Top 10 sàn forex uy tín nhất thế giới [cập nhật năm 2022]

Thị trường forex là thị trường tài chính lớn nhất trên thế giới. Sức hút của thị trường ngoại hối với nhà đầu tư cực kỳ lớn với doanh thu hơn 6.6 nghìn tỷ USD mỗi ngày. Tham gia vào thị trường này, các bạn có thể giao dịch với đa dạng công cụ quen thuộc từ tiền tệ cho đến hàng hóa và thậm chí là chứng khoán và tiền điện tử. Tuy nhiên, dù nhu cầu với đầu tư forex lớn như vậy nhưng không có một trung tâm giao dịch forex. Thay vào đó chỉ có các nhà môi giới hay sàn forex đứng ra tổ chức giao dịch.

Tới đây có lẽ bạn đã phần nào hiểu rõ được tầm quan trọng của sàn forex. Vì lẽ đó lựa chọn một sàn giao dịch forex uy tín với thanh khoản tốt và nhiều điều kiện có lợi là bước đầu tiên bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng. Trên thị trường có đến hàng nghìn nhà môi giới ngoại hối khác nhau để lựa chọn. Hầu như các sàn forex này đều là sàn quốc tế và không có văn phòng đại diện trong nước và bạn chỉ có thể tìm hiểu về nó qua Internet. Vậy rõ ràng rủi ro là rất lớn bởi hiện nay các thông tin trên mạng rất tràn lan, không biết đâu là thật, đâu là giả. Vậy thì làm thế nào để bạn có thể xác định được một sàn giao dịch forex uy tín?

Điều này thật sự không dễ dàng! Nhưng đừng lo lắng. Trong bài viết hôm nay mình sẽ hướng dẫn bạn sàng lọc thông tin theo những tiêu chí quan trọng để tìm ra sàn forex uy tín thực sự. Đồng thời bạn có thể tham khảo thêm danh sách top các sàn forex uy tín được đông đảo trader Việt đánh giá cao và lựa chọn ở phần cuối bài viết.

Mục lục

Forex là gì? Sàn forex là gì?

Nhắc đến forex hay ngoại hối thì bạn sẽ suy nghĩ ngay đến tiền tệ. Một tài sản đặc biệt với tầm ảnh hưởng hơn hẳn các công cụ tài chính khác như cổ phiếu hay hàng hóa. Giá trị một đồng tiền tệ thể hiện cả sức mạnh của nền kinh tế một quốc gia. Biến động giá của nó có thể bị tác động bởi nhiều yếu tố. Đồng thời nó cũng có ảnh hưởng rất lớn đến giá cả của hàng hóa thông thường. Vì vậy, đầu tư forex không chỉ là trò chơi may rủi mà là một lĩnh vực phức tạp. Cho nên trước khi tìm hiểu về các sàn forex uy tín, hãy chắc chắn rằng bạn hiểu về forex và cách đầu tư forex như thế nào? sàn forex là gì nhé!

Forex là gì?

Hãy nghĩ nó theo cách đơn giản nhất! Forex (ngoại hối) chính là một thị trường cho phép bạn giao dịch với các loại tiền tệ. Thị trường sẽ thể hiện sản phẩm giao dịch là các cặp tiền tệ, và bạn sẽ suy đoán giá trị của loại tiền này tăng hay giảm so với loại tiền còn lại trong cặp để quyết định mua hay bán. Nếu kết quả đúng bạn sẽ kiếm được lợi nhuận.

Thị trường ngoại hối là một thị trường toàn cầu, phi tập trung, nơi các loại tiền tệ trên thế giới đổi chủ. Tỷ giá hối đoái thay đổi trên cả 2 loại tiền tệ do đó thị trường liên tục thay đổi.

*Tỷ giá hối đoái là giá tương đối của hai loại tiền tệ của hai quốc gia khác nhau.

Chỉ một tỷ lệ nhỏ các giao dịch tiền tệ xảy ra trong “nền kinh tế thực” liên quan đến thương mại và du lịch quốc tế. Thay vào đó, hầu hết các giao dịch tiền tệ xảy ra trên thị trường ngoại hối toàn cầu được mua (và bán) vì lý do đầu cơ. Các nhà giao dịch tiền tệ (còn được gọi là nhà đầu cơ tiền tệ) mua tiền tệ với hy vọng rằng họ sẽ có thể bán chúng với giá cao hơn trong tương lai.

Cách giao dịch ngoại hối ra sao?

Vị thế forex luôn được báo giá theo từng cặp tỷ giá, ví dụ như GBP/USD. Để kiếm lời, bạn cần phải xem xét sự biến động của tỷ giá hối đoái của hai đồng tiền. Đồng tiền thứ nhất được gọi là đồng tiền yết giá. Các nhà giao dịch forex suy đoán liệu nó sẽ tăng hay giảm so với đồng tiền định giá.

Quy ước quốc tế: Đồng tiền yết giá /Đồng tiền định giá

VD: EUR/USD, USD/JPY, GBP/USD

* Đồng tiền có giá trị hơn sẽ đứng trước

  • Đồng tiền định giá giảm so với đồng tiền yết giá => Mua cặp tỷ giá.
  • Đồng tiền định giá tăng so với đồng tiền yết giá => Bán cặp tỷ giá.

Mỗi cặp tỷ giá luôn 2 mức giá là giá bán ra (BID) và giá mua vào (ASK) của bạn. Chênh lệch giữa giá mua vào và bán ra chính là phí chênh lệch trong giao dịch.

Có hàng trăm đồng tiền trên toàn cầu, chúng thường được phân loại theo ba nhóm chính, dựa trên tính thanh khoản và sự phổ biến. Đó là cặp tiền chính, cặp tiền phụ và cặp tiền ngoại lai.

Cặp tiền tệ chính Cặp tiền tệ phụ Cặp tiền tệ ngoại lai
EUR/USD EUR/GBP GBP/CAD
USD/JYP EUR/AUD USD/HKD
GBP/USD GBP/JPY NZD/SGD
USD/CHF CHF/JPY GBP/ZAR
USD/CAD NZD/JPY AUD/MXN
AUD/USD GBP/CAD

Sàn Forex là gì?

Sàn Forex hay còn gọi nhà môi giới ngoại hối là một tổ chức tài chính đóng vai trò là trung gian cung cấp nền tảng giao dịch và các điều kiện giao dịch để nhà đầu tư tham gia vào thị trường. Nó cũng tương tự như sàn chứng khoán tuy nhiên sàn chứng khoán thì được quản lý bởi Ủy Ban chứng khoán hay sở chứng khoán nhà nước. Còn sàn Forex cũng được quản lý bởi các cơ quan tài chính (không bắt buộc) tùy khu vực cung cấp dịch vụ.

Thành phần cung cấp tỷ giá hối đoán và giá bid-ask trên thị trường forex chính là các siêu ngân hàng. Đây còn được gọi là “cá voi” của thị trường forex. Hàng ngày, các ngân hàng này thực hiện giao dịch một lượng lớn tiền tệ cho mình và khách hàng của mình. Các nhà môi giới forex sẽ lấy giá từ ngân hàng và cung cấp cho bạn cơ sở giao dịch với tiền tệ hoặc cả các công cụ bổ sung khác như hàng hóa, cổ phiếu, tiền điện tử.

Ngoài nhà đầu tư nhỏ lẻ thì còn rất nhiều thành phần lớn hơn cũng tham gia vào thị trường ngoại hối như tổ chức, quỹ, chính phủ, ngân hàng Trung Ương,… Thậm chí các sàn môi giới cũng tham gia vào thị trường forex.

Các nhà môi giới thường kiếm lời từ những khoản phí hoa hồng từ giao dịch. Nhà đầu tư chỉ cần mở tài khoản tại sàn và nạp tiền vào là đã có thể bắt đầu giao dịch ngay. Bạn được cung cấp một tài khoản để đăng nhập vào nền tảng mà sàn hỗ trợ. Ở đây có bản đồ biến động giá của các công cụ tài chính, cách để bạn đặt lệnh cùng với nhiều chỉ báo phân tích hỗ trợ bạn giao dịch.

Tại sao phải chọn sàn forex uy tín?

Như mình chia sẻ ở phần đầu, khối lượng giao dịch trên thị trường ngoại hối cực kỳ khổng lồ. Khối lượng giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán New York là 22.4 tỷ Dollar mỗi ngày. Trong khi đó khối lượng giao dịch trên thị trường forex lên tới 6.6 nghìn tỷ Dollar. Sự chênh lệch lên tới hàng nghìn. Hiển nhiên so sánh cả thị trường forex với môt sàn chứng khoán thì khá khập khiễng. Nhưng bạn cần nhớ sàn NYSE là sàn chứng khoán lớn nhất trên thế giới. Cộng các sàn chứng khoán lớn lại thì thị trường ngoại hối vẫn lớn hơn ít nhất 200 lần.

