Giá tiêu hôm nay (cập nhật ngày 14/2) tiếp tục tăng mạnh khi bước sang tuần mới. Tại các tỉnh trồng hồ tiêu lớn trên cả nước đều giao dịch quanh mức 82.500 đồng/kg đến 85.500 đồng/kg trong ngày hôm nay.
Trước tết nguyên đán có thời điểm giá hồ tiêu đi xuống có lúc chạm đáy là 77 nghìn đồng/kg. Nguyên nhân phần lớn là do chưa đến mùa, các đại lý hoặc thương lái tập trung thu mua cà phê, cố tình ép giá tiêu để đầu cơ. Tuy nhiên việc kỳ vọng giá tiêu tăng trở lại trong thời gian tới nên bà con vẫn chưa vội bán ra. Chỉ vừa sau tết thì tiêu đã lập tức tăng mạnh trở lại và dự kiến sẽ còn tăng nữa do nguồn cung bị sụt giảm.
Mục lục
Giá tiêu trong nước hôm nay 14/2
Giá tiêu hôm nay tiếp tục xu hướng tăng mạnh từ 1.000 – 1.5000 đồng/kg khảo sát tại các tỉnh thành là thủ phủ hồ tiêu của cả nước.
Bảng giá tiêu hôm nay 14/2 (Đơn vị: đồng/kg)
Tỉnh tiến hành khảo sát |
Giá thu mua |
Chênh lệch chốt phiên trước |
Đắk Lắk |
84.000 |
+1.500 |
Gia Lai |
82.500 |
+1.000 |
Đắk Nông |
84.000 |
+1.500 |
Bà Rịa – Vũng Tàu |
85.500 |
+1.000 |
Bình Phước |
85.000 |
+1.000 |
Đồng Nai |
83.000 |
+1.000 |
Tính từ sau kỳ nghỉ tết nguyên đán, thị trường hồ tiêu đã tăng liên tục trong 5 liền. Ước tính trong tuần qua, giá tiêu nội địa đã tăng từ 2.500 đồng/kg đến 3.500 đồng/kg. Đông Nam Bộ là vùng trồng tiêu lớn nhất cả nước và cũng là nơi tăng mạnh nhất.
Thời điểm cuối năm 2021 và đầu năm 2022 có nhiều dịp lễ lớn, thời gian nghỉ dài; nên giao dịch với mặt hàng hồ tiêu diễn ra chậm hơn. Còn về phía xuất khẩu, tâm lý chờ đến mùa tiêu mới nên các đơn hàng xuất khẩu cũng chưa chốt vội. Thời điểm tới chắc chắn là thị trường hồ tiêu sẽ còn sôi động nữa.
Có thể bạn quan tâm: Giá hàng hóa biến động do bất ổn chính trị
Vì sao giá hồ tiêu tăng?
So với năm 2021, tình hình dịch bệnh ở thời điểm hiện tại có dấu hiệu khả quan hơn. Việc các quốc gia trên thế giới nới lỏng nhập cảnh và mở cửa trở lại là điều kiện tốt để nhu cầu về tiêu tăng cao. Du lịch và dịch vụ phát triển sẽ thúc đẩy các khách sạn, nhà hàng tăng sử dụng tiêu gia vị.
Về phía nguồn cung, 2 quốc gia xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thời giới là Việt nam và Brazil đều đang trong vụ thu hoạch hồ tiêu. Ngoài ra, theo IPC – Hiệp hội hồ tiêu thế giới cho biết, một số quốc gia cung ứng hồ tiêu khác là Indonesia hay Ấn Độ đều có sản lượng lao dốc, thậm chí khan hiếm hàng.
Ngoài ra, các vấn đề như chi phí sản xuất tăng lên, giá phân bón, giá xăng dầu tăng cao. Việc trồng tiêu cũng khó khăn hơn nhiều so với trồng các loại cây nông sản khác. Nhiều khu vực trồng tiêu vi dịch bệnh, tiêu chết, giá tiêu giảm đã chuyển sang trồng cây khác. Điều này khả năng sẽ làm sản lượng tiêu cung ứng ra thị trường trong năm 2022 sụt giảm đáng kể.
