Upcom là sàn gì? Các thông tin cơ bản về sàn Upcom Hà Nội

Một khi nhắc đến sàn chứng khoán uy tín có khối lượng giao dịch lớn nhất tại Việt Nam thì không thể bỏ qua sàn Upcom. Vậy Sàn Upcom là gì? Sàn Upcom có gì khác so với sàn HoSE và sàn HNX? Upcom được xem như là sân chơi để các doanh nghiệp trải nghiệm việc được niêm yết trên sàn nếu chưa đủ điều kiện tham gia sàn HoSE hay HNX. Upcom là sàn có số lượng cổ phiếu niêm yết lớn nhất hiện nay bằng cả sàn HNX và HoSE cộng lại. Các cổ phiếu trên sàn có giá trị thấp và cơ hôi sinh lời cho nhà đầu tư là rất cao. Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý là rủi ro lớn và khó đầu tư hơn.

Bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về sàn Upcom là gì? Các vấn đề khi giao dịch trên sàn như các loại cổ phiếu sàn Upcom, cách thức giao dịch, khung thời gian giao dịch,…

Upcom là sàn gì?

Upcom (Unlisted Public Company Market) thuộc sự quản lý của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Đây là nơi các doanh nghiệp chưa đủ khả năng để được niêm yết cổ phiếu trên sàn HoSE hay HNX có thể được phát hành chứng khoán. Vì sàn Upcom thuộc quản lý cửa sở giao dịch chứng khoán Hà Nội nên mọi người thường gọi là sàn Upcom Hà Nội.

Sàn upcom khác gì HOSE, HNX? Các cổ phiếu niêm yết trên sàn Upcom có mức độ rủi ro cao hơn. Nguyên nhân là do điều kiện niêm yết trên sàn Upcom dễ hơn sàn Hose rất nhiều. Rủi ro cao hơn nhưng đồng thời đây đều là các doanh nghiệp tiềm năng lớn. Nếu may mắn chọn đúng doanh nghiệp tăng trưởng tốt thì bạn có thể thu được lợi nhuận gấp nhiều lần so với sàn Hose, HNX chỉ tăng vài %.

Điều kiện niêm yết trên sàn UPCOM

Điều kiện để có thể phát hành chứng khoán tại sàn Upcom cực kỳ đơn giản, chỉ cần:

  • Doanh nghiệp chưa được niêm yết trên sàn HOSE hoặc sàn HNX.
  • Phải được đăng ký lưu ký tại VSD (trung tâm lưu ký chứng khoán).
  • Vốn điều lệ tính tới thời điểm chào bán phải lớn hơn 10 tỷ VNĐ.
  • Tính từ 5 năm trước lúc chào bán cổ phiếu phải có lợi nhuận, không có lỗ lũy kế.
Sàn Upcom là gì? 
Sàn Upcom là gì?

Tuy các điều kiện niêm yết không quá khắt khe. Nhưng các cổ phiếu tại sàn giao dịch Upcom cũng phải đáp ứng việc công khai, minh bạch các thông tin như báo cáo tài chính hàng năm. Tuy độ chính xác và trung thực không tốt như sàn HNX nhưng sàn là một bộ duyệt tốt để giúp các doanh nghiệp có đà trở thành doanh nghiệp được niêm yết trên các sàn lớn hơn như HoSE và HNX trong tương lai.

Các nhóm cổ phiếu sàn Upcom

Cổ phiếu sàn Upcom sẽ được phân chia thành 3 nhóm, bao gồm:

  • Nhóm cổ phiếu UpCom Large: Tập hợp các cổ phiếu của đơn vị phát hành với vốn chủ sở hữu < 1.000 tỷ đồng.
  • Nhóm cổ phiếu Upcom Medium: Tập hợp các cổ phiếu của đơn vị phát hành thỏa mãn điều kiện 300 < vốn chủ sở hữu < 1.000 tỷ đồng.
  • Nhóm cổ phiếu Upcom Small: Tập hợp các cổ phiếu của đơn vị phát hành thỏa mãn điều kiện 10 tỷ < vốn chủ sở hữu < 300 tỷ đồng.

Các nhóm cổ phiếu này sẽ được phân chia dựa trên quy mô doanh nghiệp phát hành. Các doanh nghiệp quy mô càng lớn thì mã cổ phiếu đó sẽ càng mang về giá trị cao. Vì vậy nếu đầu tư vào các cổ phiếu này rủi ro sẽ thấp hơn vì ít biến động hơn. Ngược lại các cổ phiếu nhóm vốn hóa nhỏ hơn thì giá trị thấp nhưng rủi ro cao. Tuy nhiên cơ hội các nhà đầu tư thu lời đột biến cũng tỉ lệ cao hơn.

So sánh sàn HoSE -HNX - UPCOM
So sánh sàn HoSE -HNX – UPCOM

Cách thức giao dịch trên sàn Upcom

Để giao dịch tại sàn Upcom, những thông tin cơ bản bạn cần phải biết là:

Sàn Upcom giao dịch đến mấy giờ?