Tuy nhiên, thật không may! Ngành công nghiệp này trong quá khứ đã từng có những kẻ lừa đảo quy mô lớn. Thông thường, không phải khu vực nào trên thế giới cũng có các quy định nghiêm ngặt đối với dịch vụ môi giới ngoại hối. Điển hình là Việt Nam. Nhà nước ta không cấm giao dịch ngoại hối. Nhưng đồng thời cũng không công nhận lĩnh vực này. Vì lẽ đó các nhà môi giới khi cung cấp dịch vụ forex cho thị trường Việt không cần phải đáp ứng bất kỳ quy định gì. Hiển nhiên vì không được bảo vệ nên thị trường Việt Nam trở thành một nơi lý tưởng cho những kẻ lừa đảo trên danh nghĩa sàn forex.

Các sàn forex lừa đảo có rất nhiều thủ đoạn khác nhau để khiến khách hàng mất tiền hoặc nạp vào mà không rút ra được. Thậm chí có những hình thức lừa đảo âm thầm diễn ra sau các sàn mô giới mà bạn tưởng chừng uy tín. Bạn vẫn có thể kiếm được lợi nhuận và rút được tiền. Tuy nhiên có rất nhiều cách để sàn thao túng, can thiệp vào lệnh mà bạn không biết được. Vì thế xem xét kỹ các điều kiện của sàn forex nhằm:

Tránh được sàn forex lừa đảo

Hầu như các sàn uy tín được xếp hạng cao trên thị trường đều được quản lý bởi ít nhất một cơ quan tài chính cấp I chẳng hạn như ASIC (Úc), FCA (Anh), SySEC (EU). Các tổ chức này đặt ra rất nhiều quy định đối với nhà môi giới mà mình cấp giấy phép như vốn chủ sở hữu, quy định tách biệt tài khoản, bảo vệ số dư âm, quỹ bồi thường nếu phá sản,… (Mình sẽ nói kỹ hơn ở phần sau). Với những quy định này thì ít nhất bạn sẽ không dính phải các nhà môi giới lừa đảo trắng trợn.

Được bồi thường

Thực tế đã có rất nhiều trường hợp sàn forex uy tín phải bồi thường cho khách hàng của mình. Chẳng hạn như trong cú giảm lịch sử của đồng CHF, sàn Exness đã bồi thường tới 15 triệu USD cho khách hành của mình. Và nhiều lần khác sàn cũng bồi thường khi sàn gặp sự cố hệ thống.

Bất kỳ lúc nào rủi ro cũng có thể xảy ra với nhà đầu tư. Vì vậy việc sàn xử lý chuyên nghiệp và minh bạch trong việc bồi thường là điều cần thiết. Thậm chí theo quy định của các tổ chức quản lý tài chính; như FCA đưa ra mức quỹ bồi thường lên tới 85.000 Bảng Anh hay CySEC lên tới mức 20.000 Bảng Anh. Một lần nữa mình khẳng định là giấy phép là điều cực kỳ quan trọng để đánh giá một sàn forex uy tín.

Được bảo vệ khi giao dịch

Các sàn uy tín dù yêu cầu hay không yêu cầu họ vẫn sẽ đảm bảo các quy tắc như tách biệt tài khoản và bảo vệ số dư âm. Tách biệt tài khoản có nghĩa là tiền ký quỹ của khách sẽ được giữ trong một tài khoản riêng biệt với tiền của nhà môi giới. Vì vậy sàn không thể sử dụng tiền của khách hàng cho mục đích khác. Đồng thời bất kỳ rủi ro gì xảy ra với sàn thì tiền kỹ quỹ của khách hàng vẫn được đảm bảo.

Thứ hai, quy định về bảo vệ số dư âm tức là bạn sẽ không bạo giờ mất nhiều hơn số tiền mà mình bỏ ra. Điều này có vẻ như khó có thể xảy ra. Nhưng nếu bạn sử dụng đòn bẩy, bạn có thể mất nhiều hơn những gì mình có. Vì vậy, nếu sàn biến động mạnh và khiến bạn không kịp cắt lỗ và thua lỗ nhiều hơn tiền ký quỹ của mình; sàn sẽ tự động hoàn lại và đưa tài khoản của bạn về mức 0.

Các tiêu chí để đánh giá sàn forex uy tín

Hiển nhiên khi bạn lựa chọn một nhà giao dịch, sẽ có những tiêu chí bạn ưu tiên hơn. Có những người họ thích sàn có phí giao dịch rẻ, nhiều chương trình khuyến mãi. Nhưng cũng có những người ưu tiên sàn uy tín cao, giao dịch minh bạch. Hoặc cũng có người mở tài khoản chỉ thích thích giao dịch trên nền tảng MT4 nên sàn phải có cung cấp ứng dụng này,…

Vì lẽ đó có rất nhiều tiêu chí để đánh giá sàn forex. Tuy nhiên, có những vấn đề cực kỳ quan trọng ảnh hưởng lớn đến tiền của bạn thì bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng. Trong phần này, mình sẽ liệt kê ra các tiêu chí quan trọng để đánh giá sàn forex là gì. Mặc dù khá dài nhưng các bạn hãy lưu ý kỹ phần này nhé!

Cơ quan quản lý và giấy phép

Như mình đã đề cập ở trên về tầm quan trọng của cơ quan quản lý đối với sàn forex. Tuy nhiên có một vấn đề có lẽ nhiều người vẫn nhầm lẫn. Đó là khi một nhà môi giới được quản lý bởi một cơ quan tài chính hàng đầu thì bạn sẽ được bảo vệ theo các quy định mà cơ quan này đặt ra cho sàn forex đó. Điều này không đúng bởi lẽ còn phải tùy thuộc vào khu vực bạn sống. Thông thường một sàn forex có thể có rất nhiều giấy phép. Mỗi giấy phép từ một cơ quan chỉ có thẩm quyền quản lý và giám sát trong một khu vực mà nó hoạt động. Vì vậy điều quan trọng là khu vực bạn sống được quản lý bởi cơ quan nào!

Mỗi cơ quan tài chính sẽ có những quy định khác nhau với nhà môi giới về tiêu chí bảo vệ khách hàng. Có những cơ quan yêu cầu nghiêm ngặt thì cũng có những cơ quan được ví như “cọp giấy”. Vì về cơ bản nó không yêu cầu gì nhiều đối với nhà môi giới.

Danh sách các cơ quan tài phán nghiêm ngặt

Về khu vực pháp lý, có các mức độ “nghiêm ngặt” khác nhau. Ví dụ, Mỹ và Nhật Bản được coi là có các cơ quan quản lý nghiêm ngặt nhất. Về cơ bản, khu vực pháp lý “càng chặt chẽ”, các nhà giao dịch cá nhân càng có nhiều biện pháp bảo vệ. Nhưng sàn môi giới phải thỏa mãn nhiều tiêu chí để hoạt động trong khu vực pháp lý đó. Một số yêu cầu cơ quan tài phán cấp I thường đặt ra:

  • Có văn phòng và nhân viên tại địa phương.
  • Một khoản tiền trả trước lớn để bắt đầu kinh doanh và phí cấp phép hàng năm
  • Quỹ bồi thường khi sàn phá sản và vốn đủ thanh toán khi nhà giao dịch có lời
  • Định kỳ báo cáo để xác minh sự chấp hành quy định của giấy phép

Thực sự các cơ quan tài chính thu phí rất cao và còn kèm theo các vấn đề đau đầu như đòn bẩy thấp, bảo vệ số dư âm, tách biệt tài khoản,… Tuy nhiên nếu muốn tăng độ uy tín để thu hút nhà đầu tư thì họ vẫn cần đăng ký.

Danh sách các cơ quan tài chính – Giấy phép quản lý nghiêm ngặt

Khu vực quyền hạn Cơ quan quản lý
Hoa Kỳ Ủy ban giao dịch hàng hóa kỳ hạn (CFTC) Hiệp hội hàng hóa kỳ hạn
quốc gia (NFA)
Nhật Bản Cơ quan Dịch vụ Tài chính (FSA)
Vương quốc Anh Cơ quan quản lý tài chính (FCA)
Canada Tổ chức quản lý ngành đầu tư của Canada (IIROC)
EU Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Síp (CySEC)
EU Cơ quan Dịch vụ Tài chính Malta (MFSA)
Singapore Cơ quan tiền tệ Singapore (MAS)
Hong Kong Ủy ban Chứng khoán và Hợp đồng Tương lai (SFC)
Châu Úc Ủy ban Đầu tư và Chứng khoán Úc (ASIC)
New Zealand Cơ quan quản lý thị trường tài chính (FMA)

Danh sách các cơ quan tài phán lỏng lẻo

Những cơ quan quản lý lỏng lẻo thường đặt ở các “khu vực pháp lý ngoài khơi” là các quốc gia có mức thuế thấp hoặc không có thuế. Luật doanh nghiệp tối đa hóa quyền riêng tư về tài chính và giảm thiểu sự can thiệp của quy định đối với cả cá nhân và tập đoàn.

