Mô hình cờ giảm (Bear flag) là gì? Các lưu ý khi giao dịch với Bear flag

Mô hình cờ giảm giá là một mô hình nến Nhật tiếp diễn dự báo xu hướng mở rộng của xu hướng trước đó. Ngược lại với mô hình cờ tăng thường xuất hiện giữa xu hướng tăng thì mô hình Bear flag thường xuất hiện giữa xu hướng giảm. Cờ giảm giá phản ánh phe bán đang áp đảo, đoạn thoái lui để lấy sức và đẩy giá xuống sâu hơn nữa.

Đây là một trong những mô hình cơ bản nhất của mô hình giá cổ điển. Việc áp dụng nó vào phân tích kỹ thuật khá đơn giản tuy nhiên bạn không nên chủ quan vì nó khá dễ nhầm lẫn. Ngoài ra, có thể cùng một hình dáng của mô hình lá cờ giảm nhưng có mô hình thì bạn nên vào lệnh ngay và có mô hình thì không làm gì mới là cách an toàn nhất. Vậy thì cuối cùng mô hình cờ giảm là gì? Nó có đặc điểm ra sao; cách giao dịch với mô hình Bear flag ra sao và cần chú ý vấn đề gì? Hãy cùng Tienaogiatot tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Mô hình cờ giảm (Bear flag) là gì?

Mô hình cờ giảm (Bear Flag) là mô hình giá tiếp diễn vì sau một xu hướng giảm mạnh là một sự điều chỉnh nhẹ và cuối cùng là tiếp tục xu hướng cũ. Vì vậy Bear Flag có hình dạng giống cột cờ với xu hướng giảm ban đầu dốc xuống tạo thành phần cột và một đợt Pullback đại diện cho sự thoái lui chính là phần lá cờ. Khi giá breakout khỏi đường hỗ trợ là dấu hiệu mô hình hoàn thiện. Các nhà đầu tư có thể tận dụng mô hình để mở một vị thế Short selling (bán khống) trong trường hợp này.

Các yếu tố chính tạo nên mô hình lá cờ giảm:

  • Phần cột cờ tượng trừng cho xu hướng giảm trước đó
  • Phần lá cờ là khoảng điều chỉnh giá đi lên với 2 đường xu hướng xu hướng xong
  • Điểm breakout phá vỡ ngưỡng hỗ trợ tức là đường xu hướng phía dưới lá cờ
  • Mức giá giảm thấp nhất bạn có thể mong đời cách điểm breakout xuống dưới bằng chiều dài cột cờ.

Cách xác định mô hình cờ giảm

Mô hình cờ giảm có 2 phần chính bao gồm phần cột cờ và phần lá cờ. Ngoài ra để xác định chính xác mô hình cần chú ý đến khối lượng giao dịch và sự phá vỡ ngưỡng hỗ trợ. Cụ thể bạn sẽ cần xác định các yêu tố sau trên chart:

  • Đầu tiên là kiểm tra xem xu hướng ban đầu có phải là downtrend không. Cột cờ cần được xác định bằng một đợt giảm giá mạnh. Giá chuyển động dốc xuống và khối lượng giao dịch tăng lên. Sẽ rất tốt nếu xu hướng giảm mạnh tới mức tạo ra một đáy mới. Có nghĩa là khó có ngưỡng hỗ trợ nào trong quá khứ đủ để đỡ giá.
Đặc điểm của mô hình cờ giảm
Đặc điểm của mô hình cờ giảm
  • Sau xu hướng giảm là một đợt chiều chỉnh giá. Chuyển động giá đang có xu hướng kéo trở lại và đi lên. Khi nối 2 đường hỗ trợ và kháng cự bạn sẽ nhận được 2 đường xu hướng gần như song song và hướng lên.

Lưu ý: Phần lá cờ nếu không song song có thể có hình nêm tăng hoặc cờ đuôi nheo giảm. Đặc biệt hình nêm tăng bản chất là mô hình đảo chiều giảm nên khả năng phá xuống càng cao hơn. Độ thoái lui của phần lá cờ không nên vượt quá 50% so với độ dài phần cột. Tốt nhất là Pullpack phải dưới 38% chiều dài cột cờ.

  • Mô hình chỉ thực sự hoàn thiện khi giá breakout ra khỏi đường hỗ trợ và đi xuống dưới. Bạn cần chắc chắn cây nến đóng cửa nằm dưới ngưỡng hỗ trợ. Lúc này bạn có thể đặt lệnh SELL ngay điểm breakout.

Cách giao dịch với mô hình Bear flag

So với các mô hình cờ khác, giao dịch với mô hình Bear Flag khá đơn giản. Về cơ bản cách xác định các điểm vào lệnh, cắt lỗ, chốt lời cũng không khác gì. Cụ thể như sau:

