Mô hình tam giác là một trong những mô hình rất quan trọng được nhiều nhà đầu tư lão làng kết hợp cùng các chỉ báo kỹ thuật khác để tăng tỷ lệ thành công khi phân tích thị trường. Không chỉ các nhà đầu tư lâu năm mà các trader mới cũng thường xuyên bắt đầu với mô hình tam giác (Triangle) vì dễ vận dụng và tần suất cũng như độ hiệu quả của nó mang lại. Mô hình tam giác được hình thành trong một khoảng thời gian nhạy cảm khi mà cả phe mua và phe bán đều đang thiếu quyết đoán và chờ đợi một động lực để bức phá ra khỏi giới hạn hiện tại. Nhiều người có thể nhầm lẫn nó với mô hình cờ đuôi nheo vì vậy hãy chú ý các đặc điểm của mô hình trong phần tiếp theo.
Có 3 loại mô hình tam giác gồm mô hình tăng và giảm (gọi chung là mô hình tam giác vuông) và mô hình tam giác cân. Mọi người thường gọi mô hình này là mô hình tam giác tiếp diễn vì xu hướng tiếp theo thường sẽ tiếp nối xu hướng cũ. Tuy nhiên không phải lúc nào sự bức phá cũng đi theo đúng như lý thuyết của mô hình. Đó là lí do bạn cần tìm hiểu mô hình tam giác là gì? làm sao để nhận dạng mô hình và rủi ro cũng như cách giao dịch an toàn với mô hình Triangle.
Mục lục
Mô hình tam giác trong chứng khoán là gì?
Mô hình tam giác tiếp diễn (Triangle pattern) là mô hình thường xuất hiện ở giữa xu hướng và báo hiệu cho một sự tiếp nối xu hướng đó trong tương lai. Trừ mô hình tam giác cân thì xu hướng sau khi breakout có thể tiếp diễn hoặc đảo chiều. Mô hình được hình thành bằng cách vẽ 2 đường xu hướng khi giá đang di chuyển đi ngang. 2 đường xu hướng này chính là đường kháng cự và hỗ trợ có hướng hội tụ tại một điểm. Sau đó khi lực bán (mua) đủ mạnh thì giá sẽ breakout ra khỏi đường xu hướng và tiếp tục xu hướng ban đầu.
Các đặc điểm của mô hình
Mô hình tam giác thường sẽ xuất hiện khi thị trường đang đi ngang (sideway). Có nghĩa là sau một xu hướng tăng hay giảm thì nó sẽ bước vào một đợt điều chỉnh. Tâm lý thị trường lúc này đang giằng co giữa chốt lời và mua vào. Sau đó sự giằng co yếu dần chính là lúc biên độ di chuyển của giá giảm dần. Vì vậy bạn sẽ thấy 2 đường xu hướng hẹp dần và hội tụ tại một điểm.
Vì vậy, khi mô hình hoàn chỉnh cần phải có các điều kiện sau:
- Trong 2 đường xu hướng, 1 đường phải dốc lên hoặc xuống, đường kia theo hướng ngược lại hoặc đi ngang.
- Trong giai đoạn điều chỉnh giá, đỉnh sau sẽ thấp hơn đỉnh trước, đáy sau cao hơn đáy trước. Đường xu hướng đi qua các đính sẽ là đường kháng cự, và đường phía dưới đi qua các đáy là đường hỗ trợ.
- Cần ít nhất 2 đỉnh và 2 đáy để hình thành 2 đường xu hướng của mô hình. 2 đường xu hướng chắc chắn phải hội tụ về bên phải.
- Cuối cùng giá phải breakout ra khỏi đường xu hướng thì mô hình mới hoàn thiện.
Như mình đã chia sẻ ở trên, các bạn sẽ rất dễ nhầm lẫn giữa mô hình này với mô hình cờ đuôi nheo. Vì vậy bạn có thể xem phân biệt mô hình tam giác với mô hình cơ đuôi nheo.
Các kiểu mô hình Triangle
Sau khi các bạn đã hiểu mô hình tam giác là gì và cách nhận dạng mô hình rồi. Hãy tiếp tục tìm hiểu chi tiết từng kiểu mô hình như mình đã giới thiệu ở trên. Gồm có:
- Mô hình tam giác vuông: Mô hình Triangle tăng và Triangle giảm
- Mô hình tam giác cân
Mô hình tam giác vuông
Mô hình tam giác vuông là mô hình tiếp diễn dự báo giá sao khi breakout khỏi mô hình sẽ tiếp tục đi theo xu hướng ban đầu. Nó gồm 2 loại là mô hình tăng và giảm trái ngược nhau. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một điều trước khi bắt đầu tìm hiểu mô hình. Đó là việc giá tiếp diễn xu hướng ban đầu sẽ xuất hiện ở phần lớn mô hình nhưng vẫn có khả năng nó đi ngược lại và dự đoán. Vì vậy hãy chuẩn bị để phản ứng với bất kỳ tình huống nào.