Các nhà môi giới sẽ rất thích các cơ quan quản lý này vì:

  • Bắt đầu kinh doanh nhanh và rẻ
  • Yêu cầu vốn tối thiểu
  • Thuế thấp hoặc không có
  • Không cần báo cáo các hoạt động cho chính quyền
  • Không cần văn phòng thực tại địa phương và nhân viên

Danh sách các cơ quan tài chính – Giấy phép quản lý lỏng lẻo:

Khu vực quyền hạn Cơ quan quản lý
Belize Ủy ban Dịch vụ Tài chính Quốc tế Belize (IFSC)
Quần đảo Virgin thuộc Anh (BVI) Ủy ban Dịch vụ Tài chính BVI (FSC)
Quần đảo Cayman Cơ quan tiền tệ quần đảo Cayman (CIMA)
Quần đảo Cook
Đảo Marshall
Kenya Cơ quan quản lý thị trường vốn (CMA)
Mauritius Ủy ban Dịch vụ Tài chính (FSC)
Nam Phi Cơ quan quản lý khu vực tài chính (FSCA)
Saint Kitts và Nevis
Seychelles Cơ quan Dịch vụ Tài chính Seychelles (FSA)
St. Vincent & Grenadines (SVG) Cơ quan Dịch vụ Tài chính (FSA)
Vanuatu Ủy ban Dịch vụ Tài chính Vanuatu (VFSC).

Loại hình nhà môi giới

Bốn loại cơ bản của nhà môi giới cung cấp tài khoản nhà đầu tư bán lẻ cho giao dịch ngoại hối. Đó là:

  • Maket Maker (MM)
  • Mạng truyền thông điện tử (ECN)
  • Tiếp cận thị trường trực tiếp (DMA)
  • Xử lý trực tiếp (STP)

Các nhà tạo lập thị trường – Maket Maker là các nhà môi giới có bàn giao dịch (Dealing-Desk). Trong khi các nhà môi giới ECN, DMA và STP không khớp lệnh theo kiểu bàn giao dịch (No-dealing-desk). Sử dụng nhà môi giới Dealing-Desk hoặc nhà môi giới No-Dealing-Desk có thể ảnh hưởng đến chênh lệch và chi phí giao dịch liên quan.

Môi giới bàn giao dịch (DD)

Sử dụng bàn giao dịch, các nhà tạo lập thị trường đặt giá thầu/yêu cầu chênh lệch và các nhà giao dịch không được kết nối với các nhà cung cấp thanh khoản toàn cầu. Các nhà tạo lập thị trường khớp lệnh trong nội bộ và do đó sàn môi giới cũng là đối tác của nhà giao dịch. Các nhà giao dịch mới có thể được hưởng lợi từ các nhà tạo lập thị trường với phí spread cố định.  Vì khi là nhà tạo lập thị trường thì họ có thể đơn giản hóa việc tính toán phí giao dịch và hoa hồng cho người mới bắt đầu.

Môi giới không có bàn giao dịch (NDD)

Các nhà môi giới ECN, DMA và STP cung cấp các lệnh khớp theo kiểu NDD. Tức là nó cho phép nhà giao dịch kết nối trực tiếp các nhà cung cấp thanh khoản bên ngoài. Sàn môi giới chỉ cung cấp nền tảng giao dịch và ăn hoa hồng.

Cả 2 nhà môi giới ECN và STP đều kết nối các nhà giao dịch với các nhà cung cấp thanh khoản toàn cầu lớn. Tuy nhiên, các nhà môi giới STP có quyền kiểm soát các nguồn thanh khoản của họ trong khi các nhà môi giới ECN thì không. Tương tự như vậy, khách hàng của các nhà môi giới DMA có quyền truy cập trực tiếp vào thị trường và có thể xem tất cả các mức giá có sẵn do các nguồn thanh khoản khác nhau cung cấp. Đôi khi, các nhà môi giới có thể cung cấp các phương pháp kết hợp ở trên như ECN+STP. Thậm chí có thể cung cấp mỗi tài khoản một loại khác nhau. Bạn có thể thấy rất nhiều nhà môi giới có tài khoản ECN riêng.

Các nhà môi giới NDD cung cấp mức chênh lệch thấp nhất và chặt chẽ. Các sàn môi giới kiểu này sẽ rất phù hợp với các nhà đầu tư theo đuổi phong cách giao dịch trong ngày, lướt sóng hay sử dụng tính năng EA.

Tốc độ thực thi và trượt giá trên sàn forex

Thị trường ngoại hối là một thị trường quy mô lớn và thường xuyên biến động mạnh. Vì lẽ đó giá sẽ được điều chỉnh liên tục thậm chí là trong từng mili giây. Cho nên việc bạn vào lệnh với một mức giá này nhưng lại bị trượt và khớp tại một mức giá cao hơn hay thấp hơn là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên nếu tốc độ xử lý của nền tảng bạn dùng quá chậm thì có thể mức trượt giá sẽ đi xa hơn. Vì thế cho nên các nhà giao dịch cần chọn các nhà môi giới có tốc độ khớp lệnh nhanh.

Để đảm bảo tốc độ giao dịch nhanh chóng, các sàn forex thường sử dụng cáp quang để kết nối với các nhà cung cấp thanh khoản lớn. Các máy chủ của Equinix ở New York và London cho phép các nhà môi giới đạt được độ trễ thấp bất kể vị trí của nhà môi giới.

Lệnh thị trường

Thông thường các sàn môi giới sẽ cung cấp nhiều cách thức khớp lệnh khác nhau. Chẳng hạn tài khoản bạn sử dụng đang theo kiểu khớp lệnh tức thì. Như vậy khi bạn đặt lệnh thì nó sẽ khớp tại đúng giá mà bạn yêu cầu. Nếu có trượt giá thì sàn sẽ báo giá lại và đến khi bạn xác nhận, lệnh mới được khớp. Như thế bạn thì sẽ hạn chế trượt giá nhưng bạn có thể bỏ qua thời điểm vàng để được giá tốt nhất. Hoặc với một cách khớp lệnh khác là khớp lệnh thị trường; giá sẽ được khớp tại mức mà lệnh được xử lý. Rủi ro là có thể bị trượt giá lớn nhưng nó khớp lệnh nhanh và không bị báo giá lại. Vì vậy quan trọng vẫn là một nền tảng xử lý nhanh để theo kịp thị trường.

Lệnh giới hạn

Lệnh giới hạn hay còn gọi là lệnh chờ. Khi sử dụng loại lệnh này, bạn sẽ thiết lập trước các mức giá mong muốn để mua hoặc bán. Lệnh sẽ được khớp ngay khi giá di chuyển theo đúng hướng và chạm vào mức giá bạn đã đặt trước.

Các loại phí trên sàn forex

Một vấn đề quan trọng không kém việc một chọn sàn forex uy tín đó chính là chi phí giao dịch như thế nào. Ngày nay với việc rất nhiều sàn forex mới xuất hiện khiến sự cạnh tranh trong ngành càng trở nên gay gắt hơn. Và việc cung cấp mức phí rẻ nhất đương nhiên vẫn là cách hấp dẫn nhất. Nhờ vậy mà giờ đây các nhà giao dịch có thể nhận được các mức phí giao dịch cực tốt. Hãy so sánh thật kỹ lưỡng để kiểm tra mức phí của sàn môi giới bạn đang muốn mở tài khoản.

Thông thường sẽ có 2 loại phí khác nhau bạn phải chi trả cho bất kỳ một sàn môi giới nào.

  • Phí giao dich: Các loại phí này chỉ phát sinh khi bạn tiến hành một giao dịch nào đó. Chủ yếu là phí spread, hoa hồng và phí qua đêm.
  • Phí phi giao dịch: Đây là phí bạn phải trả để duy trì sự hoạt động của tài khoản. Bao gồm phí rút-nạp tiền, phí không hoạt động,…

Bây giờ hãy cùng tìm hiểu cụ thể hơn về các loại phí này!

Phí giao dịch

Phí spread (chênh lệch) như mình đã từng nói ở phần trên. Đây là phí chênh lệch giữa giá BID (bán ra) và giá ASK (mua vào).

Phí hoa hồng thường là một mức phí cố định để bù đắp nếu sàn cung cấp phí spread quá chặt.

