Time frame hay khung thời gian giao dịch là một trong những kiến thức cơ bản mà các nhà đầu tư tài chính nói chung cần nắm rõ. Khi theo dõi biểu đồ giá của một cặp tiền tệ trong forex chẳng hạn, bạn cần phải biết cây nến đó đang thể hiện biến động trong khung thời gian nào, 1 giờ hay 4 giờ hay 1 ngày,… Bởi lẽ bạn không thể giao dịch lướt sóng chỉ vài phút hay vài giờ mà theo dõi biến động ở khung D1 (1 ngày) được đúng không nào?
Tùy vào mục đích, phong cách khác nhau mà việc lựa chọn khung thời gian (time frame) cũng khác nhau. Đồng thời khi áp dụng các mô hình phân tích kỹ thuật thì nó có thể bị nhiễu trong khung thời gian quá ngắn chẳng hạn. Cho nên nắm chắc các khung thời gian giao dịch forex là điều cực kỳ quan trọng với bất kỳ forex trader nào. Vì vậy trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ về time frame là gì? Các khung thời gian phổ biến và cách chọn khung thời gian giao dịch forex phù hợp với phong cách của bạn.
Mục lục
Time Frame là gì?
Time Frame hay khung thời gian giao dịch chính là khoảng thời gian biến động giá của một cây nến trên biểu đồ. Quy tắc chung của các biểu đồ giá mà các sàn giao dịch cung cấp cho bạn sẽ thể hiện các cây nến hoặc thanh trên cùng một khoảng thời gian. Bạn có thể chọn khung thời gian giao dịch forex tùy theo nhu cầu của mình. Các time frame càng lớn thì “âm lượng” của các biến động giá thể hiện qua mỗi cây nến trên biểu đồ càng lớn.
Ví dụ: Bạn chọn time frame là H1 thì một cây nến sẽ thể hiện biến động giá trong vòng 1 giờ. Sau 1 giờ sẽ xuất hiện một cây nến tiếp theo và cứ tiếp tục như vậy.
Các Time Frame giao dịch forex phổ biến
Bạn có thể tự thiết lập một time frame bất kỳ trên biểu đồ giá. Tuy nhiên, các trader thường sẻ giao dịch theo các khung mặc định do nền tảng cung cấp. Có 9 time frames có sẵn cho bạn lựa chọn, bao gồm:
Lưu ý:
- M – Minute: tháng
- H – Hour: giờ
- D – Day: ngày
- W – Week: tuần
- MN – Month: tháng
Khung thời gian | Ý nghĩa |
MN | Mỗi cây nến là biến động giá trong khoảng thời gian 1 tháng |
W1 | Mỗi cây nến là biến động giá trong khoảng thời gian 1 tuần |
D1 | Mỗi cây nến là biến động giá trong khoảng thời gian 1 ngày |
H4 | Mỗi cây nến là biến động giá trong khoảng thời gian 4 giờ |
H1 | Mỗi cây nến là biến động giá trong khoảng thời gian 1 giờ |
M30 | Mỗi cây nến là biến động giá trong khoảng thời gian 30 phút |
M15 | Mỗi cây nến là biến động giá trong khoảng thời gian 15 phút |
M5 | Mỗi cây nến là biến động giá trong khoảng thời gian 5 phút |
M1 | Mỗi cây nến là biến động giá trong khoảng thời gian 1 phút |
Ý nghĩa của Time Frame
Một cây nến sẽ cung cấp cho bạn các thông tin của thị trường trong khung thời gian của nó. Bao gồm giá mở cửa (open), giá đóng cửa (low), giá cao nhất (high), giá thấp nhất (low) và cả volume giao dịch trong giai đoạn đó.
Khi theo dõi biểu đồ, bạn chỉ cần đưa con trỏ chuột vào cây nến thì các thông tin đó sẽ ngay lập tức hiện ra. Bạn có thể xem các biến động tại cột nến trong quá khứ cũng như cột nến hiện tại để phán đoán cầu của thị trường ra sao.
Ngoài ra, Time frame cũng cho bạn thông tin biến động giá trong một chu kỳ. Ví dụ khung H1 sẽ có các chu kỳ 9hờ, 12h, 24h,… Hay khung D1 có các chu kỳ 7D, 14D, 20D, 52D,… Như vậy bạn có thể biết được cả mức giá cao nhất, thấp nhất và trung bình của một giai đoạn dài hơn. Điều này sẽ rất cần thiết khi bạn áp dụng vào phân tích kỹ thuật.
