó là lí do mà bạn cần hiểu rõ lệnh Sell Limit là gì? Nếu không bạn chỉ đang thoát lệnh một cách ước chừng, may rủi.

Lệnh thị trường có nhiều rủi ro đặc biệt khi bạn giao dịch với các công cụ có biến động lớn. Bạn sẽ không thể lường trước được giá có thể chênh lệch nhiều ra sao và theo hướng nào nhưng thường sẽ là bất lợi. Vì vậy, thay vì sử dụng lệnh thị trường, bạn nên chọn lệnh chờ để chốt lời, cắt lỗ một cách an toàn.

Lệnh Sell Limit là gì?

Sell Limit là gì? Lệnh giới hạn bán (Sell Limit order) là lệnh chờ được kích hoạt để bán một công cụ tài chính ở mức giá cao hơn giá hiện tại. Nhà đầu tư sẽ chỉ định mức giá cao hơn giá thị trường lúc vào lệnh. Đây là mức giá thấp nhất mà đầu tư sẵn sàn bán.

Lệnh Sell Limit là gì?
Lệnh Sell Limit là gì?

Ví dụ: Giả sử bạn ở trong một vị thế với cặp tiền tệ EUR/USD mức 1.0755. Trước đó, giá đã tăng vọt từ 1.0685 và xu hướng tăng vẫn đang tiếp diễn. Bạn cho rằng giá có thể tiếp tục tăng đến 1.1000. Vì vậy bạn đặt lệnh Sell Limit ở mức giá 1.0950. Mức lợi nhuận có thể nhỏ hơn với mức giá bạn mong đợi nhưng nó an toàn hơn. Và khả năng cao là toàn bộ khối lượng bạn giao dịch sẽ được khớp lệnh kịp trước khi giá quay đầu giảm.

Bạn cần hiểu rằng thị trường luôn biến động. Thậm chí là trong chớp mắt giá đã thay đổi nhanh chóng. Vì vậy, nếu bạn cố gắng nhắm đến mức giá quá cao, bạn có thể thua lỗ cả giao dịch. Điển hình nhất là khi giao dịch với nhóm cổ phiếu Penny – cổ phiếu của các công ty nhỏ và mới. Đây có thể là các cổ phiếu rác và giá bị bơm lên; giá có thể rơi một cách chóng vánh xuống vực sâu ngay sau khi được thổi lên to.

Cách giao dịch với lệnh Sell Limit

Cách giao dịch với lệnh Sell Limit
Cách giao dịch với lệnh Sell Limit

Lệnh Sell Limit là một công cụ tuyệt vời nếu bạn có thể nhận ra tín hiệu thị trường sắp bắt đầu xu hướng giảm. Có rất nhiều mô hình giá tiếp diễn, đảo chiều, các chỉ báo, vùng hỗ trợ và kháng cự giúp bạn dự báo xu hướng tiếp theo của thị trường. Một đặc điểm quan trọng khi thị trường đảo chiều thành giảm đó là giá sẽ đi ngang một thời gian thể hiện sự giằng co; sau đó giảm xuống như tín hiệu xác nhận. Tiếp đến là một đoạn thoái lui, đễ test ngưỡng kháng cự.

Thông thường các nhà giao dịch sẽ cạnh đợt thoái lui này để có thể bán được mức giá cao hơn. Trong tình huống này, lệnh Sell Limit sẽ phát huy tác dụng của mình. Bạn chỉ cần đặt lệnh giới hạn bán ở mức cao gần đây nhất (thường là mức kháng cự). Chỉ cần giá thoái lui và chạm mức giá bạn đã đặt trước thì lệnh sẽ ngay lập tức được xử lý.