Phí swap là phí qua đêm bị tính khi bạn giữ lệnh qua đêm. Đây là phí mà hầu như sàn nào cũng tính và nó dựa trên lãi suất chênh lệch của các loại tiền tệ. Vì thế mình sẽ không đề cập nhiều đến phí này.

Tiếp tục với phí spread và phí hoa hồng, 2 loại phí quan trọng nhất khi bạn xem xét một sàn forex. Thường nó sẽ thay đổi theo các loại tài khoản sàn cung cấp.

  • Tài khoản có hoa hồng: Spread thấp + mức hoa hồng cố định (thường là tài khoản ECN)
  • Tài khoản không hoa hồng: Tài khoản không tính phí hoa hồng nhưng thường spread thả nổi rất lớn.
  • Tài khoản spread cố định: Tài khoản này thường có mức spread được tính ở mức cố định rất cao.

Thông thường tài khoản ECN sẽ là tài khoản được nhiều nhà đầu tư yêu thích nhất. Khi sàn tính một mức phí hoa hồng cố định với tài khoản của bạn thì phí spread sẽ biến động chặt chẽ hơn và cực thấp có thể từ 0.0pips. Lưu ý thêm là với các công cụ tài chính khác nhau thì mức spread trung bình cũng khác nhau. Có những sàn cung cấp spread tốt với cặp EUR/USD nhưng có sàn lại tốt hơn với cặp AUD/USD. Vì thế hãy cố gắng xác định công cụ mình muốn đầu tư và xem xét phí cụ thể trên sàn forex bạn muốn mở tài khoản trước.

Tuy nhiên, với các nhà đầu tư mới, các bạn có lẽ nên chọn sàn có spread cố định vì nó dễ tính toán lãi và lỗ hơn.

Phí phi giao dịch

Các sàn forex thường có quy định về một mức phí nào đó đối với một tài khoản không hoạt động. Có sàn thu phí không hoạt động sau 3 tháng không có bất kỳ giao dịch gì. Nhưng cũng có sàn tính 6 tháng, 12 tháng,… Và quan trọng cũng có những sàn không thu phí này. Nếu bạn chưa có một kế hoạch đầu tư gì mà vẫn muốn mở tài khoản hãy lưu ý vấn đề này.

Một vấn đề nữa là phí nạp tiền và rút tiền. Phí này có thể rất lớn ở một số sàn. Thông thường hầu hết các sàn forex hàng đầu hiện nay đều không thu phí nạp tiền. Nhưng phí rút tiền thì có, hiển nhiên cũng có sàn hoàn phí rút tiền cho bạn. Vì vậy hãy xem xét mức phí rút tiền cũng như cổng hỗ trợ rút tiền để không bị shock nếu lỡ sàn thu phí quá cao.

Nền tảng giao dịch của sàn forex

Dù bạn là nhà đầu tư theo chiều hướng giao dịch xã hội hoặc phát triển chiến lược giao dịch thuật toán phức tạp thì điều quan trọng nhất vẫn là chọn một nền tảng giao dịch có thể cung cấp khả năng truy cập thị trường cùng với các công cụ giao dịch để đạt được được mục tiêu của mình.

Một sự đảm bảo cho nền tảng giao dịch từ nhà môi giới có thể đáp ứng được yêu cầu này là cần thiết khi bạn không có nhiều cơ hôi để trải nghiệm hết tất cả. Vì thế nhiều nhà đầu tư sẽ chọn các sàn forex cung cấp nền tảng từ bên thứ 3 với cộng đồng giao dịch có sẵn cùng với một phạm vi rộng các công cụ giao dịch phổ biến.

Một khía cạnh nữa đó là nền tảng giao dịch cần tương thích với nhiều thiết bị khác nhau. Như thế cho dù bạn thích sử dụng máy tính chuyên môn hóa hay linh hoạt di động thì vẫn có thể sử dụng.

Giao dịch thuật toán

Ba nền tảng giao dịch ngoại hối của bên thứ ba phổ biến nhất là MetaTrader 4 (MT4), MetaTrader 5 (MT5) và cTrader. Cũng như tính dễ sử dụng và các công cụ phân tích kỹ thuật, mỗi nền tảng đều được đánh giá cao về các tính năng giao dịch tự động. Cố vấn chuyên gia – EA của MetaTrader (EA) và cBots của cTrader cho phép các nhà giao dịch phát triển (hoặc tải xuống) các thuật toán giao dịch phức tạp tự động vào và thoát giao dịch cũng như quét thị trường để tìm cơ hội.

Mặc dù một số nền tảng độc quyền nhất định cung cấp các tính năng giao dịch tự động, EA và cBots cung cấp các công cụ cần thiết cho các chiến lược thuật toán nâng cao, cùng với các thị trường lớn để mua hoặc tải xuống rô bốt giao dịch miễn phí.

Giao dịch Social-Copy

Giao dịch Social-Copy là một phương pháp giao dịch tự động khác có thể dễ tiếp cận hơn đối với những người mới tham gia giao dịch ngoại hối. Trong khi các nền tảng như MT4 và MT5 cung cấp giao dịch sao chép thông qua Tín hiệu MetaTrader , một số nhà môi giới nhất định cung cấp dịch vụ sao chép tài khoản thông qua các nền tảng giao dịch xã hội thuần túy. Ví dụ: mạng giao dịch xã hội của eToro cho phép người dùng sao chép giao dịch của các nhà đầu tư có kinh nghiệm hơn trong khi vẫn cập nhật thị trường thông qua nguồn cấp tin tức và diễn đàn cộng đồng.

Công cụ môi giới – Quản lý rủi ro, Phần mềm

Để tự bảo vệ mình trước sự biến động của thị trường và rủi ro cao trong giao dịch ngoại hối, nhiều nhà đầu tư tìm đến các nhà môi giới với một loạt các công cụ quản lý rủi ro như các loại lệnh và tài khoản demo.

Các loại lệnh

Các loại lệnh có thể giúp giảm thiểu thiệt hại của bạn khi biến động giá của các cặp tiền tệ không có lợi cho bạn. Mặc dù gần như tất cả các nền tảng giao dịch và nhà môi giới đều cung cấp các loại lệnh cơ bản như Lệnh thị trường và Lệnh cắt lỗ. Nhưng không phải tất cả đều cung cấp các loại lệnh nâng cao hoặc Lệnh cắt lỗ được đảm bảo (GSLO).

Với một mức phí bảo hiểm, một số nhà môi giới cho phép nhà giao dịch đặt GSLO để đảm bảo giao dịch sẽ được đóng ở mức giá được chỉ định của nhà giao dịch, bất kể mức chênh lệch giá hoặc biến động thị trường. Nếu bạn yêu cầu các loại lệnh nâng cao hoặc GSLO, tốt nhất nên kiểm tra nhà môi giới ưa thích của bạn có cung cấp các công cụ quản lý rủi ro như vậy không.

Tài khoản Demo

Cho dù bạn là một nhà giao dịch mới muốn tìm một giao diện dễ sử dụng hay một nhà đầu tư có kinh nghiệm đang tìm kiếm các công cụ giao dịch nâng cao, tài khoản demo cho phép nhà giao dịch thử nghiệm các chiến lược giao dịch và làm quen với nền tảng giao dịch trước khi mở tài khoản thực. Vì các nhà giao dịch có thể thực hành các chiến lược và thử nghiệm rô bốt giao dịch với dữ liệu thị trường thời gian thực, tài khoản demo là một cách tuyệt vời để giảm rủi ro cao trong giao dịch ngoại hối. Trong khi một số nhà môi giới cho phép truy cập không giới hạn và số dư giao dịch ảo, một số tài khoản demo có giới hạn về thời gian và số tiền ảo hạn chế.

Chính sách nạp – rút tiền của sàn forex

Một vấn đề nữa mà các nhà đầu tư cần đặc biệt lưu tâm, đó chính là quy định về cách thức nạp-rút tiền, số tiền nạp tối thiểu và có phí rút tiền hay không. Bởi trong quá khứ đã có rất nhiều sàn forex lừa đảo, bạn nạp tiền vào thì dễ mà rút ra thì rất khó. Hoặc các hình thức nạp/rút tiền tại sàn không phải là kênh mà bạn sử dụng quen thuộc cho nên sẽ rất bất tiện.

Yêu cầu số tiền nạp tối thiểu

Tùy vào sàn giao dịch mà có thể bạn sẽ bị yêu cầu một số tiền nạp tối thiểu nhất định để bắt đầu giao dịch và cũng có một vài sàn không cần bạn nạp tiền vào trước. Tuy nhiên, khi mở tài khoản thì việc nạp tiền vào để giao dịch thử cũng là điều tất nhiên. Nhưng có vài sàn yêu cầu số tiền nạp vào rất lớn chẳng hạn như tối thiểu là 500$ thì nó khá lớn cho một người mới bắt đầu và chưa có kế hoạch giao dịch gì.

