Bất kỳ nền tảng giao dịch nào từ trung bình đến nâng cao đều sẽ cung cấp cho bạn các lệnh chờ để giao dịch. So với việc chỉ giao dịch với lệnh thị trường thì lệnh chờ cực kỳ hữu ích với nhà đầu tư để giúp vào lệnh kịp thời tại đúng mức giá mình mong muốn. Và chắc chắn dù là phần mềm giao dịch cơ bản nhất thì cũng sẽ cung cấp cho bạn 4 lệnh chờ gồm 2 lệnh stop và 2 lệnh Limit. Bài viết hôm nay mình sẽ giải thích về lệnh Buy stop là gì?
So với lệnh Buy limit cho phép bạn đặt trước giá để mua với mức giá thấp hơn. Lệnh Buy Stop là lệnh dừng mua ở mức giá cao hơn. Nghe có vẻ vô lý nhưng có một sự thật rằng các nhà đầu tư rất thích sử dụng lệnh Buy stop, thậm chí còn sử dụng nhiều hơn cả Buy limit. Nếu bạn vẫn chưa hiểu tại sao lệnh Buy Limit lại được yêu thích như vậy hãy cùng Tienaogiatot tìm hiểu lệnh Buy stop là gì? và lúc nào thì dùng lệnh Buy stop trong bài viết hôm nay nhé!
Mục lục
Lệnh Buy stop là gì?
Lệnh dừng mua (Buy Stop) là một loại lệnh chờ cho phép bạn mua một tài sản ở mức giá chỉ định cao hơn giá thị trường. Lệnh Buy Stop thường được sử dụng trên một thị trường có xu hướng tăng. Là một phương pháp tốt khi kết hợp với phân tích kỹ thuật để tìm điểm đột phá của xu hướng tăng.
Thông thường, sau khi thị trường đi ngang trong một khoảng thời gian dài, tạo ra các đáy và đỉnh là 2 đường thẳng có xu hướng hợp nhất. Đây là giai đoạn giằng co giữa phe mua và phe bán. Khi giá breakout khỏi mức cao (ngưỡng kháng cự) thì khả năng xu hướng tăng sẽ bắt đầu. Cho nên các nhà đầu tư sẽ đặt lệnh dừng mua và chỉ định mức giá dừng nằm trên điểm breakout.
Ví dụ: Bạn đang theo dõi căp tiền tệ chính EUR/USD và xu hướng chính của nó là tăng. Sau khi lên tới mức cao nhất 1.23500 trước đó, giá đang củng cố ở mức 1.21500. Nếu giá tăng trở lại và chạm mức 1.23520 (kháng cụ), khả năng một xu hướng tăng mạnh tiếp diễn. Do đó, tùy chọn ở đây là đặt một lệnh Buy Stop ở mức 1.23520. Khi giá EUR/USD chạm mức đó, lệnh sẽ tự động được thực hiện ở mức giá bán đặt.
Các tình huống sử dụng lệnh Buy Stop là gì?
Lệnh Buy Stop có thể được nhà đầu tư sử dụng theo 2 hướng:
- Hạn chế thiệt hại nếu chiến lược bán khống đi ngược dự đoán
- Tham gia thị trường đúng lúc khi giá sắp sửa vào xu hướng tăng
Áp dụng Lệnh Buy Stop trong chiến lược bán khống
Khi sử dụng chiến lược short Selling, các nhà đầu tư sẽ đi vay cổ phiếu từ công ty môi giới hoặc ngân hàng, v.v. trong một khoảng thời gian nhất định. Sau đó bán cổ phiếu đã vay được trên thị trường mở. Họ đặt cược rằng giá sẽ giảm trong khoảng thời gian tới. Vì vậy họ có thể mua số cổ phiếu tương tự với giá thấp hơn để trả lại. Họ sẽ thu được lợi nhuận từ sự chênh lệch giữa giá bán khống và giá mua lại rẻ hơn.
Tuy nhiên, nếu xu hướng giảm giá không xảy ra mà tăng ngược lại, nhà đầu tư sẽ không có lợi nhuận. Thậm chí thua lỗ lớn nếu giá tăng mạnh qua cả mức mà nhà đầu tư bán khống. Vì lẽ đó, khi thấy giá tăng trở lại, nhà đầu tư nên sử dụng lệnh Buy Stop để chốt lời trước khi giá nhảy lên cao hơn cả giá bạn đi vay trước đó.
Ví dụ về lệnh dừng mua: Bán khống
Hãy xem xét giá cổ phiếu của Amazon Inc, lịch sử giá của nó có một ví dụ tốt. Sau khi đạt đỉnh khoảng 3.750$ vào giữa tháng 7; cổ phiếu bắt đầu giảm và giao dịch dưới 3.200$ vào giữa tháng 8.