Hướng dẫn chọn Time Frame đúng cách
Với 4 phong cách trade Forex chính là lướt sóng (Scalping), giao dịch trong ngày (Day trading), giao dịch trung hạn (Swing) và giao dịch theo vị thế (Position) thì mỗi phong cách sẽ có những khung thời gian giao dịch forex riêng. Cụ thể:
Phong cách giao dịch lướt sóng (Scalping)
Đây là một chiến lược giao dịch nhanh chóng nhất vì chỉ diễn ra trong vài phút hoặc vài giờ. Nhà đầu tư chủ yếu là giao dịch trên sự biến động giá chớp nhoáng mà thôi. Phong cách giao dịch này khá rủi ro và cần dành thiều thời gian để phân tích. Vì giao dịch trong thời gian ngắn nên trader chủ yếu sẽ theo dõi cột nến thuộc time frames như M1, M3 và M15.
Phong cách giao dịch trong ngày (Day trading)
Phong cách này hướng tới việc không giữ lệnh qua đêm vừa tránh phí swap vừa tránh được các biến động lớn trong giai đoạn chuyển phiên. Giao dịch theo ngày sẽ giữ lệnh lâu hơn một chút so với giao dịch lướt sóng. Khoảng trong vài tiếng đồng hồ. Vì vậy nhà đầu tư thích giao dịch kiểu này sẽ sử dụng time frames M15, M30 và H1.
Phong cách giao dịch trung hạn (Swing)
Đây là phong cách giao dịch của những nhà đầu tư không dành toàn thời gian cho việc trading. Họ không có thời gian để theo dõi biến động liên tục và phân tích thị trường. Vì vậy sẽ vào lệnh và giữ lâu hơn từ vài ngày đến vài tuần. Vì vậy time frames thích hợp nhất với phong cách này là H1, H4 và D1.
Phong cách giao dịch vị thế (Position)
Những nhà đầu tư theo đuổi sự an toàn và tập trung vào lợi nhuận trong dài hạn sẽ chọn phong cách này. Trước khi đầu tư họ luôn phân tích rất kỹ lưỡng và xem xét giá trị thực tế rồi mới đầu tư vào. Vì vậy, nhà đầu tư có thể giữ lệnh từ vài tuần đến vài tháng là bình thường. Cho nên khung thời gian giao dịch forex phù hợp nhất là D1, W1 và MN.
Lưu ý:
Các trader mới thường có hứng thú phong cách lướt sóng vì nó mang lại lợi nhuận nhanh chóng. Cho nên các bạn sẽ rất thích các khung thời gian ngắn như M1 hay M5. Tuy nhiên nếu giao dịch dựa trên hên xui mà không có phân tích kỹ lưỡng thì đa phần sẽ thất bại. Với phong cách này nó yêu cầu bạn phải nhạy bén với các thông tin cũng như nhuần nhuyễn các phương pháp phân tích kỹ thuật và thậm chí là có một chiến lược đầu tư hiệu quả cho riêng mình. Vì vậy, với các trader mới, các bạn nên bắt đầu ít nhất là từ khung H1.
Một vấn đề nữa là trên Time Frame ngắn thì khoảng cách giá nó sẽ xa hơn. Ngược lại Time Frame dài như D1 chẳng hạn thì khoảng cách giá sẽ gần hơn. Vì vậy khi bạn vào lệnh và chọn điểm đặt stop loss hay take profit thì nên chú ý số pips.
Kết luận
Bài viết hôm nay mình sẽ chỉ giới thiệu cơ bản để các bạn nắm được Time Frame là gì cũng như có các khung thời gian giao dịch forex cơ bản nào. Đây là một vấn đề khá cơ bản trong giao dịch forex tuy nhiên không phải trader mới nào cũng nắm bắt được. Tận dụng các Time Frame này sẽ giúp ích cho các bạn rất nhiều để theo dõi các biến động thị trường.
Ngoài ra có một phần rất quan trọng trong phân tích kỹ thuật đó là giao dịch đa khung thời gian. Tức là các bạn sử dụng đồng thời nhiều khung thời gian khác nhau cùng lúc để phân tích và dự đoán xu hướng thị trường. Bởi một số mô hình phân tích kỹ thuật với đa khung thời gian sẽ giúp bạn re-test lại một lần nữa. Về phần này mình sẽ dành riêng một bài viết để phân tích. Hãy theo dõi website của mình để cập nhật các bài viết mới nhé!
Tổng hợp: Tienaogiatot.com