Các cổng nạp-rút tiền được hỗ trợ

Hầu như các công ty môi giới ngoại hối đều là các tập đoàn đa quốc gia. Cho nên không phải sàn môi giới nào cũng hỗ trợ chuyển khoản qua ngân hàng nội địa với VND. Tuy nhiên đương nhiên sẽ vẫn có nhưng bạn không nhất thiết phải đặt nặng vấn đề này. Sử dụng thẻ tín dụng như visa hay mastercard hoặc các ví điện tử như Skrill, Neteller cũng rất thuận tiện. Nói chung các sàn forex uy tín nên hỗ trợ các phương thức nạp tiền phổ biến sau:

  • Các phương thức thanh toán bằng ví điện tử như Skrill, Neteller, PayPal và Bitcoin Wallets
  • Thẻ tín dụng, chủ yếu là qua thẻ Visa và Mastercard
  • Chuyển khoản ngân hàng

Phí gửi và rút tiền

Một phần cũng quan trọng không kém khi so sánh các nhà môi giới trực tuyến là biểu phí của họ. Ví dụ, một số nhà môi giới cho phép rút tiền miễn phí không giới hạn; những người khác cung cấp một lần rút tiền miễn phí mỗi tháng, với bất kỳ lần rút tiền tiếp theo nào đều phải trả phí, trong khi một số ít tính phí cho mỗi lần rút tiền. Bạn nên tìm kiếm các nhà môi giới có cung cấp biểu phí rút tiền rõ ràng trên website của mình. Điều này ít ra cũng đảm bảo sàn minh bạch trong hoạt động nạp-rút tiền của khách hàng.

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng của sàn forex

Cuối cùng là dịch vụ hỗ trợ khách hàng, phần mà có lẽ nhiều nhà giao dịch không thực sự chú trọng. Cho đến khi bạn thực sự gặp vấn đề và không thể liên lạc với ai. Điều này thực sự đáng sợ! Cho nên hãy kiểm tra các cách thức hỗ trợ và thử liên lạc để hỏi bất kỳ vấn đề gì. Điều này sẽ giúp bạn biết được tốc độ hỗ trợ của sàn cũng như các thắc mắc có được giải đáp một cách tốt nhất.

Bởi các sàn forex là sàn quốc tế, rất ít sàn có văn phòng đại diện trong nước. Vì vậy hầu như các sàn forex uy tín sẽ hỗ trợ khách hàng qua chatbot, email, điện thoại và các kênh social. Thật tốt nếu sàn có hỗ trợ bạn bằng tiếng Việt. Nhưng nếu không có, bạn có thể sử dụng công cụ dịch thuật để trao đổi. Họ vẫn cố gắng để hiểu và hỗ trợ bạn nhiệt tình. Vì forex không giao dịch vào cuối tuần cho nên đa số sẽ hỗ trợ 24/5. Nhưng một số sàn cung cấp nhiều công cụ giao dịch cả tuần thì sẽ hỗ trợ 24/7.

Thật sự khi đánh giá nhiều sàn forex, đọc các đánh giá từ khách hàng ở các khu vực khác nhau. Có rất nhiều vấn đề có thể xảy ra với nhà giao dịch. Chưa kể các vấn đề xảy ra trong quá trình giao dịch, lỗi hệ thống, một vài sàn có bảo mật nâng cao có thể vô tình khóa tài khoản của bạn nếu nhận thấy bất kỳ vấn đề bất thường nào. Nhưng nếu sàn có đội ngũ hỗ trợ mỏng có thể bị quá tải khi khách hàng yêu cầu hỗ trợ quá nhiều. Vậy đến bao giờ thì bạn mới tới lượt? Đừng chủ quan mà hãy tìm hiểu thật kỹ lưỡng vấn đề này nhé!

Top 10 sàn forex uy tín nhất thế giới

Với các tiêu chí đánh giá sàn forex uy tín trên, có lẽ với mỗi nhà đầu tư khác nhau sẽ có những ưu tiên khác nhau. Một sàn forex được nhiều người sử dụng chưa chắc đã là sàn forex khiến bạn yêu thích nhất! Cho nên hãy tự mình tìm hiểu và đánh giá để chọn cho mình một nơi giao dịch phù hợp. Trong phần này Tienaogiaot sẽ tổng hợp 10 sàn forex uy tín nhất mà qua tìm hiểu, đánh giá mình cho rằng nó thỏa mãn nhiều tiêu chí mà mình đã đề cập ở trên.

Sàn Exness

– Giấy phép: Exness được quản lý bởi Cơ quan Quản lý Tài chính (FCA) của Anh; Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Síp (CySEC), Financial Sector Conduct Authority (FSCA) tại Nam Phi; Cơ quan Dịch vụ Tài chính Seychelles (FSA); Ngân hàng Trung ương Curaçao và Sint Maarten; Ủy ban Dịch vụ Tài chính (FSC) tại Quần đảo Virgin; Ủy ban Dịch vụ Tài chính (FSC) tại Mauritius.

*Exness có tiềm lực tài chính lớn, thường xuyên công bố báo cáo tài chính. Thực tế đã từng đền bù cho khách hàng trong nhiều tình huống xảy ra sự cố.

Nhà môi giới hàng đầu - Exness
Nhà môi giới hàng đầu – Exness

Đánh giá điều kiện giao dịch

– Công cụ giao dịch: Exness cung cấp đa dạng từ cặp tiền tệ forex cho đến cổ phiếu, chỉ số, kim loại, nặng lượng, tiền điện tử. Mặc dù số lượng công cụ không quá lớn nhưng đa phần là nhưng công cụ phổ biến nhất.

– Các nền tảng giao dịch: MetaTrader 4 (MT4), MetaTrader 5 (MT5), Exness Trader, Exness Terminal, Social Trading.

– Cách thức nạp – rút tiền: Exness cung cấp rất nhiều phương thức nạp và rút tiền khác nhau và cho phép cả đơn vị tiền pháp định của Việt Nam là VND. Thời gian xử lý nạp và rút khá nhanh và không tốn phí. Bạn có thể nạp-rút tiền qua tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng và nhiều loại ví điện tử.

– Hỗ trợ khách hàng: Exness hỗ trợ khách hàng qua nhiều kênh như email, chat trực tiếp, mạng xã hội và điện thoại. Tốc độ hỗ trợ của sàn rất nhanh dù có khối lượng khách hàng cực kỳ đông. Quan trọng nhất sàn có hỗ trợ tiếng Việt nên rất thuận lợi cho trader Việt Nam.

– Các loại tài khoản và phí giao dịch

Các loại tài khoản Số tiền gửi tối thiểu Phí chênh lệch Spread Phí hoa hồng Đòn bẩy tối đa
Tài khoản Standard Không yêu cầu Thấp nhất là 0.3 pips Không có Không giới hạn
Tài khoản Standard Cent Không yêu cầu Thấp nhất là 0.3 pips Không có Không giới hạn
Tài khoản Raw-spread 200$ Thấp nhất là 0.0 pips 3.5$/lot mỗi chiều Không giới hạn
Tài khoản Zero 200$ Thấp nhất là 0.0 pips 0.2$/lot mỗi chiều Không giới hạn
Tài khoản Pro 200$ Thấp nhất là 0.1 pips Không có Không giới hạn

Ưu điểm của sàn Exness

  • Độ an toàn cao với 2 giấy phéo cập I là FCA và CySEC
  • Chi phí giao dịch gần như thấp nhất trên thị trường
  • Đòn bẩy cao tới không giới hạn
  • Đa dạng loại nền tảng, tài khoản
  • Gửi-nạp tiền dễ dàng và nhanh chóng

Nhược điểm của sàn Exness

  • Công cụ giao dịch ít hơn nhiều sàn top đầu khác
  • Ít chương trình bonus, khuyến mãi

Sàn XTB

– Giấy phép: XTB được quản lý bởi các tổ chức tài chính như Cơ quan quản lý tài chính của Vương quốc Anh (FCA); Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Síp (CySEC); Cơ quan Giám sát Tài chính Ba Lan (KNF); Ủy ban Thị trường Chứng khoán Quốc gia (CNMV) của Tây Ban Nha; Cơ quan Dịch vụ Tài chính Dubai (DFSA); Ủy ban Dịch vụ Tài chính Quốc tế của Belize (IFSC)

* Trader Việt sẽ thuộc phạm vi điều chỉnh của IFSC không có quỹ bảo hiểm và quy định bảo vệ số dư âm.