  • Điểm vào lệnh: Thông thường bạn sẽ đặt lệnh SELL ngay điểm breakout khi giá phá vỡ đường hỗ trợ của lá cờ. Tuy nhiên, nó vẫn còn rất nhiều rủi ro nếu làm vậy. Thay vì thế bạn nên chờ một cây nến đóng bên dưới ngưỡng hỗ trợ và đẳt lệnh Short selling ở cây nến tiếp theo. Có thể điều này sẽ khiến bạn mất nhiều lợi nhuận nhưng kỷ luật là điều cần thiết khi đầu tư.
Xác định các điểm vào lệnh, cắt lỗ, chốt lời
Xác định các điểm vào lệnh, cắt lỗ, chốt lời
  • Điểm cắt lỗ (stop loss): Không nằm ngoài khả năng giá di chuyển ngược lại và đi lên. Vì vậy bạn cần đặt lệnh cắt lỗ để bảo vệ tài sản của mình. Thường các nhà đầu tư sẽ đặt điểm stop loss ngay trên đường kháng cự.
  • Điểm chốt lời: Thông thường các nhà đầu tư sẽ copy và dán cột cờ từ điểm breakout hướng xuống dưới để tìm ra điểm take profit. Tuy nhiên rủi ro nhiều và có thể bạn nên xem các ngưỡng hỗ trợ mạnh trước đó để kiểm tra khả năng liệu giá có thể giảm sâu như vậy không. Có cách khác an toàn hơn đó là bạn chỉ sử dụng khoảng cách của lá cờ để tìm điểm chốt lời thôi.

Lưu ý khi giao dịch với mô hình cờ giảm

Như ban đầu mình có chia sẻ, có lúc mô hình bear flag xuất hiện rõ ràng nhưng khả năng cao giá sẽ không tiếp tục xu hướng giảm như mong đợi. Có rất nhiều nguyên nhân khiến mô hình cờ giảm không tiếp tục giảm. Ví dụ như khi mô hình nằm cách xa đường trung bình động MA. Bởi lúc này giá đang bị kéo dãn quá mức. Và một khi nó quá xa trung tâm thì nhiều khả năng nó sẽ bật ngược lại tức là đảo chiều thành tăng để quay trở về đúng nhịp của mình. Cho nên khi trade theo mô hình lá cờ giảm hay bất kỳ mô hình nào cũng nên sử dụng kết hợp các mô hình hay chỉ số khác.

Đường di chuyển giá cách quá xa đường MA
Đường di chuyển giá cách quá xa đường MA

Kết hợp với đường trung bình động MA

Sử dụng đường MA bao nhiêu thì tùy theo thói quen giao dịch của bạn. Ví dụ bạn theo dõi biểu đồ chart trong ngắn hạn thì dùng đường MA10, MA20. Nếu đường di chuyển giá nằm gần bên dưới đường MA thì có nghĩa là thị trường đang trong xu hướng giảm. Nó củng cố thêm cho mô hình là thị trường sẽ tiếp tục xu hướng giảm. Cho nên bạn vào lệnh SELL ngay khi giá breakout có độ tin cậy hơn.

Đường di chuyển giá nằm dưới và gần với đường MA
Đường di chuyển giá nằm dưới và gần với đường MA

Chú ý giá breakout khỏi ngưỡng hỗ trợ

Sẽ rất tốt nếu bạn vào lệnh đúng lúc tại cây nến tiếp sau cây nến phã vỡ ngưỡng hỗ trợ. Nhưng nếu không kịp thì cũng đừng nên cố gắng đuổi theo vì:

  • Thứ nhất, tỷ lệ sinh lời bây giờ rất thấp
  • Thứ hai, Có nhiều khả năng dính điểm stop và giá đi lên lại.

Vậy thì trong trường hợp này, bạn nên chờ một đợt pullpack nữa. Nó sẽ giúp bạn retest lại giá để chắc chắn giá sẽ tiếp tục xu hướng giảm sâu hơn.

Đợt pullpack tiếp theo sau khi giá phá vỡ ngưỡng hỗ trợ
Đợt pullpack tiếp theo sau khi giá phá vỡ ngưỡng hỗ trợ

Luôn quan sát khối lượng giao dịch

Nếu bạn đã tìm hiểu về mô hình cờ tăng, thì phần cột cờ tức là lúc thị trường đang trong xu hướng tăng mạnh đầu tiên thì khối lượng giao dịch tăng. Quá trình điều chỉnh giá là quá trình phe mua lấy sức đẩy giá nên khối lượng giao dịch giảm. Tuy nhiên mô hình lá cờ giảm không hoàn toàn như vậy. Ban đầu trước đợt pullback giá giảm mạnh đi kèm khối lượng giao dịch tăng. Tuy nhiên đợt điều chỉnh giá thì khối lượng giao dịch duy trì ở một mức nhất định thay vì giảm.

Khung thời gian áp dụng mô hình cờ giảm

Mô hình lá cờ giảm có thể áp dụng trong tất cả các thị trường như forex, chứng khoán, tiền điện tử. Mô hình cũng đúng khi sử dụng trên nhiều khung thời gian (H15, H30, H1, H4 và D1,..). Tuy nhiên, kết quả sẽ chính xác nhất nếu bạn quan sát ở khung thời gian dài hơn từ H4 đến cao hơn.

Kết luận

Trên đây mình vừa chia sẻ với các bạn về mô hình cờ giảm (Bear flag) là gì? Các đặc điểm để nhận dạng chính xác mô hình Bear Flag và cách giao dịch với mô hình. Các bạn nên đọc kỹ lưu ý của mình. Vì rất nhiều trường hợp rõ ràng mô hình xuất hiện nhưng bạn sẽ lỗ nặng nếu vào lệnh ngay. Quan trọng nữa là không có mô hình nào hoàn toàn chính xác. Nên hãy kết hợp vài chỉ báo để tăng độ tin cậy. Chúc các bạn giao dịch thành công.

Tổng hơp: Tienaogiatot.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tiền Ảo Giá Tốt - Tin Tức, Kinh Nghiệm Đầu Tư CFD, Chứng Khoán, Coin