Sàn FBS nằm trong top 10 sàn forex uy tín nhất hiện nay với tốc độ tăng trưởng cực kỳ nhanh. Sàn cung cấp cả nền tảng để giao dịch forex lẫn CFD cũng như các sản phẩm khác là chứng khoán, hàng hóa,… Mới đây sàn forex FBS vừa thông tin về số lượng khách hàng của mình đã vượt qua 16 triệu cùng với hàng trăm nghìn đối tác lớn nhỏ khác. Sàn có quy mô hoạt động phủ sóng tới hơn 190 nước từ EU cho tới các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. FBS không chỉ là cái tên được nhiều nhà đầu tư quốc tế lựa chọn mà với trader Việt, đây cũng là một sàn forex hấp dẫn.
Vậy hôm nay hãy cùng tìm hiểu sàn FBS là gì? Đâu là nguyên nhân sàn FBS làm mưa làm gió trên thị trường forex? Các vấn đề về chi phí và quy định khi giao dịch tại sàn?
Mục lục
Sàn FBS là gì?
Sàn FBS là một nhà môi giới forex toàn cầu cung cấp đa dạng sản phẩm giao dịch từ forex, CFD cho đến cổ phiếu, năng lượng, hàng hóa,… Sàn ra đời từ 2009 đã hoạt động được hơn 10 năm. Với trung bình hơn 7000 tài khoản mới mỗi ngày. FBS còn được đánh giá cao bởi thường xuyên có các chương trình khuyến mãi, bonus khủng cho người người chơi thuộc top đầu tại thị trường Việt Nam.
Sàn FBS của nước nào? FBS Việt Nam lừa đảo không?
Sàn FBS của nước nào? FBS có mã đăng ký là 119717 tại Belize. Trên trang web chính thức của sàn FBS Việt Nam ghi rõ địa chỉ đăng ký là “2118, Guava Street, Belize Belama Phase 1, Belize”. Nhiều nguồn tin cho biết sàn từ lúc thành lập có trụ sở tại Nga.
Giấy phép hoạt động: So với các sàn khác như Exness hay ICmarkets thì có lẽ FBS có phần lép vế hơn. Sàn giao dịch FBS chỉ có 2 giấy phép được quản lý bởi Ủy ban Dịch vụ Tài chính Quốc tế Belize – IFSC và Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Síp – CySEC. Tuy nhiên, thay vào đó FBS có giấy phép hoạt động với nhiều trụ sở tại nhiều quốc gia, các thông tin chi nhánh, địa chỉ liên hệ rõ ràng.
Sàn FBS có uy tín không? FBS là một trong các sàn forex có thời gian hoạt động lâu nhất và chưa từng dính phốt lừa đảo. Không chỉ vậy thông tin về sàn được công khai rõ ràng. Tại Việt Nam sàn còn có phiên bản dành riêng cho trader Việt. Ngoài ra, tính bảo mật của sàn cũng rất cao, chưa từng bị hacker tấn công lần nào. Vì lẽ đó, bạn có thể yên tâm khi bắt đầu giao dịch tại đây.
Có thể bạn quan tâm:
Review sàn FBS chi tiết
Để có thể chọn ra một sàn forex tốt nhất để mở tài khoản giao dịch, bên cạnh độ uy tín bạn cũng cần phải quan tâm đến nhiều vấn đề khác như chi phí giao dịch, loại tài khoản phù hợp với mình, các sản phẩm sàn hỗ trợ,… Vì vậy hãy cùng tìm hiểu chi tiết về các vấn đề này để có thể đánh giá sàn FBS chuẩn xác hơn.
Tài khoản trên sàn FBS
Sàn giao dịch FBS sẽ cung cấp cho trader 5 sự lựa chọn với các tài khoản lần lượt là Cent, Micro, Standard, Zero Spread, ENC. Các tài khoản này khác nhau về số tiền nạp tối thiểu, chi phí giao dịch, đòn bẩy, khối lượng giao dịch,…
Đặc biệt, bạn lưu ý thêm rằng các loại tài khoản không phải đều cung cấp đầy đủ số sản phẩm mà sàn có. Ví dụ:
- Tài khoản Cent, Standard: Nhà đầu tư được hỗ trợ giao dịch với 35 cặp ngoại tệ, 3 chỉ số, 33 CFD và 4 kim loại quý, .