Đánh giá điều kiện giao dịch

– Công cụ giao dịch: XTB có sẵn nhiều công cụ giao dịch khác nhau từ forex đến CFD cổ phiếu và ETF, hàng hóa, chỉ số, tiền điện tử. Lưu ý tiền điện tử giao dịch dưới dạng CFD chứ không phải mua tài sản thực như các sàn tiền điện tử thông thường.

– Nền tảng giao dịch: xStation 5

– Cách thức nạp-rút tiền: XTB hỗ trợ nhiều cổng nạp tiền khác nhau nhưng chỉ cho phép rút tiền về tài khoản ngân hàng. Sàn có thể tính phí đối với nạp tiền qua ví điện tử và rút tiền dưới 50$.

– Dịch vụ khách hàng: Hỗ trợ cực kỳ nhanh chóng và rất tốt trên cả chat, email và điện thoại. Điểm cộng là sàn có hỗ trợ ngôn ngữ Tiếng Việt.

– Các loại tài khoản và phí giao dịch

Các loại tài khoản Số tiền gửi tối thiểu Phí chênh lệch Spread Phí hoa hồng Đòn bẩy
Tài khoản Standard Không quy định Thấp nhất là 0.35 pips Không có 1:500

Ưu điểm của sàn XTB

  • Độ an toàn cao vì được quản lý bởi nhiều tổ chức uy tín
  • Không bị yêu cầu số tiền nạp tối thiểu
  • Nhiều công cụ không bị tính phí hoa hồng và phí qua đêm
  • Nhiều chương trình bonus và hỗ trợ khách hàng tốt

Nhược điểm của sàn XTB

  • Không có nền tảng MT4 và MT5
  • Chỉ có 1 tài khoản giao dịch duy nhất
  • Rút tiền chỉ qua tài khoản ngân hàng và thu phí nếu rút dưới 50$

Sàn XM

– Giấy phép của XM: XM được quản lý bởi Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Síp (CySEC); Ủy ban Dịch vụ Tài chính Quốc tế (IFSC); Ủy ban Chứng khoán và Đầu tư Úc (ASIC); Cơ quan Dịch vụ Tài chính Dubai (DFSA).

* Trader Việt thuộc khu vực chịu quản lý bởi giấy phép của Ủy ban Dịch vụ Tài chính Quốc tế (IFSC) với các quy định khá lỏng lẻo. Tuy nhiên, XM vẫn cung cấp bảo vệ số dư âm và tách biệt tài khoản của khách hàng.

Sàn XM
Sàn XM

Đánh giá điều kiện giao dịch

– Các công cụ giao dịch: XM cung cấp danh mục đầu tư khá rộng với 57 cặp tiền tệ forex vàhơn 1200+ CFD cổ phiếu. Hàng hóa được giao dịch khá đa dạng từ nông sản tới năng lượng và kim loại.

– Nền tảng giao dịch: MT4 và MT5

– Cách thức nạp – rút tiền: XM có sẵn nhiều cổng nạp và rút tiền như chuyển khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, ví điện tử (Moneybookers, Skrill, Neteller, Moneygram). Nạp tiền được miễn phí trên mọi phương thức. Rút tiền bị tính phí duy nhất với chuyển khoản ngân hàng.

– Hỗ trợ khách hàng: Dịch vụ được đánh giá cao, hỗ trợ qua đầy đủ các kênh bao gồm chatbot, email, điện thoại. Thời gian phản hồi nhanh chóng và giải đáp thắc mắc tốt. Xm có hỗ trợ ngôn ngữ tiếng Việt.

– Các loại tài khoản và phí giao dịch

Các loại tài khoản Số tiền gửi tối thiểu Phí chênh lệch Spread Phí hoa hồng Đòn bẩy tối đa
Tài khoản  Micro 5$ Thấp nhất là 1 pips Không Lên đến 1: 888
Tài khoản standard 5$ Thấp nhất là 1 pips Không Lên đến 1: 888
Tài khoản XM Ultra Low 5$ Thấp nhất là 0,6 pips Không Lên đến 1: 888
Tài khoản share 10.000$ Theo tỷ giá cơ bản Không có đòn bẩy
Tài khoản XM free Swap 5$ Thấp nhất là 1 pips Không Lên đến 1: 888

Ưu điểm của sàn XM

  • Nhiều loại tài khoản giao dịch
  • Hơn 1.000 công cụ tài chính có sẵn
  • Hỗ trợ khách hàng tốt
  • Tài khoản demo không hết hạn
  • Tiền nạp tối thiểu thấp

Nhược điểm của sàn XM

  • Không có giao dịch tiền điện tử
  • Không có tùy chọn giao dịch social-copy
  • Có tính phí không hoạt động 5$ sau 3 tháng
  • Tối đa 300 vị thế mở
  • Không có nền tảng độc quyền

Sàn IC Markets

Giấy phép: IC Markets được giám sat bởi 2 cơ quan tài chính cấp I là Ủy ban Đầu tư và Chứng khoán Úc (ASIC) và Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Síp (CySEC); 2 cơ quan tài chính cấp III là Cơ quan Dịch vụ Tài chính (FSA) của Seychelles và Ủy ban Chứng khoán Bahamas (SCB).

*Trader Việt Nam giao dịch thông qua Raw Trading Ltd theo giấy phép của Cơ quan Dịch vụ Tài chính (FSA) – Seychelles. Đây là một cơ quan có quy định quản lý khá lỏng lẻo nhưng bạn có thể yên tâm là sàn có bổ sung quỹ bảo lên đến 1.000.000 USD cho mỗi khách hàng, quy định về tách biệt tài khoản và bảo vệ số dư âm dù không bắt buộc.

Sàn IC Markets
Sàn IC Markets

Đánh giá điều kiện giao dịch

– Công cụ giao dịch: IC Markets có sẵn tới hơn 2000+ công cụ tài chính từ forex đến CFD chỉ số, cổ phiếu và ETF, CFD tiền điện tử, hàng hóa , trái phiếu, hợp đồng kỳ hạn. Đây là một danh mục đầu tư lớn và đa dạng để các trader thoải mái lựa chọn. Lưu ý tiền điện tử chỉ được phép giao dịch dưới dạng CFD.

– Nền tảng giao dịch: Nền tảng MetaTrader MT4 và MT5, Ctrader

– Cách thức nạp – rút tiền: Tương tự như nhiều sàn forex khác, IC Markets cũng hỗ trợ nhiều kênh nạp rút tiền khác nhau như chuyển khoản ngân hàng, thẻ tín dụng và ví điện tử. Bạn không bị thu phí nạp và rút tiền. Tài khoản rút ra phải cùng tài khoản bạn nộp tiền vào.

– Hỗ trợ khách hàng: IC Markets cung cấp nhiều cách thức hỗ trợ khách hàng như email, điện thoại, chatbot, biểu mẫu điền trên website, mạng xã hội. Sàn có hỗ trợ tiếng Việt với thời gian hỗ trợ 24/7.

– Các loại tài khoản và phí giao dịch

Các loại tài khoản Số tiền gửi tối thiểu Phí chênh lệch Spread Phí hoa hồng Đòn bẩy tối đa
Tài khoản Raw Spread (cTrader) 200$ Thấp nhất là 0.0 pips 3.0$/lot/chiều 1:500
Tài khoản Raw Spread (Metatrader) 200$ Thấp nhất là 0.6 pips 3.5$/lot/chiều 1:500
Tài khoản standard 200$ Thấp nhất là 0.6 pips Không có 1:500

Ưu điểm của sàn IC Markets

  • Được giám sát bởi nhiều tổ chức uy tín
  • Phí giao dịch cạnh trạnh, đặc biệt spread rất chặt chẽ
  • Nhiều cách để nạp tiền vào tài khoản
  • Nhiều tài liệu nghiên cứu, đào tạo, hỗ trợ khách hàng tốt
  • Tài khoản demo không hết hạn
  • Là sàn ECN có tốc độ xử lý nhanh và ít báo giá lại

Nhược điểm của sàn IC Markets

  • Trượt giá thường xuyên xảy ra

Sàn FXTM

Giấy phép: FXTM là thương hiệu của Forex Time Limited và được quản lý bởi Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Síp (Cyprus), FSCA của Nam Phi và Cơ quan Quản lý Khu vực Tài chính (Vương quốc Anh).

*Có quỹ bồi thường cho khách hàng khu vực quốc tế, được kiểm toán bởi Big4 nên tính minh bạch cao. Dù không bắt buộc sàn vẫn đảm bảo quy định tách biệt tài khoản và bảo vệ số dư âm.

