CFD là gì? Tìm hiểu về giao dịch CFD với đòn bẫy (ký quỹ)

Hầu hết các nhà đầu tư tham gia vào thị trường Forex đều đã từng nghe qua về hợp đồng chênh lệch CFD và có chung thắc mắc “CFD là gì“. Với CFD các nhà đầu tư sẽ có nhiều cơ hội hơn dù sở hữu nguồn vốn ít ỏi bởi có đòn bẩy. Đồng thời dù không cần phải sở hữu tài sản; họ vẫn có thể kiếm lời dựa trên sự tăng, giảm giá của sản phẩm.

Nếu bạn nhận thấy cơ hội từ thị trường nào đó có vẻ “ăn chắc” và tiến hành giao dịch kết hợp đòn bẩy thì lợi nhuận sẽ cực kỳ lớn đúng không nào? Tuy vậy, tỷ lệ thuận với khả năng sinh lời lại chính là rủi ro. Vì thế bạn cần hiểu rõ về cơ hội và rủi ro của các giao dịch CFD trước khi bắt đầu.

Các nhà đầu tư có lẽ ai cũng từng nghe qua hợp đồng chênh lệch CFD nhưng không phải tất cả đều có thể hiểu rõ về nó. Vì vậy bài viết hôm nay sẽ chia sẻ các vấn đề xoay quanh giao dịch CFD: CFD là gì? Đặc điểm của giao dịch CFD? các loại hợp đồng CFD? Cách thức để bạn thực hiện giao dịch CFD như thế nào?

Giao dịch CFD là gì?

CFD hay còn gọi là hợp đồng chênh lệch, là từ viết tắt của Contract For Difference. Giao dịch CFD tức là bạn sẽ giao dịch với tỷ giá của một sản phẩm nào đó mà thôi chứ không sở hữu nó trong thực tế. Điểm hấp dẫn của giao dịch CFD đó là dù giá tăng hay giảm bạn đều có thể thu được lợi nhuận chỉ cần dự đoán đúng xu hướng.

Các trader có sở thích giao dịch trong ngắn hạn sẽ rất thích CFD. Lí do là vì nó không yêu cầu thời hạn giao dịch cố định. Bạn có thể đặt lệnh ở cả vị thế mua hay bán tùy đánh giá của bản thân. Bên cạnh đó, giao dịch CFD còn có thêm dịch vụ đòn bẩy (ký quỹ).

Giao dịch CFD là gì?
Giao dịch CFD là gì?

Tại sao gọi CFD là một “hàng hóa phái sinh”?

Người ta gọi CFD là hàng hóa phái sinh vì khi giao dịch bạn không giữ nó như những tài sản thông thường. Bạn chỉ dựa trên suy đoán về biến động giá và tiến hành giao dịch để kiếm lời trên khoảng chênh lệch này. Lợi nhuận của bạn được tính bởi khoản chênh giữa giá mua và bán khi mở lệnh và đóng lệnh.

Hiểu đơn giản là thông thường bạn mua vàng sẽ tới tiệm vàng, bạn trả tiền và giữ vàng. Nhưng trong CFD, khi bạn đầu tư vàng bạn không sở hữu mà chỉ được xác nhận quyền sở hữu. Đến khi bạn đóng lệnh thì lời hay lỗ sẽ tùy thuộc vào giá ở thời điểm đó.

Ví dụ trường hợp bạn giao dịch CFD – cổ phiếu: Giả sử bạn mua 1.000 cổ phiếu mã BARC với giá là 196 bảng Anh/cp. Tổng chi phí mà bạn cần phải bỏ ra là 196.000 bảng (chưa tính các khoản phí khác). Sau khi giao dịch xong, để xác nhận quyền sở hữu số cổ phiếu này bạn sẽ nhận một bộ giấy tờ pháp lý. Nó sẽ là giấy tờ đảm bảo cho bạn đến khi bạn đóng lệnh.

Đòn bẩy trong giao dịch CFD là gì?

Đòn bẩy là gì? Nó là cung cụ khuếch đại vốn cho nhà đầu tư. Tùy theo tỷ lệ đòn bẩy tại từng sàn mà số vốn của bạn sẽ được khuếch đại lên bấy nhiêu lần. Vì vậy chỉ cần nguồn vốn của bản thân nhà đầu tư nhỏ thì vẫn có cơ hội mua bán với khối lượng lớn. Bản chất của đòn bẩy là mượn tiền của sàn, cho nên nó có thể làm tăng cơ hội sinh lời của bạn lên nhiều lần thì cũng thế nhân khoản lỗ lên như vậy. Nếu không may mắn, bạn có thể bị buộc đóng lệnh hoặc bổ sung thêm tiền nếu muốn giữ lệnh.