Dự báo trong đầu năm 2022
Nhu cầu được dự báo sẽ tăng cao đặc biệt là ở thị trường nhập khẩu tiêu lớn nhất của Việt Nam – Trung Quốc. Năm 2021, sản lượng xuất khẩu sang Trung sụt giảm 15 – 30 % do tình hình dịch bệnh diễn biến căng thẳng cũng như chiến lược “Zero covid” của nước này nên các cửa khẩu bị hạn chế rất nhiều. Tiêu Việt Nam rất khó khăn để có thể đưa đến Trung Quốc. Nhưng đầu năm 2022, tình hình dịch bệnh phần nào đã ổn định nên khả năng cao việc xuất khẩu sẽ tăng trở lại.
Ngoài ra, giá tiêu tăng mạnh trong thời gian này sẽ thúc đẩy lượng hàng dự trữ được giải phóng từ năm trước. Thêm vào đó, dự báo trong năm nay sản lượng thu hoạch ước tính sẽ giảm xuống 10%. Tức là chỉ còn 180 – 188 nghìn tấn bởi nhiều nguyên nhân. Hầu hết quốc gia đều dự kiến sẽ bị giảm sản lượng ngoại trừ Brazil. Còn đối với Việt Nam vụ mùa mới cũng không mấy khả quan. Việc sản lượng hồ tiêu giảm tại Việt Nam cũng như toàn thế giới sẽ khiến lượng hàng dự trữ trở nên cạn kết, nguồn cung khan hiếm.
Như vậy, Trong năm nay khả năng cao nhu cầu sử dụng tiêu sẽ vượt cung khiến giá hồ tiêu tăng cao.
Có thể bạn quan tâm: Giá cà phê hôm nay
Giá tiêu có thể đạt 100.000 đồng/kg trong quý III?
Có thể hồ tiêu sẽ khó để đạt được mức giá như lúc hoàng kim là 200 nghìn đồng/kg. Nhưng tiến đến 100 nghìn đồng/kg là hoàn toàn khả thi. Đồng thời ngành tiêu sẽ có thể sớm trở lại vị trí là ngành xuất khẩu tỷ đô của Việt Nam.
Có nhiều dẫn chứng để tin tưởng rằng giá tiêu sẽ sớm đạt mốc 100 nghin đồng/kg:
- Tháng 3 – 4 là giai đoạn nhu cầu của Trung Quốc có thể tăng sau khi mở cửa lại.
- Vụ mùa tiêu trong nước sắp kết thúc, các đại lý sẽ tăng cường mua vào để tích trữ.
- Hiện tại giá hồ tiêu đã tăng mạnh chạm mốc 85 nghìn đồng/kg.
- Vấn đề sản xuất hồ tiêu có thể gặp nhiều trở ngại: lạm phát khiến giá mọi mặt hàng đều tăng cao. Ví dụ như giá thực phẩm tăng lên 20%; giá phân bón trên thế giới tăng 50%; giá lao động tăng 50%,… Ngoài ra chi phí vận chuyển chưa có dấu hiệu hạ nhiệt; các vấn đề sốt đất hay đầu cơ,…
- Dự báo sản lượng 2022 sẽ giảm nhiều so với 2021.
Kết luận
Sau khoảng thời gian dài rớt giá thì giờ đây giá hồ tiêu đang tăng trở lại. Dù chưa được như thời hoàng kim với mức giá gần 200 nghìn đồng/kg. Nhưng khả năng hồ tiêu đạt mức 100 nghìn đồng/kg là hoàn toàn có thể. Dịch bệnh phức tạp khiến việc xuất khẩu trở nên khó khăn, cộng với giá phân bón, giá xăng dầu tăng cao khiến chi phí trồng trọt đội lên càng cao. Vì vậy giá tiêu tăng trở lại sẽ giúp người dân phần nào giải tỏa được gánh nặng chi phí.
Tổng hợp: Tienaogiatot.com