Mô hình Triangle tăng | Mô hình Triangle giảm | |
Xu hướng ban đầu trước mô hình | Thường là một xu hướng tăng | Thường là một xu hướng giảm |
Đặc điểm nhận dạng | Hình dáng giống với tam giác vuông với:
|
Cũng giống tam giác vuông với:
|
Ý nghĩa | Các đáy càng ngày càng bị đẩy cao lên cho thấy phe bán đang yếu và phe mua đang áp đảo. | Đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước cho thấy phe bán ngày càng mạnh và phe mua đang bị áp đảo và yếu dần. |
Xu hướng tiếp theo | Khả năng cao là giá sẽ breakout khỏi đường kháng cự và tăng. Tuy nhiên vẫn có trường hợp phe mua thất bại và giá breakout khỏi đường hỗ trợ đi xuống nhưng tần suất thấp hơn. | Giá sẽ breakout khỏi đường hỗ trợ và giảm. Tuy nhiên vẫn có trường hợp giá bật tăng lên. |
Mô hình tam giác cân
Điểm khác biệt của mô hình này chính là không có đường nằm ngang. Nó chỉ bao gồm một đường kháng cự dốc xuống và một đường hỗ trợ dốc lên. 2 đường xu hướng này sẽ hội tự về phía bên phải của mô hình. Cho nên hình dáng của nó sẽ khá giống với tam giác cân và 2 cạnh bên chính là 2 đường xu hướng.
Mô hình này cho thấy tâm lý thiếu quyết đoán ở cả phe bán và phe mua. Họ đang chờ đợi một động lực để phản công. Cho nên khi gặp phải mô hình bạn sẽ rất khó khăn để dự đoán được xu hướng tiếp theo của thị trường. Tuy nhiên theo các chuyên gia đầu tư thì khả năng cao xu hướng sẽ tiếp diễn như cũ.
Có thể bạn quan tâm: Bẫy Bear trap trong chứng khoán là gì?
Cách giao dịch với mô hình tam giác
Như mình đã nói ở trên, dù là mô hình tăng, giảm hay đối xứng thì khả năng giá breakout theo 2 hướng đều có thể xảy ra. Tuy nhiên ở mô hình tăng thì khả năng giá breakout khỏi kháng cự và đi lên là cao hơn. Và ngược lại với mô hình giảm giá sẽ có khả năng breakout khỏi hỗ trợ nhiều hơn. Vì vậy, trong tình huống nào các bạn cũng cần chuẩn bị tâm lý sẵn sàng là giá không đi như mình mong đợi và có chiến lược giao dịch phù hợp.
– Điểm vào lệnh: Bạn sẽ vào lệnh ngay điểm breakout khỏi mô hình. Hoặc chờ thêm một cây nến xác nhận nếu muốn chắc chắn hơn. Nếu giá breakout khỏi ngưỡng kháng cự bạn đặt lệnh BUY. Còn nếu giá breakout khỏi ngưỡng hỗ trợ thì bạn đặt lệnh SELL.
– Điểm cắt lỗ: Ngay bên ngoài mô hình đối diện điểm breakout. Tức là nếu giá breakout tăng, bạn đặt ngay dưới đường hỗ trợ ở đáy gần nhất. Còn giá breakout giảm thì bạn đặt ngay trên đường kháng cự ở đỉnh gần nhất.
– Điểm chốt lời: Tính từ điểm breakout bạn di chuyển cùng hướng một đoạn bằng chiều cao tam giác.
Kết luận
Một vài lưu ý khi giao dịch với mô hình tam giác:
- Bạn cần chú ý vào khối lượng giao dịch để kiểm tra độ chính xác của mô hình. Mô hình càng về cuối thì khối lượng giao dịch sẽ tăng dần.
- Không thể tránh khỏi mô hình breakout theo hướng ngược lại. Vì vậy hãy hạn chế đặt lệnh chờ khi mô hình chưa hoàn thiện
- Mô hình có thể cần đến khoảng 4 tuần hoặc lâu hơn để hình thành và không kéo dài hơn 90 ngày.
- Hãy kết hợp với nhiều chỉ báo kỹ thuật khác để hạn chế rủi ro khi giao dịch với mô hình này.
Vậy là mình đã chia sẻ tất tật về mô hình tam giác là gì? Cũng như các loại mô hình thường xuất hiện trên thị trường. Các bạn cần nắm kỹ để tránh nhầm lẫn với mô hình khác. Chúc các bạn giao dịch thành công!
Tổng hợp: Tienaogiatot.com