Vì mình đã hướng dẫn các bạn giao dịch với mô hình 3 đỉnh rồi nên mình sẽ tiếp tục với mô hình 3 đáy. Một mô hình tương tự và ngược lại so với mô hình 3 đỉnh. Đây cũng là một mô hình hiếm gặp và thường sẽ xảy ra cuối xu hướng giảm. Mô hình 3 đáy là một tín hiệu đảo chiều thành tăng cực mạnh và dễ nhận biết nhất nên bất kỳ nhà đầu tư nào cũng không nên bỏ qua. Vì thế trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ xem xét về mô hình 3 đáy là gì? Cấu trúc của mô hình như thế nào và cách giao dịch với mo hinh 3 day ra sao nhé!
Mục lục
Mô hình 3 đáy là gì?
Mô hình 3 đáy (Triple Bottom) là mô hình giá dự báo xu hướng đảo chiều từ giảm sang tăng. Bao gồm các chân nến tạo thành 3 đáy giống như 3 thung lũng với 3 mức hỗ trợ bằng hoặc xấp xỉ nhau. Bạn lưu ý là mô hình chỉ thực sự hiệu quả khi trước đó là một xu hướng giảm. Sau 3 lần đẩy giá xuống để test mức giá thấp hơn thì nó gặp sự kháng cự tự phe mua. Cuối cùng hành động giá bị đẩy lên cao tạo ra 2 đợt phục hồi tương đương nhau hoặc lệch nhau một chút. Cuối cùng phe mua thực sự kiểm soát và giá phá vỡ mức kháng cự và đi lên.
Bạn có thể nhìn vào hình minh họa dưới đây; đường màu xanh lam đại diện cho ngưỡng hỗ trợ nằm ngang sau khi từ chối nỗ lực kéo dài xu hướng giảm của phe gấu. Còn phía trên chúng ta có một đường viền cổ (màu đỏ) nối các mức cao của hai lần bật lại.
Đường viền cổ được cho là yếu tố quan trọng nhất của mô hình ba đáy khi sự bứt phá của nó lên phía trên kích hoạt mô hình và sau đó giúp chúng ta xác định mức cắt lỗ và chốt lời khi vào lệnh. Tóm lại, ba đặc điểm bắt buộc của mô hình ba đáy là:
- Xu hướng giảm: Ban đầu thị trường phải giao dịch theo xu hướng giảm.
- Hỗ trợ ngang: Đường xu hướng nối ba mức thấp gần như bằng nhau.
- Đường viền cổ: Điểm breakout khỏi đường viền cổ báo hiệu sự kích hoạt mô hình.
Cách xác định mô hình 3 đáy
Đây là một mô hình khó xảy ra nên rất hiếm gặp. Nhưng chính vì không dễ để tạo ra một mô hình ba đáy nên nó lại dễ phát hiện. Đồng thời mô hình cũng mang lại một tín hiệu đảo chiều cực kỳ mạnh mẽ. Cho nên bạn nên lưu ý các đặc điểm sau để xác định được mô hình và linh hoạt trong quá trình giao dịch.
Đầu tiên, thị trường đang trong một xu hướng giảm với các đáy thấp hơn và đỉnh thấp hơn.
Sau xu hướng giảm dài thị hành động giá sẽ thoái lui từ chối mức giảm sâu hơn => tạo ra đáy 1.
Tiếp tục giá tăng đến một mức nhất định (đỉnh 1) thì giảm lại đến gần mức thấp của đáy 1 thì quay đầu => tạo ra đáy 2.
=> Đến đây thì mô hình 3 đáy chưa xuất hiện nhưng mô hình 2 đáy đã gần hình thành. Vậy lúc này bạn nên theo dõi diễn biến giá để xem giá di chuyển theo trường hợp nào sau đây:
Trường hợp 1: giá breakout khỏi ngưỡng kháng cự (đường viền cổ) tạo ra bởi đỉnh 1 => bạn quay trở về giao dịch với mô hình 2 đáy.
Trường hợp 2: Giá đến gần ngưỡng kháng cự thì quay lại giảm và tiến về ngưỡng hỗ trợ. Nếu lần test giá thứ 3 này cũng thất bại và giá quay đầu tăng tạo ra đáy 3. Mô hình ba đáy sẽ xuất hiện nếu giá tăng breakout khỏi đường viền cổ.
