Mô hình cờ tăng (Bullish Flag) là gì? Cách giao dịch khi xuất hiện mô hình

Câu hỏi mà bất kỳ nhà đầu tư mới nào khi muốn tham gia thị trường đều thắc mắc. Đó là nên tham gia vào thị trường lúc nào? Đặc biệt ở thời điểm mà thị trường đang biến động mạnh thì việc tìm điểm gia nhập thị trường càng khó khăn hơn. Và để trả lời cho câu hỏi này các bạn cần phải đi tìm hiểu các phương pháp phân tích kỹ thuật. Trong đó mô hình giá có lẽ là công cụ hữu ích để bạn bắt đầu dự đoán xu hướng thị trường trong ngắn hạn. Và một trong các mô hình giá được tin cậy để sử dụng khi thị trường biến động mạnh chính là mô hình cờ tăng. Mô hình cờ giảm ngược lại với mô hình cờ tăng mình sẽ giải thích trong bài viết tiếp theo.

Mô hình cờ tăng giá (Bullish Flag) là một trong những mô hình tiếp diễn tạo điều kiện cho việc mở rộng xu hướng tăng. Hành động giá hợp nhất trong hai đường xu hướng song song theo hướng ngược lại của xu hướng tăng, trước khi phá vỡ và tiếp tục xu hướng tăng. Như chính tên gọi của nó, cờ tăng là một mô hình tăng giá, không giống như cờ giảm diễn ra ở giữa xu hướng giảm. Trong bài viết này hãy cùng mình phân tích mô hình cờ tăng là gì? Các mẹo để có thể giao dịch với mô hình cờ tăng giá và kiếm lợi nhuận.

Mô hình cờ tăng – Bullish Flag là gì?

Mô hình cờ tăng Bullish flag là mô hình hình thành trong một xu hướng tăng giá. Sở dĩ có tên là cờ tăng vì hình dạng của mô hình giống với cột cờ bao gồm cột và lá cờ. Đơn giản hơn bạn có thể hình dung nó giống với hình chứ “F”.

Cụ thể, ba yếu tố tạo nên mô hình cờ tăng giá là:

  • Cột cờ: Giá phải được giao dịch ở mức cao hơn trong xu hướng uptrend với đáy cao hơn và đỉnh cao hơn
  • Cờ: sự hợp nhất phải diễn ra giữa hai đường xu hướng song song dốc xuống;
  • Giá breakout – sự hợp nhất không thể diễn ra mãi mãi. Một sự bứt phá về phía trên phá vỡ ngưỡng kháng cự sẽ kích hoạt mô hình. Ngược lại nếu giá breakout khỏi đường hỗ trợ sẽ vô hiệu mô hình.
Mô hình cờ tăng - Bullish Flag là gì?
Mô hình cờ tăng – Bullish Flag là gì?

Ban đầu đợt tăng giá phải có biên độ lớn tạo thành một đường dốc đi lên thẳng đứng như cột cờ. Bạn lưu ý xu hướng tăng lên ban đầu có thể hơi thoai thoải. Nhưng nhất định không có đi ngang. Tiếp theo sau khi tạo đỉnh ngắn hạn, giá sẽ điều chỉnh giảm xuống. Tuy nhiên không giống với các hành động giá trong mô hình cái nêm hay mô hình tam giác với 2 đường giá hội tụ dần. Trong mô hình này, 2 đường giá sẽ chạy song song nhau tạo ra hình dáng giống lá cờ. Và cuối cùng là một sự phá vỡ kháng cự để bắt đầu nhịp tăng cao hơn.

Đặc điểm của mô hình cờ tăng giá

Theo quy tắc chung, giai đoạn hợp nhất không được vượt qua mức thoái lui Fibonacci 50% của phần cột cờ. Một đợt pullback kéo dài dưới 50% báo hiệu rằng xu hướng tăng không còn mạnh như mong đợi. Do đó, một cờ tăng giá mạnh thường cần thoái lui trong khoảng 38,2% đến 50% trước khi phá vỡ đường xu hướng trên.

Thời gian được cho là lý tưởng nhất cho mô hình Bullish flag là từ 3 đến 5 tuần. Tuy nhiên, cũng có lúc mô hình chỉ hình thành trong khoảng 5 ngày. Cho nên không có gì để đảm bảo về thời gian hình thành mô hình Bullish flag cả.

Các mô hình Bullish flag với biên độ của lá cờ hẹp thì sẽ lý tưởng hơn. Bạn chỉ cần đo khoảng cách giữa ngưỡng hỗ trợ và kháng cự để xác định biên độ này.

Các mô hình cờ tăng nào mà phần cột cờ cao thì khả năng mô hình chuẩn xác cũng sẽ cao hơn và nhà đầu tư có nhiều cơ hội chốt lời hơn.

