Giá hàng hóa biến động mạnh do ảnh hưởng của căng thẳng Nga-Ukraine

Chia sẻ mới đây từ ngân hàng đầu tư lớn nhất thế giới – Goldman Sachs cho rằng giá hàng hóa trong thời gian tới dự kiến sẽ tăng mạnh do căng thẳng chính trị giữa Nga và Ukraine. Bên cạnh đó, các lệnh trừng phạt về kinh tế song song giữa Nga và Châu Âu càng khiến tình hình trở nên căng thẳng hơn. Nga là nước sản xuất chính và đảm bảo phần lớn nguồn cung cho thế giới các mặt hàng như kim loại, lúa mì, dầu, khí đốt,… Tuy nhiên, hàng loạt chính sách trừng phạt khiến nhà đầu tư lo ngại rút khỏi Nga chắc chắn sẽ khiến nguồn cung các mặt hàng này sụt giảm và việc giá cả hàng hóa của các mặt hàng này tăng cao sẽ là điều khó tránh khỏi.

Dự báo giá hàng hóa tiếp tục leo thang

Căng thẳng giữa Nga và Ukraina khiến giá hàng hóa thế giới tăng mạnh: giá dầu thô tiến tới 100 USD/thùng; giá nhôm và paladi cũng tăng mạnh; giá nông sản như lúa mì, ngô cũng không ngoại lệ.

Tác động vào giá khí đốt

Hàng hóa bị tác động mạnh nhất lần này có lẽ chính là khí đốt. Căng thẳng giữa Nga và Ukraine thời gian dài khiến nguồn cung từ Nga sụt giảm. Đồng thời lượng dự trữ trong khu vực cũng luôn ở dưới mức trung bình. Vì vậy mà trong năm qua giá khí đốt đã tăng lên gấp 5 lần. Nga là nước cung cấp lượng lớn khí đốt cho khu vực Châu Âu và 1/3 trong số này sẽ phải đi qua Ukraine. Việc xung đột giữa 2 nước về quân sự cũng như các lệnh trừng phạt giữa Châu Âu với Nga chắc chắn sẽ khiến nguồn cung bị gián đoạn.

Giá hàng hóa nông sản

Giá lúa mì dự báo sẽ tăng cao trong thời gian tới
Giá lúa mì dự báo sẽ tăng cao trong thời gian tới

Nông sản chắc chắn là loại hàng hóa phải đối mặt với nguy cơ tăng giá cao thứ hai do lo sợ thiếu hụt nguồn cung lớn. Cả 2 quốc gia Nga và Ukrane đều là các đối tác thương mại quan trọng trong chuỗi cung ứng lúa mì, ngô và dầu hướng dương,… cho toàn thế giới. Nếu nguồn cung bị đứt gãy thì các khu vực Châu Á, Phi hay Trung Đông sẽ gặp khó khăn lớn vì phụ thuộc vào nguồn cung này. Tình hình dịch bệnh đã khiến giá hàng hóa tăng cao trong thời gian qua. Và xung đột này sẽ lại một lần nữa đẩy giá cả hàng hóa nông sản chạm đỉnh.

Tỷ lệ xuất khẩu của Nga và Ukraine cộng lại có thể chiếm đến 29% nguồn cung lúa mì; 19% sản lượng ngô; và 80% sản lượng dầu hướng dương cho toàn thế giới. Các nước như Ai cập hay Thổ Nhĩ Kỳ thì phải lệ thuộc nhiều vào Biển Đen.

Ngoài ra, lệnh trừng phạt khiến ba hãng vận tải bằng container lớn nhất thế giới phải dừng mọi hoạt động vận chuyển hàng hóa 2 chiều với Nga. Đây chắc chắn là một vấn đề nghiêm trọng với các nước đang giao dịch nhiều với Nga. Và đặc biệt phụ thuộc nhiều vào nguồn cung từ Nga.

Không chỉ vậy, các nhà đầu tư cùng bắt đầu lo ngại nếu tình hình căng thẳng hơn; nó có thể khiến cho người nông dân không thể bắt đầu gieo trồng ngô trong vụ mùa xuân này. Điều này sẽ khiến nguồn cung bị thiếu và đẩy giá hàng hóa này tăng cao trong thời gian tới.