Đánh giá điều kiện giao dịch

– Công cụ giao dịch: FXTM có sẵn để giao dịch với các cặp tiền tệ, CFD, cổ phiếu, tiền điện tử, kim loại quý và hàng hóa. Công cụ giao dịch còn hạn chế nhiều so với các sàn khác nhưng bù lại có thêm sản phẩm là Chỉ số FX và rổ cổ phiếu

– Nền tảng giao dịch: MetaTrader MT4 và MT5. Đặc biệt các nhà giao dịch ngoại hối mới có thể sao chép giao dịch theo thời gian thực bằng cách theo dõi các nhà giao dịch có kinh nghiệm thông qua nền tảng FXTM Invest.

– Cách thức nạp- rút tiền: FXTM cho phép gửi tiền từ nhiều phương thức thanh toán như thẻ tín dụng (VISA, Master), Chuyển khoản ngân hàng, Maestro, Skrill, Neteller, Webmoney, VLoad,.. FXTM thậm chí còn hỗ trợ thanh toán bitcoin và ví tiền điện tử.

– Hỗ trợ khách hàng: Sàn hỗ trợ thông qua điện thoại, chat, email và các kênh social chat. Tốc độ xử lý vấn đề của khách hàng nhanh và phục vụ 24/5.

– Các loại tài khoản và phí giao dịch

Các loại tài khoản Số tiền gửi tối thiểu Phí chênh lệch Spread Phí hoa hồng Đòn bẩy tối đa
Tài khoản Micro 10 $/€/£ Thấp nhất là 1.5 pips Không có 1:1000
Tài khoản Advantage 500 $/€/£ Thấp nhất là 0.0 pips 0.4$ – 2$ tùy theo khối lượng 1:2000
Tài khoản Advantage Plus 500 $/€/£ Thấp nhất là 1.5 pips Không có 1:2000

Ưu điểm của sàn FXTM

  • Được quản lý bởi những cơ quan uy tín nên độ an toàn cao
  • Nổi bật với phần mềm FXTM Invest – sao chép tùy chọn giao dịch
  • Phạm vi tài khoản với số tiền gửi tối thiểu hợp lý
  • Đòn bẩy lên đến 1: 2000

Nhược điểm của sàn FXTM

  • Công cụ giao dịch còn hạn chế
  • Cho phép tối đa 300 đơn đặt hàng đang chờ xử lý

Sàn FBS

Giấy phép: FBS được quản lý bởi Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Síp (CySEC); Ủy ban Chứng khoán và Đầu tư Úc (ASIC); Cơ quan quản lý khu vực tài chính Nam Phi (FSCA); Ủy ban Dịch vụ Tài chính Quốc tế (IFSC) của Belize.

*Nhà đầu tư quốc tế được bảo vệ số dự âm và tách biệt tài khoản. Các thông tin thỏa thuận với nhà giao dịch cũng như khuyến cáo về rủi ro giao dịch được công khai trên website.

Đánh giá điều kiện giao dịch

– Công cụ giao dịch: Số lượng công cụ giao dịch cung cấp trên sàn không thực sự đa dạng. Với hơn 37 cặp tiền tệ, 12 chỉ số chứng khoán (CFD), hơn 100 CFD cổ phiếu, hơn 5 CFD hàng hóa và hơn 100 cặp tiền điện tử kết hợp fiat/tiền điện tử.

– Nền tảng giao dịch:  MetaTrader 4 và MetaTrader 5; nền tảng giao dịch trên thiết bị di động FBS Trader.

– Cách thức nạp rút tiền: Nhìn chung khá đa dạng, tốt nhất bạn nên sử dụng ngân hàng nội địa vì hỗ trợ VND và không thu phí nạp-rút tiền. Nếu sử dụng các cổng như thẻ tín dụng hay ví điện tử có thể bị mất phí rút tiền. Thời gian xử lý quá trình nạp và rút tiền cũng khá nhanh chóng.

– Hỗ trợ khách hàng: FBS cung cấp đầy đủ cách thức hỗ trợ như các sàn trên với thời gian 24/7. Các thử nghiệm dịch vụ hỗ trợ khách hàng trên sàn nhìn chung là tốt.

– Các loại tài khoản và phí giao dịch

Các loại tài khoản

Tiền gửi ban đầu Phí spread Phí hoa hồng Đòn bẩy tối đa
Tài khoản Cent Từ 1 $ Thả nổi từ 1 pips 0 $ Lên đến 1: 1000
Tài khoản Micro Từ 5 $ Cố định từ 3 pips 0 $ Lên đến 1: 3000
Tài khoản Standard Từ 100 $ Thả nổi từ 0,5 pips 0 $ Lên đến 1: 3000
Tài khoản Zero Spread Từ 500 $ Cố định 0 pips Từ 20$ /lot Lên đến 1: 3000
Tài khoản ECN Từ 1000 $ Thả nổi từ -1 pip 6$ Lên đến 1: 500

Bạn có thể nạp tiền vào tài khoản bằng VISA, Neteller, Stic Pay, Skrill, Perfect Money và ví Bit.

Ưu điểm của sàn FBS

  • Độ an toàn khi giao dịch trên sàn cao
  • Đòn bẩy lên đến 1: 3000
  • Nền tảng dựa trên ứng dụng FBS độc quyền
  • Phí giao dịch cạnh tranh
  • Nhiều chương trình khuyến mãi, nghiên cứu và đào tạo

Nhược điểm của sàn FBS

  • Phí swap nhiều thời điểm rất cao. Đôi lúc spread giãn rộng.
  • Khoản tiền gửi ban đầu cao 1000$ cho tài khoản ECN
  • Không thể giao dịch trên tiền điện tử thực

Sàn Liteforex

Giấy phép: LiteForex được giám sát bởi các tổ chức như: Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Síp (CySEC) và Cơ quan tài chính St Vincent & The Grenadines (SVGFSA).

* Khách hàng của Liteforex dù thuộc khu vực nào cũng đều được bảo vệ theo quy định tách biệt tài khoản, và duy trì số dư bằng 0.

Sàn Liteforex
Sàn Liteforex

Đánh giá điều kiện giao dịch

– Công cụ giao dịch: Có thể nói LiteForex chỉ cung cấp số lượng công cụ ở mức trung bình khoảng hơn 143 công cụ bao gồm forex, chỉ số, cổ phiếu, hàng hóa và tiền điện tử. Lưu ý tiền điện tử cũng chỉ được giao dịch dưới dạng CFD. Tuy nhiên hầu hết các công cụ trên sàn đều là những loại được giao dịch phổ biến nhất trên thị trường.

– Nền tảng giao dịch: Nền tảng web LiteForex; Ứng dụng di động LiteFinance; MetaTrader 4 và MetaTrader 5 cho máy tính để bàn.

– Cách thức nạp – rút tiền: Sàn cung cấp nhiều cổng nạp và rút tiền khác nhau và không thu phí dịch vụ này bao gồm chuyển khoản ngân hàng, thẻ tín dụng và nhiều loại ví điện tử thậm chí là tiền điện tử. Ngoài ra, sàn còn có tính năng rút tiền tự động mỗi 100$/ngày. Lưu ý là cách rút tiền phải giống với cách gửi tiền và cùng đơn vị tiền gửi.

– Hỗ trợ khách hàng: Sàn cung cấp đầy đủ các kênh hỗ trợ như đã đề cập ở các sàn trên. Thời gian phản hồi tương đối nhanh tuy nhiên nhân lực khá mỏng và thỉnh thoảng bị quá tải nếu yêu cầu hỗ trợ quá lớn.

– Các loại tài khoản và phí giao dịch

Các loại tài khoản

Số tiền gửi tối thiểu Phí chênh lệch Spread Phí hoa hồng Đòn bẩy tối đa
Tài khoản Classic 50$ Thả nổi, từ 1.8 pips Không có 1:500
Tài khoản ECN 50$ Thả nổi, từ 0,0 pips Từ 10$/lot/2 chiều 1:500

Ưu điểm của sàn Liteforex

  • Nền tảng giao dịch dễ tiếp cận
  • Tính năng copy trading được đánh giá cao
  • Các lựa chọn tài khoản phù hợp
  • Nạp và rút tiền dễ dạng

Nhược điểm của sàn Liteforex

  • Có khá ít công cụ tài chính có sẵn để giao dịch
  • Spread có thể giãn khá rộng với tài khoản Classic
  • Có phí không hoạt động

Sàn FxPro

Giấy phép FxPro được quản lý bởi các giấy phép là Cơ quan quản lý tài chính ở Vương quốc Anh (FCA); Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Síp (CySEC); Cơ quan quản lý khu vực tài chính Nam Phi (FSCA); Ủy ban Chứng khoán Bahamas (SCB); Invest In Great Britain and Northern Ireland của Cục Thương mại Quốc tế.

* Sàn có tuân thủ quy định về tách biệt tài khoản và bảo vệ số dự âm. Đồng thời quá trình hoạt động được đánh giá là minh bạch vì được kiểm toán bởi Big4.