Cách xác định mô hình Bullish flag

Như ban đầu mình đã giới thiệu, mô hình lá cờ tăng là mô hình tiếp diễn với xu hướng tăng sẽ kéo dài thêm. Vì vậy, chúng ta đang chờ đợi để xác định một xu hướng tăng với các đỉnh cao hơn và đáy cao hơn. Tiếp theo bạn cần phát hiện ra mô hình bằng việc theo dõi hình dạng của các hành động giá.

Ví dụ mô hình cờ tăng - Bullish flag
Ví dụ mô hình cờ tăng – Bullish flag

Ví dụ: Chúng ta đang theo dõi biến động giá của cặp tiền tệ GBP/USD theo ngày. Bạn sẽ nhìn thấy cột cờ là đường xu hướng đi lên có màu xanh lam. Tiếp theo là các đỉnh ngắn hạn với giá bị điều chỉnh thấp xuống khoảng 50% so với mức điều chỉnh ban đầu. Trong ví dụ này, thời gian để hình thành lá cờ có vẻ lâu hơn bình thường. Nhưng quan trọng là nó không bị điều chỉnh xuống mức thấp hơn 50%. Phần điều chỉnh giá có vẻ đi chuyển nhiều hơn theo kiểu sideway nhưng tổng thể thì vẫn thấp hơn dần. Điều này thể hiện phe mua đang củng cố sức mạnh. Cuối cùng là một đợt breakout khỏi đường kháng cự và giá tăng lên mạnh hơn.

Cách giao dịch với mô hình cờ tăng

Quan trọng nhất là bạn phải nhận ra được mô hình cờ tăng giá và vẽ được đúng cách. Sau đó việc xác định điểm vào lệnh, cắt lỗ (stop loss -SL) và chốt lời (take profit – TP) sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

Mình sẽ tiếp tục với ví dụ về biến động giá của cặp GBP/USD. Sau khi giá breakout khỏi ngưỡng kháng cự thì đây là lúc thích hợp để bạn vào lệnh. Chú ý sự đột phá phải đi kèm với khối lượng giao dịch. Tuy nhiên, để có thể test lại hãy đợi một đợt pullback. Tức là giá quay về lại ngưỡng kháng cự trước khi bức phá đi lên. Đương nhiên không phải lúc nào điều này cũng xảy ra nhưng nó khiến mô hình đáng tin cậy hơn. Trong trường hợp này chúng tôi vào lệnh ngay sau cây nến breakout ra khỏi ngưỡng kháng cự của lá cờ.

Xác định điểm vào lệnh, cắt lỗ, chốt lời
Xác định điểm vào lệnh, cắt lỗ, chốt lời

Một chuyển động nào về bên trong lá cờ cũng có làm vô hiệu mô hình. Cho nên quy tắc giao dịch không bao giờ được quên đó là đặt lệnh stop loss. Bạn có thể đặt lệnh cắt lỗ tại một điểm bên dưới ngưỡng kháng cự của lá cờ.

Còn về điểm chốt lời, bạn sẽ copy và dán cột cờ từ điểm breakout diễn ra. Một số nhà đầu tư thích sao chép và dán đường xu hướng từ điểm bắt đầu đột phá; tức là phần thân của lá cờ. Cả hai cách đều ổn nhưng tốt hơn bạn vẫn nên sử dụng điểm breakout.

Có thể bạn quan tâm: Cách nhận biết mô hình 3 đỉnh

Kết luận

Nói chung, mô hình lá cờ tăng là một mô hình giá đáng tin cậy. Cờ tăng giá đã được chứng minh là có hiệu quả và được sử dụng bởi các nhà giao dịch có lợi nhuận trên khắp thế giới. Tất nhiên, giao dịch đầy rẫy những bất trắc. Tuy nhiên, các chỉ báo và mẫu biểu đồ này cung cấp cho các nhà giao dịch sự tự tin nhất định. Mô hình Bullish flag cũng xuất hiện khá thường xuyên. Nó là cơ hội cho các nhà đầu tư bỏ lỡ cơ hội trong đợt tăng giá ban dầu có bất kịp đợt tăng giá thứ hai.

Vậy là mình đã chia sẻ với các bạn mô hình cờ tăng là gì? Cách xác định và giao dịch với mô hình ra sao? Nếu bạn có cách giao dịch hiệu quả hơn với các mô hình giá hãy chia sẻ bên dưới phần bình luận nhé!

Tổng hợp: Tienaogiatot.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tiền Ảo Giá Tốt - Tin Tức, Kinh Nghiệm Đầu Tư CFD, Chứng Khoán, Coin