Giả sử vào tuần thứ 3 của tháng 7, bạn sẽ mượn cổ phiếu từ công ty môi giới và bán chúng với mức giá 3.650$. Hợp đồng yêu cầu bạn trả lại cổ phiếu trong thời hạn 60 ngày. Tới giữa tháng 8 nếu bạn mua lại lượng cổ phiếu tương tự với giá 3.200$ để trả lại cho công ty môi giới. Như vậy bạn mượn và bán ở mức 3.650$ và mua trả lại ở mức 3.200$ nên lợi nhuận là 450$. (Chưa tính phí hoa hồng phải trả cho nhà môi giới).
Tuy nhiên thời gian vẫn còn hơn 1 tháng và bạn chưa mua lại để chờ xem giá có tiếp tục giảm không. Đáng tiếc giá quay đầu hồi phục tăng lên 3.400$ vào cuối tháng 8. Nếu bán bây giờ bạn chỉ lời 250$. Tuy nhiên bạn vẫn tin tưởng giá sẽ giảm trở lại và không muốn đặt lệnh mua ngay vì vẫn còn thời gian. Lúc này sẽ là hợp lý nhất nếu bạn đặt lệnh Buy Stop ở mức giá 3.450$ chẳng hạn.
Nếu giá giảm xuống thì tốt bạn sẽ lời nhiều hơn. Còn nếu giá tăng, ít nhất bạn vẫn chốt được ở mức 3.450$. So với giá bán 3.650$ thì bạn bảo vệ được khoản lời là 200$.
Áp dụng Lệnh Buy Stop để gia nhập thị trường
Một cách sử dụng lệnh Buy Stop nữa đó là đặt lệnh tại mức giá Breakout. Đây là điểm tham gia thị trường tốt nhất trong các phương pháp phân tích kỹ thuât. Dựa vào các mô hình giao dịch, lịch sử giá hoặc một tin tức có ảnh hưởng nào đó trên thị trường. Bạn có thể tìm ra điểm bức phá khỏi ngưỡng kháng cự. Đây là ngưỡng mà các biến động giá trong quá khứ không thể phá vỡ được.
Ví dụ về lệnh dừng mua: Giá breakout
Một ví dụ về cổ phiếu của công ty dược phẩm Pfizer Inc. sẽ rất hơp lý trong tình huống này. Vào mùa hè năm 2021, giá cổ phiếu của nó đã tăng lên gần 52$, mức cao kỷ lục. Nhưng sau đó đã giảm trở lại và dao động trong vùng 45-50$ trong vài tháng.
Giả sử thời gian này Pfizer đang nghiên cứu vacxin covid và đạt được các thành công. Bây giờ họ chỉ chờ phê duyệt để có thể cung cấp đại trà. Tin tức này sau khi công bố khiến nhà đầu tư tin rằng cổ phiếu Pfizer chắc chắn sẽ tăng cao. Tuy nhiên để xác nhận dự đoán của mình, nhà dầu tư sẽ chờ cổ phiếu breakout khỏi mức kháng cự trước đó là mốc 52$. Cho nên lúc này nhà đầu tư sẽ đặt lệnh Buy Stop ở mức giá 54$. Chỉ cần giá chạm mốc này thì lệnh mua sẽ ngay lập tức được khớp.
Sự khác biệt giữa lệnh Buy Limit vs Buy Stop là gì?
Lệnh Buy Stop là lệnh mua được kích hoạt khi giá tăng đến mức giá dừng. Khối lượng yêu cầu có thể khớp nhiều lần để đủ số lượng. Cho nên lệnh mua sẽ vẫn thực hiện dù giá tăng lên mức chỉ định.
Lệnh Buy Limit là lệnh mua được kích hoạt khi giá hiện tại thấp hơn hoặc bằng giá chỉ định. Bởi giá chỉ định là mức giá cao nhất nhà đầu tư sẵn sàng mua. Cho nên nếu khối lượng không đủ vì thanh khoản thấp mà giá tăng cao hơn thì lệnh sẽ không được thực hiện.
=> Như vậy bạn có thể thấy, trong một xu hướng tăng, nếu dùng lệnh Buy Limit bạn có thể bỏ qua cơ hội giao dịch.
Kết luận
Một điều quan trọng về lệnh Buy Stop là các nhà đầu tư có thể nhận được giá khớp lệnh khác với giá dừng. Đặc biệt là khi thị trường biến động nhanh và các nhà môi giới tràn ngập lệnh. Tốc độ và hiệu quả của việc xử lý giao dịch có thể khiến mức giá khác đi rất nhiều. Vì lẽ đó hiểu rõ lệnh Buy Stop là gì? Và các tình huống nên sử dụng lệnh Buy Stop là điều rất cần thiết để bạn có thể giao dịch hiệu quả.
Tổng hợp: Tienaogiatot.com