NAV trong chứng khoán là gì? Đây là cụm từ viết tắt quan trọng cho biết giá trị thực sự của cổ phiếu hay trái phiếu hay chứng chỉ quỹ. Bất kỳ một thực thể kinh doanh nào thì bạn đều có thể sử dụng NAV để đánh giá khả năng hoạt động của nó. Tuy nhiên, nó được sử chủ yếu nhất là trong các quỹ đầu tư bao gồm quỹ tương hổ và quỹ ETF. Bên cạnh đầu tư cổ phiếu, trái phiếu thì quỹ đầu tư cũng là một kênh đầu tư cực kỳ hấp dẫn. Vì vậy hãy cùng Tienaogiatot tìm hiểu kỹ hơn về NAV là gì trong chứng khoán? Cách tính và sử dụng nó ra sao nhé!
Mục lục
NAV trong chứng khoán là gì?
NAV là cụm từ viết tắt của Net Asset Value giúp xác định giá trị của mỗi chứng chỉ quỹ trong quỹ. Đối với quỹ tương hỗ và quỹ giao dịch hối đoái (ETF), NAV là đơn giá của quỹ. NAV cũng được sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động của các quỹ.
Công thức tính: NAV (giá trị tài sản ròng) = Tổng tài sản – tổng nợ
Với cổ phiếu và trái phiếu, bạn có thể đánh giá giá cổ phiếu/trái phiếu của một công ty so với chỉ số NAV của nó để quyết định xem có nên đầu tư hay không. Còn đối với chứng chỉ quỹ, nhà đầu tư có thể biết được một quỹ có đang hoạt động tốt không. Thông thường khi quỹ mới bắt đầu, mỗi chứng chỉ quỹ đều được định giá là 10.000 VNĐ. Nếu chỉ số NAV cao thì cho thấy quỹ hoạt động tốt.
Lưu ý: Bạn so sánh Chỉ số NAV giữa các quỹ khác nhau sẽ không có tác dụng gì. Vì thời gian hoạt động của mỗi Quỹ có thể khác nhau. Vì vậy bạn cần so sánh nó theo thời gian để đánh giá hiệu suất hoạt động của quỹ.
Công thức tính NAV/CCQ trong chứng khoán là gì?
NAV/CCQ (giá mỗi chứng chỉ quỹ) là giá trị tài sản ròng của quỹ trên mỗi chứng chỉ quỹ được phát hành. Công thức tính như sau:
NAV/CCQ = (Tổng tài sản – Tổng nợ) / Tổng số đơn vị chứng chỉ quỹ hiện lưu hành
Tài sản của quỹ bao gồm tổng giá trị thị trường của các khoản đầu tư của quỹ dựa trên giá đóng cửa vào cuối ngày giao dịch. Bao gồm bất kỳ khoản tiền và tài sản tương đương tiền nào; các khoản phải thu như cổ tức hoặc tiền lãi trả vào ngày đó và thu nhập tích lũy; là tiền chưa được nhận.
Nợ phải trả của quỹ bao gồm tiền nợ ngân hàng, khoản chi trả cổ tức đang chờ xử lý, các khoản phí, chi phí như lương quản lý, tiền thuê nhà, tiện ích và chi phí phân phối và tiếp thị.
Ví dụ: đối với một quỹ đầu tư 100 triệu đô la; với nợ phải trả là 20 triệu đô la và 1 triệu chứng chỉ quỹ đang lưu hành. NAV/CCQ = (100 triệu đô la – 20 triệu đô la) / 1 triệu = 80 đô la..
Cách sử dụng NAV trong chứng khoán là gì?
Quỹ đầu tư là một lựa chọn tốt để đầu tư nhờ có rủi ro ít mà vẫn đảm bảo lợi nhuận ở mức khá tốt. Vì vậy nếu bạn đang quan tâm tới một quỹ đầu tư nào, bạn cần biết cách sử dụng chỉ số NAV để đánh giá quỹ đầu tư đó.
NAV của quỹ mở
Quỹ mở có thể phát hành số lượng chứng chỉ quỹ không giới hạn; quỹ này có thể bán và mua lại chứng chỉ quỹ. Khi chứng chỉ quỹ được nhà đầu tư yêu cầu quỹ mua lại, chúng sẽ được đưa ra ngoài lưu thông. Nếu một số lượng lớn chứng chỉ quỹ bị yêu cầu mua lại; quỹ có thể phải bán bớt một vài khoản đầu tư của mình.
Chứng chỉ quỹ của quỹ mở không giao dịch trên các sàn giao dịch và chúng được định giá mỗi ngày khi kết thúc giao dịch theo giá NAV của chúng. Nhiều quỹ mở bao gồm phần lớn các khoản đầu tư vào các kế hoạch hưu trí do công ty tài trợ, chẳng hạn như các kế hoạch 401k. chứng chỉ quỹ của các quỹ mở thường được định giá để làm cho chúng có thể tiếp cận được với mọi cấp độ nhà đầu tư.