Ví dụ: Bạn đang theo dõi diễn biến giá trên cặp tiền tệ USD/CHF và xu hướng chính là giảm. Sau khi tạo mức thấp nhất là 0,88850 trước đó, giá đang củng cố ở mức 0,89100. Nhà đầu tư cho rằng nếu giá tăng lai chạm với mức kháng cự 0.92900 thì khả năng sẽ tiếp tục giảm sâu. Vì thế đây là thời điểm tốt để bán ra. Do đó, nhà đầu tư có thể đặt một lệnh Sell Limit tại mức 0,92900. Nếu giá cặp USD/CHF tăng lên chạm mức này, lệnh sẽ tự động được khớp.

Sự khác biệt giữa lệnh Sell Stop và Sell Limit là gì?

Như đã nói ở trên, lệnh Sell Limit cho phép bạn thiết lập một mức giá cao hơn hay một mức giá bạn mong đợi để bán ra. Lệnh sẽ khớp khi giá bằng hoặc cao hơn giá bạn chỉ định.

Trong khi đó, một lệnh bán không đôi khi cũng được dùng kết hợp với cả Sell Limit đó là Sell Stop. Lệnh Sell Stop được sử dụng nhằm bảo vệ vị thế mua của với mức giá tối thiểu có thể giảm xuống trước khi bạn thoát ra. Lệnh sẽ kích hoạt khi giá bằng hoặc thấp hơn giá chỉ định. Về cơ bản thì lệnh dừng bán cũng giống như lệnh cắt lỗ (stop loss) nhưng mở rộng hơn một chút.

Sự khác biệt giữa lệnh Sell Stop và Sell Limit là gì?
Sự khác biệt giữa lệnh Sell Stop và Sell Limit là gì?

Nhiều nhà đầu tư sử dụng cả 2 lệnh Sell Limit và Sell Stop một lần. Nhưng không nhất thiết phải làm vậy. Trong nhiều trường hợp mặc dù xu hướng tăng nhưng giá vẫn xuất hiện các đợt giảm nhỏ. Nếu biên độ dao động lớn thì có thể quét vào lệnh Sell Stop của bạn. Như vậy có nghĩa là bạn đã bỏ lỡ cơ hội giao dịch tốt của mình. Nếu bạn cần một sự an toàn và vẫn sử dụng lệnh Sell Stop để cắt lỗ thì ít nhất hãy đặt nó cách mức giá hiện tại đủ xa.

Kết luận

Lệnh giới hạn bán giúp nhà đầu tư có thể tính toán kỹ lưỡng và đặt lênh trước. Đồng thời nó cũng tránh việc bị trượt giá ngoài mong đợi như đặt lệnh thị trường. Tuy nhiên có một vài rủi ro bạn cần lưu ý khi dùng lệnh giới hạn bán.

– Hãy để ý tới giá bạn đặt với giá thị trường để tránh trường hợp giá giảm qua giới hạn và lệnh không được thực hiện.

– Đối với các lệnh Sell limit mà bạn không đặt ngày hết hạn; nếu nó không còn giá trị, hãy hủy nó đi. Tránh trường hợp bạn quên lệnh và nó sẽ vô tình được khớp lúc bạn không mong muốn.

– Có những ngày mà công cụ giao dịch kém, thanh khoản yếu. Đơn hàng của bạn có thể không được khớp tất cả trong một lần. Thậm chí khi giá tăng và nó sẽ liên tục khớp cho đến khi đủ khối lượng. Điều này có thể mất nhiều lần giao dịch và làm tăng chi phí.

Vậy là mình đã giải thích chi tiết về lệnh Sell Limit là gì? Trường hợp nào bạn nên sử dụng lệnh giới hạn bán, các lưu ý khi sử dụng lệnh chờ này là gì? Hãy luôn cẩn trọng và tuân thủ nguyên tắc giao dịch là cách tốt nhất để bạn giao dịch an toàn.

Tổng hợp: Tienaogiatot.com

Tiền Ảo Giá Tốt - Tin Tức, Kinh Nghiệm Đầu Tư CFD, Chứng Khoán, Coin