Nhà môi giới FxPro
Nhà môi giới FxPro

Đánh giá điều kiện giao dịch

– Công cụ giao dịch: Số lượng công cụ giao địch khá đa dạng với nhiều loại hành hóa bao gồm cả nông sản, năng lượng, kim loại,… Ngoài ra có sẵn hơn 70 cặp tiền tệ, 19 chỉ số, nhiều cổ phiếu của các tổ chức lớn và gần 20 loại tiền điện tử được ưa chuộng nhất.

Nền tảng giao dịch: MetaTrader 4, MetaTrader 5, cTrader và nền tảng độc quyền FxPro.

– Hình thức nạp -rút tiền: Sàn cung cấp rất nhiều cổng nạp và rút như chuyển khoản ngân hàng, thẻ tín dụng và ví điện tử và hầu như không tính phí khi thực hiện dịch vụ này. Website cũng chia sẻ chi tiết thông tin về từng cổng nạp rút tiền cụ thể. Lưu ý duy nhất là bạn nạp tiền từ cổng nào thì cần rút ra ở cổng đó.

– Dịch vụ hỗ trợ: Hỗ trợ nhiều kênh như chat, hotline, email và yêu cầu họi lại với thời gian 24/5. Sàn có hỗ trợ tiếng Việt là một điểm cộng lớn đối với trader Việt.

– Các loại tài khoản và phí giao dịch

Các loại tài khoản Tiền gửi ban đầu Phí spread Phí hoa hồng Đòn bẩy tối đa
FxPro MT4 Instant Từ 100$ Trung bình từ 1.3 pips trở lên Không có Lên đến 1: 500
FxPro MT4 Từ 100$ Thấp nhất là 1.7 pips trở lên Không có Lên đến 1: 500
FxPro MT5 Từ 100 $ Thấp nhất là 1.7 pips trở lên Không có Lên đến 1: 500
cTrader Từ 100 $ Thấp nhất là 0.3 pips trở lên FX, kim loại: 45$/1 triệu $ giao dịch; Chỉ số, năng lượng: Không có Lên đến 1: 500
FxPro Platform Từ 100 $ Thấp nhất là 1.7 pips trở lên Không có Lên đến 1: 500

Ưu điểm của sàn FxPro

  • Đảm bảo nhiều quy định bảo vệ khách hàng
  • Là sàn cung cấp nhiều nền tảng giao dịch nhất
  • Nhà môi giới No-dealing-desk
  • Không tính phí gửi và rút tiền
  • Hỗ trợ tốt và có tiếng Việt

Nhược điểm của sàn FxPro

  • Phí giao dịch khá cao ở một số công cụ

Giấy phép: Tickmill có trụ sở chính tại Vương quốc Anh và được quản lý bởi các cơ quan tài chính như: Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Cộng hòa Síp (CySEC); Cơ quan Dịch vụ Tài chính của Seychelles (FSA) và cơ quan thực thi tài chính FCA.

Đánh giá điều kiện giao dịch

– Công cụ giao dịch: Không quá nhiều tuy nhiên đầy đủ các danh mục như cặp tiền tệ forex, chỉ số và dầu thô, kim loại, trái phiếu và tiền điện tử. Số lượng khá ít so với các sàn được đề cập ở trên.

– Nền tảng giao dịch: MT4

– Cách thức nạp và rút tiền: Tickmill có sẵn rất nhiều cổng nạp và rút tiền như ngân hàng, thẻ tín dụng (visa, master), ví điện tử skrill, Neteller, Fasapay,… Bạn không mất phí nạp hay rút tiền tuy nhiên một số cổng sẽ có thời gian xử lý khá lâu.

– Hỗ trợ khách hàng: Trader Việt có thể liên hệ trực tiếp với sàn forex này thông qua địa chỉ email riêng là [email protected]. Website cũng có sẵn hộp support để bạn điền thông tin và sàn sẽ liên hệ lại hoặc trả lời bạn qua email.

– Các loại tài khoản và phí giao dịch

Các loại tài khoản

Tiền gửi ban đầu Phí spread Phí hoa hồng Đòn bẩy tối đa
Tài khoản Pro Từ 100$ Thả nổi từ 0.0 pips 0.002%/lot (1 chiều) Lên đến 1: 500
Tài khoản Classic Từ 100$ Cố định từ 1.6 pips Không có Lên đến 1: 500
Tài khoản VIP Từ 50.000 $ Thả nổi từ 0,0 pips 0.001%/lot (1 chiều) Lên đến 1: 500

Ưu điểm của sàn Tickmill

  • Hoa hồng giao dịch thấp
  • Gửi và rút tiền nhanh chóng qua chuyển khoản ngân hàng
  • Thực hiện giao dịch siêu nhanh
  • Các quy định mạnh mẽ được áp dụng
  • Hỗ trợ khách hàng đa ngôn ngữ
  • Tài khoản demo không hết hạn

Nhược điểm của sàn Tickmill

  • Không có giao dịch tiền điện tử thực
  • Không có cổ phiếu giao dịch
  • Giao dịch chỉ có thể được thực hiện qua MT4
  • Tiền nạp tối thiểu khá lớn

Sàn Etoro

Giấy phép: sàn Etoro được quản lý bởi cả 3 giấy phép cấp I là các tổ chức uy tín nhất hiện nay. Bao gồm: Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Cộng hòa Síp (CySEC); Cơ quan quản lý tài chính ở Vương quốc Anh (FCA); Ủy ban Chứng khoán và Đầu tư Úc (ASIC).

Đánh giá điều kiện giao dịch

– Công cụ giao dịch: Một danh mục các công cụ cực kỳ lớn có sẵn tại Etoro với 49 cặp tiền tệ, 33 loại hành hóa, hơn 2714 cổ phiếu, 13 chỉ số, 49 loại tiền điện tử và 264 mã ETF.

– Nền tảng giao dịch: Sàn là nhân tố hoàn toàn khác biệt so với các sàn forex uy tín trên. Etoro hướng đến việc phát triển một cộng đồng giao dịch mạnh mẽ. Vì vậy nó hỗ trợ phần mềm CopyTrades và Copy Portfolio để phục vụ mục đích. Nếu bạn là giao dịch thông thường thì không nên chọn Etoro.

– Cách thức nạp và rút tiền: Sàn hỗ trợ rất nhiều cách khác nhau ở phần này. Đặc biệt nó có liên kết với 7 ngân hàng lớn tại Việt Nam vì vậy rất thuận tiện cho trader Việt. Tốc độ xử lý lệnh cũng rất nhanh nhưng có thu phí rút tiền khá cao là 5 USD/1 lần rút và tối thiểu là 30 USD.

– Hỗ trợ khách hàng: Nghèo nàn hơn so với các sàn trên vì không có hotline. Bạn chỉ có thể được hỗ trợ qua live chat và gửi câu hỏi ở trên website.

– Các loại tài khoản và phí giao dịch

Các loại tài khoản Tiền gửi ban đầu Phí spread Phí hoa hồng Đòn bẩy tối đa
Tài khoản khách hàng lẻ Từ 200$ Thả nổi từ 1 pips 0 $ Lên đến 1: 400

Ưu điểm của sàn Etoro

  • Độ uy tín và an toàn cực kỳ cao
  • Nhiều công cụ giao dịch đặc biệt đa dạng với cổ phiếu
  • Nổi tiếng hàng đầu và chuyên về copy-trading
  • Nhiều cổng nạp – rút tiền

Nhược điểm của sàn Etoro

  • Có thu phí rút tiền cao
  • Phí giao dịch cao
  • Hỗ trợ khách hàng còn nghèo nàn

Kết luận

Giao dịch ngoại hối đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Song song với sự phát triển của thị trường ngoại hối thì cũng sẽ tồn tại nhiều vấn đề lừa đảo và bất cập vì pháp luật trong nước không có quy định đối với đầu tư forex. Cho nên hiểu rõ về giao dịch forex, sàn forex là gì và biết được một vài sàn forex uy tín trên thị trường sẽ giúp bạn có một bắt đầu dễ dàng hơn.

Để đánh giá một sàn forex uy tín và giao dịch tốt hay không tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố. Vì vậy bạn cần lưu ý kỹ các tiêu chuẩn để đánh giá sàn forex mà mình đã đề cập ở trên. Ngoài ra, mình cũng liệt kê danh sách các sàn forex uy tín để các bạn tham khảo. Hãy dành thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng về bất kỳ nhà môi giới nào bạn muốn mở tài khoản nhé!

Tổng hợp: Tienaogiatot.com

Tiền Ảo Giá Tốt - Tin Tức, Kinh Nghiệm Đầu Tư CFD, Chứng Khoán, Coin