Đối với khớp lệnh liên tục, trong ngày chỉ giao dịch 2 phiên là vào buổi sáng và vào buổi chiều. Cụ thể:

  • Phiên sáng bắt đầu giao dịch từ 9h00 đến 11h30
  • Phiên chiều bắt đầu giao dịch từ 13h30 đến 15h00

Đối với giao dịch thỏa thuận, không có yêu cầu về số lượt đặt lệnh và thời gian mà chỉ cần trong lúc sàn hoạt động.

*Sàn không làm việc vào ngày cuối tuần hay ngày lễ tết.

Nguyên tắc khớp lệnh

Về nguyên tắc khớp lệnh cũng tương tự như sàn Hose, HNX. Sàn Upcom xử lý giao dịch dựa trên hai nguyên tắc để khớp lệnh, đó là:

Ưu tiên về thời gian Lệnh nào được đặt trước thì sẽ được xử lý trước
Ưu tiên về giá – Vị thế bán: Giá thấp hơn sẽ được ưu tiên trước
– Vị thế mua: GIá cao hơn sẽ được ưu tiên trước

Lưu ý: Việc bạn đặt giá mua hay bán sẽ có thể chênh lệch với biên độ ±15% khi so với giá trên thị trường.

Sàn Upcom mua tối thiểu bao nhiêu cổ phiếu?

Khi giao dịch tại sàn Upcom thì số lượng cổ phiếu bạn giao dịch phải là 100 và tăng dần theo bội của 100. Cụ thể:

  • Cổ phiếu lô chẵn: Khối lượng giao dịch tối thiểu phải là 100 cổ phiếu. Khối lượng có thể lớn hơn nhưng luôn luôn là bội số của 100.
  • Cổ phiếu lô lẻ: Sàn chỉ cho khớp lệnh lô lẻ với lô lẻ thôi và cũng rất ít nhà đầu tư mua cổ phiếu lô lẻ trừ trường hợp cổ phiếu đó ít và hiếm. Vì vậy nên tính thanh khoản khi giao dịch cổ phiếu lô lẽ rất thấp.

Một điều cần lưu ý nữa là bước giá tại sàn giao dịch Upcom được quy định là 100 đồng. Tức là bạn đặt giá phải là bội của 100 đồng như 10.100 đồng hay 10.200 chứ không thể đặt 10.050 đồng.

Lệnh giao dịch trên sàn Upcom

Sàn giao dịch chứng khoán Upcom chỉ có quy định về một lệnh duy nhất để giao dịch đó là lệnh giới hạn. Tức là nhà đầu tư khi mua chứng khoán sẽ được đặt giá. Nhưng phải trong giới hạn giá trần với giá sàn. Sau khi nhập lệnh sẽ có hiệu lực ngay và chỉ hết hiệu lực khi bạn hủy lệnh.

Upcom chỉ có quy định về một lệnh duy nhất để giao dịch đó là lệnh giới hạn
Upcom chỉ có quy định về một lệnh duy nhất để giao dịch đó là lệnh giới hạn

Sửa, hủy lệnh trong phiên giao dịch

Khi bạn muốn sửa hay huỷ lệnh (giá/khối lượng) thì chỉ có thể thực hiện khi mà lệnh gốc hoặc chỉ đối với phần còn lại của lệnh đó mà chưa được xử lý.

  • Trường hợp bạn sửa lệnh gốc để khối lượng tăng thì thứ tự ưu tiên bắt đầu được tính từ khi bạn sửa lệnh
  • Trường hợp bạn sửa lệnh gốc để khối lượng giảm thì thứ tự ưu tiên sẽ không bị thay đổi.

Có thể bạn quan tâm: sàn OTC là gì?

Kết luận

Nhìn chung có thể đánh giá các ưu và nhược điểm của sàn giao dịch Upcom như sau:

Ưu điểm:

  • Số lượng cổ phiếu niêm yết trên sàn nhiều => Nhà đầu tư có nhiều cơ hội kiếm lời đột biến nếu chọn đúng công ty tiềm năng lớn.
  • Được quản lý bởi sở giao dịch Hà Nội nên tính pháp lý và độ an toàn cao
  • Tạo đòn bẩy giúp doanh nghiệp có cơ hội niêm yết trên sàn HOSE và HNX.

Nhược điểm:

  • Tính thanh khoản tại Upcom khá thấp, rủi ro đầu tư cao hơn.
  • Upcom có biên độ giao động rất lớn tới ± 15% (HNX là ± 10% và HOSE là ± 7.5%) => Khả năng đầu cơ cao.
  • Cổ phiếu kém chất lượng hơn so với sàn HNX và HoSE

Vậy là Tienaogiatot đã cơ bản tổng hợp những thông tin quan trọng nhất khi giao dịch tại sàn Upcom: Upcom là sàn gì? Có nên giao dịch cổ phiếu của sàn Upcom không? và những điều cần biết khi giao dịch tại sàn. Hy vọng qua bài viết, bạn đã có thể đánh giá chính xác về sàn giao dịch chứng khoán Upcom và có chiến lược đầu tư đúng đắn. Chúc bạn giao dịch thành công!

Tổng hợp: Tienaogiatot.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tiền Ảo Giá Tốt - Tin Tức, Kinh Nghiệm Đầu Tư CFD, Chứng Khoán, Coin