NAV của quỹ đóng
NAV chứng khoán cũng rất quan trọng với quỹ tương hỗ dạng đóng. Vì các quỹ này có thể giao dịch ở mức giá không bằng NAV của nó. Các quỹ đóng được niêm yết trên một sàn giao dịch chứng khoán. Giao dịch tương tự như chứng khoán; giống như là một công ty được giao dịch công khai.
Giá chứng chỉ quỹ của quỹ tương hỗ dạng đóng dao động dựa trên giá trị thay đổi của các tài sản có trong danh mục đầu tư của quỹ. Cung và cầu được thúc đẩy bởi tâm lý thị trường; danh tiếng của nhà quản lý quỹ và phí quản lý. Điều này làm cho cổ phiếu trong quỹ đóng giao dịch ở mức cao hơn mặt bằng; hoặc cao hơn NAV, hoặc ở mức kỳ vọng, hoặc thấp hơn NAV.
Ưu điểm
- Được quản lý chuyên nghiệp với đầu vào của nhà phân tích
- Cổ phiếu có thể dễ dàng được mua và bán trong giờ thị trường.
Nhược điểm:
- Lực lượng thị trường có thể khiến cổ phiếu giao dịch ở mức cao hơn NAV.
- Quỹ thường tính phí cao hơn.
Có thể bạn quan tâm: Cổ phiếu Midcaps là gì?
NAV của quỹ ETF
NAV của quỹ ETF là giá trị của phần tài sản và tiền mặt của quỹ trên mỗi cổ phiếu. Nó sẽ được tính vào cuối mỗi ngày giao dịch. Bên cạnh việc công bố chỉ số NAV chứng khoán hàng ngày; các quỹ ETF cũng thông báo lượng cổ phiếu nắm giữ hàng ngày hiện tại; lượng tiền mặt hiện có; số lượng cổ phiếu đang lưu hành và bất kỳ khoản cổ tức nào đã nhận. Điều này làm cho các quỹ ETF trở nên minh bạch hơn so với các quỹ tương hỗ chỉ tiết lộ các khoản nắm giữ của họ hàng quý.
Kết luận
Vậy là mình đã chia sẻ khá chi tiết về NAV trong chứng khoán là gì. NAV rất quan trọng trong việc đánh giá giá trị thực của một công ty; hay tình hình hoạt động của một quỹ đầu tư. Nó cho biết lợi nhuận thực sự của thực thể đầu tư; là cơ sở để bạn đánh giá khả năng sinh lời của nó trong tương lai. Vì vậy hy vọng các bạn có thể vận dụng chỉ số NAV chứng khoán vào việc đầu tư hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp về NAV chứng khoán
1) Giá trị tài sản ròng (NAV) cao có tốt không?
Mua cổ phiếu trong quỹ có NAV thấp hơn cho phép bạn mua nhiều cổ phiếu hơn. Nhưng điều đó không nhất thiết phải có giá trị lớn hơn. Nếu bạn có 10.000 đô la để đầu tư:
- Quỹ A có NAV là 20 đô la. Vì vậy bạn có thể mua 500 cổ phiếu.
- Quỹ B có NAV là 40 đô la. Vì vậy bạn có thể mua 250 cổ phiếu.
Nếu giá trị của cả hai quỹ đều tăng 10%:
- NAV của Quỹ A lên đến 22 đô la. => Quỹ A sẽ là 500 cổ phiếu x 22 đô la = 11.000 đô la.
- NAV của Quỹ B lên tới 44 đô la. => Quỹ B sẽ là 250 cổ phiếu x 44 đô la = 11.000 đô la.
2) Giá trị chỉ số NAV chứng khoán có bằng vốn chủ sở hữu không?
Sự khác biệt giữa NAV và vốn chủ sở hữu là vốn chủ sở hữu được tính bao gồm tài sản vô hình. Có thể bao gồm lợi thế thương mại và bằng sáng chế. Trong khi cách tính NAV chỉ bao gồm tài sản hữu hình.
3) NAV và giá trị sổ sách có giống nhau không?
Giá trị sổ sách là giá trị trên mỗi cổ phiếu của cổ phiếu phổ thông trong công ty và việc tính toán giá trị sổ sách không bao gồm cổ phiếu ưu đãi. NAV là tổng giá trị tài sản của quỹ trừ đi các khoản nợ phải trả. Giá trị sổ sách được sử dụng để đánh giá giá cổ phiếu của một công ty riêng lẻ. Trong khi NAV được sử dụng để đánh giá tất cả các khoản nắm giữ của một quỹ tương hỗ hoặc ETF.
Tổng hợp: Tienaogiatot.com