Đòn bẩy trong giao dịch CFD
Đòn bẩy trong giao dịch CFD

Ví dụ: Ở ví dụ trên bạn đã mua 1.000 cổ phiếu mã BARC với giá là 196 bảng Anh/cp. Tổng chi phí bạn cần bỏ ra là 196.000 bảng Anh (chưa bao gồm phí khác.). Nếu giao dịch CFD đòn bẩy, giả sử sàn hỗ trợ bạn đòn bẩy 1:10 đối với cổ phiếu BARC. Nó có nghĩa là bạn cần 19.600 bảng nếu muốn mở lệnh 1000 cổ phiếu BARC thay vì 196000 bảng như ví dụ trên.

Nếu cổ phiếu BARC tăng giá lên 10% => Giá = 215 bảng Anh/ cổ phiếu. Lúc này 1000 cổ phiếu sẽ giá trị là 215.000 bảng. Vì vậy, với khoản vốn ban đầu chỉ 19.600 bảng, bạn đã có lợi nhuận 19.000 bảng.

Các loại hợp đồng CFD là gì?

Ngoài giao dịch đòn bẩy cực kỳ hấp dẫn thì với giao dịch CFD bạn còn có cơ hội lựa chọn một danh sách sản phẩm đầu tư vô cùng phong phú. Tuy nhiên, chi tiết về từng loại tài sản dể giao dịch sẽ khác nhau tùy vào sàn bạn mở tài khoản. Giả sử bạn mở tài khoản tại sàn ICmarkets thì sẽ có các loại hợp đồng dưới đây:

Các loại hợp đồng CFD
Các loại hợp đồng CFD

+ Mã cổ phiếu: Hầu hết là của các tập đoàn lớn như Facebook, Apple,…

+ Các chỉ số: SP500, UK100,…

+ Năng lượng: Dầu thô, khí đốt,…

+ Các kim loại quý: Vàng, bạc, đồng, nhôm ….

+ Hàng hóa: Cà phê, lúa mì, cao su, ngô,…

+ Các cặp tiền tệ forex: EURUSD, USDJPY,…

+ Tiền điện tử: Bitcoin (BTC), Ethereum (ETH), Stellar Lumens (XLM),…

Giao dịch CFD hoạt động như thế nào?

Như định nghĩa “giao dịch CFD là gì” ở trên, nhà đầu tư có thể kiếm lời ở cả 2 tình huống tăng giá hay giảm giá. Vì vậy, khi giao dịch các hợp đồng CFD đều sẽ cung cấp 2 mức giá để giao dịch là giá mua vào và giá bán ra .

  • Nếu bạn dự đoán rằng giá của một tài sản nào đó sẽ tăng lên. Bạn sẽ tiến hành đặt lệnh mua (Buy) và nếu tài sản đó tăng giá bạn sẽ có lợi nhuận.
  • Nếu bạn dự đoán rằng giá của một tài sản nào đó sẽ giảm xuống. Bạn sẽ tiến hành đặt lệnh bán (Sell) và nếu tài sản đó giảm giá bạn sẽ có lợi nhuận.

Tất nhiên, cả 2 tình huống trên nếu thị trường đi ngược lại với hướng bạn mà đang mong đợi thì bạn sẽ phải chịu thua lỗ.

Ví dụ cách thức giao dịch CFD
Ví dụ cách thức giao dịch CFD

Ví dụ: Bạn cho rằng giá của cổ phiếu Apple sẽ giảm trong thời gian tới. Vì vậy, bạn tiến hành đặt một lệnh Sell mã cổ phiếu Apple. Sau đó nếu cổ phiếu của Apple thực sự giảm xuống bạn sẽ có lợi nhuận. Còn tình huống ngược lại, Giá của cổ phiếu Apple tăng, bạn phải chịu thua lỗ. Mức lời hay lỗ sẽ còn tùy vào lúc bạn đóng lệnh với khối lượng giao dịch bao nhiêu và mức giá biến động như nào.

Kết luận

Với nhiều ưu điểm như cho phép giao dịch 2 chiều, vừa có thể mở lệnh bán và lệnh mua. Cùng với việc hỗ trợ nhà đầu tư giao dịch đòn bẩy (ký quỹ). Giao dịch CFD là một cách đầu tư cực kỳ tuyệt vời đối với các đầu tư ngắn hạn trong thị trường tài chính nói chung.

Vậy là mình đã tổng hợp các nội dung cơ bản bạn cần biết về CFD như giao dịch CFD là gì? Các hợp đồng CFD và cách thức hoạt động của nó. Hợp đồng chênh lệch rõ ràng mang đến cơ hội rất lớn nếu bạn là một nhà đầu tư dày dặn và nhạy bén. Tuy nhiên, khi Giao dịch CFD, việc sử dụng đòn bẩy nên được cân nhắc kỹ vì bạn sẽ phải đối mặt với rủi ro lớn.

Đây thực sự là lời khuyên cho các nhà đầu tư đặc biệt là đối với nhà đầu tư F0. Hãy chắc chắn rằng bạn thực sự hiểu rõ về rủi ro của CFD trước khi sử dụng. Chúc bạn giao dịch thành công!

Tổng hợp: Tienaogiatot.com

Tiền Ảo Giá Tốt - Tin Tức, Kinh Nghiệm Đầu Tư CFD, Chứng Khoán, Coin