- Tài khoản Micro, Zero Spread: Giống với tài khoản Cent trừ giao dịch CFD.
- Tài khoản ENC: Chỉ cho phép đầu tư cùng 25 cặp tiền tệ
Lưu ý: Tất cả các tài khoản trên đều cung cấp cả 2 nền tảng giao dịch MT4 và MT5.
Sản phẩm giao dịch tại sàn FBS
Tại sàn FBS, nhà đầu tư sẽ được cung cấp 4 danh mục đầu tư chính, bao gồm:
– Forex: 37 cặp tiền tệ bao gồm cả cặp chính và phụ
– Cổ phiếu: Hơn 50 mã từ các tổ chức, tập đoàn lớn nhất thế giới
– Chỉ số: Nhiều chỉ số quan trọng bao gồm NASDAQ
– Năng lượng: WTI Crude Oil, Brent Crude Oil, Natural GAS
– Kim loại: vàng, bạc, Platinum, Pladium
Sàn cung cấp hầu hết các mã giao dịch phổ biến tuy nhiên chưa thực sự đa dạng. Bên cạnh đó, sàn cũng không cung cấp sản phẩm giao dịch là tiền điện tử.
Khả năng nạp/rút tiền
Sàn forex FBS sẽ cung cấp cho trader rất nhiều kênh nạp rút tiền khác nhau. Chẳng hạn như: Thẻ ATM hay Visa tại rất nhiều ngân hàng nội địa lớn như Vietcombank, Vietinbank. Bên cạnh đó, nếu bạn sử dụng ví điện tử, sàn còn cung cấp thêm nhiều sự lựa chọn nữa như Neteller, Perfect Money, Skrill, SticPay,…
Về phí nạp tiền, tại sàn FBS hầu hết các kênh trên đều cho phép nạp tiền miễn phí. Riêng đối với PerfectMoney thì sẽ bị tính phí tùy theo loại tài khoản. Còn nếu sử dụng ví SticPay thì phí cố định là 2%.
Còn phí rút tiền, tùy vào từng hình thức rút tiền sẽ có mức phí khac nhau. Ví dụ: dùng thẻ visa phí la 1 USD; Netteller phí là 2%; Sticpay thì phí là 2.5%+0.3USD; PerfectMoney có phí là 0.5%; ví điện tư Skrill thu phí là 1%+0.29EUR. Lưu ý: Số tiền rút tối thiểu phải là 2 USD. Thời gian xử lý trong tầm 1 đến 2 ngày làm việc.
Chức năng Copy trader trên sàn FBS
Chức nắng copy trade là một trong những chức năng khá hot đối với các nhà đầu tư hiện nay. Nếu bạn là một nhà đầu tư mới, thiếu kinh nghiệp thì bạn có thể sử dụng chức năng sao chép giao dịch từ một nhà đầu tư chuyên nghiệp trên sàn.
Hiểu một cách đơn giản, dựa trên profile của một master trader trên sàn; bạn có thể đánh giá xem họ có đầu tư thực sự hiệu quả không. Nếu tốt bạn có thể chọn tài khoản của họ và để sử dụng chức năng copy trade. Bất kỳ giao dịch nào được thực hiện bởi master trader sẽ tự động sao chép qua tài khoản của bạn. Như vậy, so với việc tự tìm tòi để đầu tư thì bạn có thể tận dụng chất xám của người khác lúc mình chưa có kinh nghiệm gì.
Kết luận
Nhìn chung sàn FBS là broker uy tín. Nếu bạn chỉ mới bắt đầu thử giao dịch forex thì sẽ là một ưu thế khi sàn hỗ trợ nhiều chương trình khuyến mãi cũng như đào tạo. Đặc biệt, việc có giao diện tiếng Việt và hỗ trợ bởi người Việt sẽ giúp bạn yên tâm phần nào khi giao dịch. Tuy nhiên, phí chênh lệch và hoa hồng tại sàn khá cao. Yêu cầu số tiền cần nạp tối thiểu để giao dịch cũng khá lớn. Đặc sản, sản phẩm cung cấp trên sàn cũng còn hạn chế và không có tiền ảo. Vì vậy bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng các vấn đề này trước khi mở tài khoản tại sàn FBS.
Tổng hợp: Tienaogiatot.com