Có thể bạn quan tâm: Cách tránh bẫy Bear trap
Hướng dẫn cách giao dịch với mô hình ba đáy
Thời điểm thích hợp nhất để bạn chuẩn bị vào lệnh có lẽ là lúc đáy thứ 3 hình thành. Tốt nhất và an toàn nhất dù giao dịch theo bất kỳ mô hình nào đó là chờ cho mô hình hoàn thiện; tức là giá breakout khỏi đường viền cổ mới vào lệnh. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp việc chờ giá breakout là quá lâu và nhà đầu tư sẽ vào lệnh ngay khi giá hình thành đáy 3 và có nến đảo chiều đi lên. Chắc chắn rồi! rủi ro sẽ cao hơn nhiều nhưng nếu đúng dự đoán thì lãi cũng lớn hơn nhiều. Tuy nhiên về cơ bản các bạn nên vào lệnh theo công thức sau:
Cách 1: Vào lệnh khi mô hình 3 đáy vừa hoàn thiện
- Điểm vào lệnh: Ngay sau khi giá breakout khỏi đường viền cổ
- Điểm stop loss: Bên dưới đáy số ba một vài pips, nên xuống dưới bóng nến một chút.
- Điểm chốt lời: Tính từ ngưỡng kháng cự đi lên một đoạn đúng chiều cao của mô hình (khoảng cách giữa đường hỗ trợ và kháng cự).
Cách 2: Chờ giá re-test lại đường viền cổ
Thông thường khi giá breakout khỏi đường viền cổ sẽ có một đợt pullpack. Hiển nhiên không phải lúc nào cũng xảy ra nhưng nếu có mô hình sẽ được củng cố hơn. Trường hợp này bạn vào lệnh như sau:
- Điểm vào lệnh: Khi giá quay ngược về chạm lại ngưỡng kháng cự cũ (hỗ trợ mới).
- Điểm cắt lỗ: Giống cách 1.
- Điểm chốt lời: Giống cách 1.
Cách này an toàn hơn tuy nhiên bạn có thể bỏ lỡ cơ hội nếu giá không re-test lại đường viền cổ.
Lưu ý khi giao dịch với mô hình 3 đáy
- Mô hình 3 đáy không những hiếm gặp mà còn mất rất nhiều thời gian để hoàn thiện, khoảng từ 3-6 tháng. Cho nên nếu không cẩn trọng bạn có thể nhầm lẫn với mô hình 2 đáy. Vì vậy một điều mình luôn nhắc mọi người là phải đặt cắt lỗ (stop loss). Quan trọng hơn là không nên chỉ sử dụng một mô hình để dự báo mà cần kết hợp nhiều chỉ báo kỹ thuật nữa.
- Đồng thời các mô hình về cơ bản có nhiều điểm giống nhau. Chẳng hạn như mô hình 3 đáy sẽ là một phần của mô hình tam giác giảm. Nhưng nếu bạn không hiểu rõ 2 mô hình này thì rất dễ ra quyết định sai lầm. Ví dụ: các nhà giao dịch có thể sử dụng chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) quá bán trước khi chạm đáy kép hoặc tìm kiếm một sự đột phá để xác nhận rằng đó là một mô hình ba đáy chứ không phải là một hình tam giác giảm dần hoặc mô hình giảm giá khác.
- Một điểm cần lưu ý nữa đó là khối lượng giao dịch. Trong khi mô hình đang hình thành thì thị trường đi ngang nên volume giảm. Đến lúc giá tiến lên breakout khỏi đường viền cổ thì volume sẽ tăng mạnh. Bạn cần phải theo dõi mô hình kết hợp với volume để tăng độ chính xác của mô hình.
Kết luận
Tóm lại, mô hình 3 đáy dù hiếm gặp hơn nhiều so với mô hình 2 đáy nhưng bù lại sức mạnh đảo chiều của nó lại cực lớn. Vì vậy bạn cần hiểu rõ mô hình 3 đáy là gì? Cấu trúc của mô hình và cách nhận dạng cũng như cách giao dịch với Triple Bottom để không bỏ lỡ cơ hội khi mô hình xuất hiện. Chúc các bạn giao dịch thành công!
Tổng hợp: Tienaogiatot.com