Tác động tới giá dầu

Giá dầu bị tác động bởi căng thẳng Nga - Ukraine
Giá dầu bị tác động bởi căng thẳng Nga – Ukraine

Dầu có lẽ là hàng hóa có giá tăng nhanh nhất từ đầu năm nay. Bởi Nga là quốc gia có sản lượng dầu lớn nhất thế giới. Bất kỳ một vấn đề nào tác động đến dòng chảy dầu của Nga đều nhanh chóng tác động vào giá dầu trên toàn thế giới. Thậm chí, chuyên gia của JPMorgan còn nhận định giá dầu có thể lên tới 150 USD/thùng nếu tình hình căng thẳng leo thang.

Châu Âu thậm chí đang lệ thuộc rất nhiều vào nguồn cung từ Nga. Việc trừng phạt Nga có thể khiến Châu Âu gặp khó khăn nhiều hơn vì chưa thể tìm đủ nguồn cung thay thế.  Ả Rập Xê Út và các quốc gia thuộc khu vực Trung Đông cũng là một thái cực quan trọng có khả năng cung ứng dầu cho thế giới không thua kém gì Nga. Nhưng trong thời gian ngắn họ không thể nào đáp ứng đủ nguồn cung cho cả thị trường.

Có thể bạn quan tâm: Giá dầu vượt mức 100 USD/thùng

Giá hàng hóa kim loại

Mặc dù Nga không phải là quốc gia sở hữu ưu thế đối với hàng hóa kim loại. Nhưng họ vẫn là nước chiếm tỷ trọng rất cao trong sản lượng kim loại cung cấp cho toàn thế giới. JPMorgan ước tính khoảng 4-6% sản lượng kim loại (gồm đồng, niken, kẽm tinh chế) của toàn cầu đến từ Nga. Riêng với paladi, Nga chiếm tới 40% sản lượng trên toàn thế giới. Chắc chắn rằng các lệnh cấm từ phương Tây nhắm tới Nga sẽ làm gián đoạn việc sản xuất, cung ứng mặt hàng kim loại. Điều này chắc chắn sẽ đẩy giá hàng hóa kim loại tăng lên. Vấn đề chỉ là sớm hay muộn.

Giá hàng hóa kim loại nhiều khả năng sẽ tăng
Giá hàng hóa kim loại nhiều khả năng sẽ tăng

Trước đây, nếu bạn còn nhớ! vào năm 2018 khi mà Mỹ áp lệnh trừng phạt lên United Co. Rusal. Lúc đó thị trường nhôm cũng ngay lập tức rơi vào cảnh hỗn loạn. Và chắc chắn cả thế giới không ai mong muốn đều này lặp lại một lần nữa.

Đặc biệt, mới đây việc Nga bị loại trừ khi SWIFT mới là điều tồi tệ nhất. Lệnh trừng phạt này có thể khiến dòng tiền bị đứng lại. Dù không áp đặt trừng phạt với lĩnh vực năng lượng tại Nga. Nhưng mà dòng tiền không thể chảy thì việc giao dịch cũng khó mà trôi được. Nếu Châu Âu thiếu khí đốt thì việc sản xuất kim loại chắc chắn bị ngừng trệ; và chỉ khiến tình trạng thiếu kim loại trở nên căng thẳng hơn. Vì lẽ đó giá hàng hóa kim loại tăng cao trong thời gian tới là tất yếu.

Có thể bạn quan tâm: Giá thép cao kỷ lục

Kết luận

Theo phân tích từ Bloomberg Intelligence, cuộc khủng hoảng lần này nhiều khả năng sẽ khiến “hiệu ứng cánh bướm” được tạo ra. Nguồn cung gặp khó khăn sẽ là tác nhân thúc đẩy giá hàng hóa tăng lên. Việc tẩy chay và các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga sẽ khiến cho nguồn cung năng lượng và lương thực bị sụt giảm khiến giá 2 mặt hàng này cùng lúc bị đẩy lên cao.

Tổng hợp: Tienaogiatot.com

Tiền Ảo Giá Tốt - Tin Tức, Kinh Nghiệm Đầu Tư CFD, Chứng Khoán, Coin