Giá phân bón tăng mạnh và có thể lập đỉnh lịch sử trong những ngày tới

Chiến sự ở Nga-ukraine thực sự có tác động vô cùng lớn lên nền kinh tế toàn cầu. Người dân vừa mới than trời vì giá xăng dầu tăng cao thị nay lại hoang mang vì giá phân bón. Nga đáp ứng tới 30% tổng lượng cầu phân bón của toàn thế giới. Riêng đối với Việt nhập khẩu khoảng 10% tổng lượng phân bón cho cả nước. Các lệnh trừng phạt lên Nga khiến các công ty vận chuyển lớn ngưng hoạt động tại quốc gia này. Mới đây Bô Công Thương Nga còn thông báo tạm ngừng xuất khẩu phân bón cho đến dịch vụ vận chuyển được nối lại. Vì lẽ đó, trong thời gian tới, nguồn cung phân bón khan hiếm chắc chắn sẽ có thể đẩy giá phân bón tăng lên đỉnh chưa từng có trong lịch sử.

Giá phân bón tăng cao dự báo lập đỉnh mới

Giá phân bón hôm nay đã tăng chạm mức đỉnh cao nhất từ trước đến nay. Nguyên do là bởi ảnh hưởng từ chiến sự ở Nga-ukraine khiến chuỗi cung ứng phân bón bị đứt gãy. Các đại lý trong nước trước tình hình giá phân bón liên tục nhảy múa cũng giữ hàng; hạn chế cung cấp ra thị trường mặc dù nhu cầu ở thời điểm hiện tại rất cao.

Giá phân bón tăng cao dự báo lập đỉnh mớiGiá phân bón tăng cao dự báo lập đỉnh mới
Giá phân bón tăng cao dự báo lập đỉnh mới

Vấn đề từ chối cung cấp hàng ra thị trường không chỉ từ các đại lý phân bón nội địa mà còn ở các nhà máy lớn trên thế giới. Tiêu biêu là mặt hàng phân urea, các đơn hàng đã chốt ở mức giá từ 540-560$ đồng loạt bị báo hủy. Các công ty cung cấp phân bón khu vực Đông Nam Á hiện đã hết hàng và phải chờ tới tháng 4. Nhà máy phân bón Urea hạt đục từ Brunei cũng mới vừa thông báo tình trạng bất khả kháng và không thể thực hiện các đơn tháng 2 đã chốt với giá quá thấp.

Đơn hàng của Việt Nam cũng chỉ mới nhận được 3 tàu và bị hủy tới 30 – 40 nghìn tấn. Các công ty phân bón tại Trung Đông cũng đang tạm dừng cung hàng để tiếp tục theo dõi thị trường. Trung Quốc thì tạm dừng xuất khẩu để đảm bảo nhu cầu trong nước. Nga, Ukraine thì không thể cung cấp vì bị trừng phạt. Vì lẽ đó giá phân bón ure dự báo có thể lên tới 800$/tấn. Thậm chí có thể chạm ngưỡng 1000$ khi giá dầu chạm 150$/thùng.

Nga cung cấp 30% lượng phân bón cho toàn thế giới

Nút thắt cho vấn đề nguồn cung phân bón e rằng chỉ có thể giải quyết khi tình hình căng thẳng giữa Nga-Ukraine được giải quyết. Bởi lẽ Nga hiện đang chiếm tới 30% nguồn cung phân bón cho toàn thể giới. Không chỉ vậy Nga còn cung cấp lượng lớn nguyên liệu đầu vào tới 70% cho các nước Châu Âu để sản xuất phân bón. Vì lẽ đó nguồn cung hiện tại đang quá ít ỏi cho nhu cầu của toàn thế giới. Trong khi đó, Trung Quốc cũng đang cấm xuất khẩu ra nước ngoài để đảm bảo nhu cầu nội địa.

Nga cung cấp 30% lượng phân bón cho toàn thế giới
Nga cung cấp 30% lượng phân bón cho toàn thế giới

Nguồn cung thì khan hiếm nhưng các nước Đông Nam Á, Trung quốc, Ấn Độ,… lại sắp bắt đầu một vụ mùa mới khiến nhu cầu tăng cao nhất. Vì lẽ đó, chắc chắn giá phân bón trong tháng 4 sẽ đạt mức đỉnh chưa từng có trong lịch sử.

Giá phân bón DAP có thể sẽ đạt mức 950 USD/tấn vào tháng 4. Dự đoán đạt mức 1200-1500USD/tấn nếu Brazil vào mùa.

Giá phân bón Kali cũng dự đoán tăng cao tới 800-850 USD/tấn đối với hạt bột/ 1.000 USD/tấn đối với hạt miểng.

Có thể bạn quan tâm: Giá thức ăn chăn nuôi tăng cao

Việt Nam nhập khẩu lượng lớn phân bón từ Nga

Còn ở Việt Nam, phân bón là một trong những mặt hàng nhập khẩu nhiều nhất. Thậm chí, trong năm 2021, Nga xuất khẩu phân bón qua Việt nam đạt 386.193 tấn tức tăng 7.9%. Theo thống kê thì Việt Nam nhập từ Nga khoảng 10% lượng tiêu thụ phân bón của cả nước. Đặc biệt các tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022; lượng phân bón Việt Nam nhập từ Nga còn tăng kỷ lục hơn. Trong tháng 12/2021, nước ta nhập 56.798 tấn phân bón từ Nga, tăng 404,4%. Trong tháng 1/2022, chúng ta nhập khẩu 322.731 tấn tất cả trong đó 53.773 tấn từ Nga.

Hiện tại chúng ta khó có thể tiếp tục nhập hàng từ Nga vì khó khăn trăm bề. Nga bị loại khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT; các đơn vị vận chuyển ngưng làm việc tại Nga; Nga giới hạn xuất khẩu phân bón ra thế giới cho đến tháng 6/2022. Tình hình chiến sự căng thẳng e rằng khó nối lại các giao dịch kinh tế trong một sớm một chiều.

Người nông dân đối mặt nguy cơ giá phân bón tăng kỷ lục

Lo ngại nhất là chúng ta đang trong vụ thu hoạch và sẽ sớm vào vụ mới trong tháng 4. Phía Bắc đã vụ lúa đông xuân đã phần nào đẩy cao nhu cầu phân bón dần dần. Cầu thì tăng mà nguồn cung thì khan hiếm. Các doanh nghiệp cung cấp phân bón trong nươc dự báo sẽ thiếu hụt phân DAP tới 64% trong quý 2. Vì lẽ đó mà giá phân DAP dự kiến có thể tăng lên mức 25 triệu VNĐ/tấn.

Sản lượng phân bón tồn kho trong nước không nhiều
Sản lượng phân bón tồn kho trong nước không nhiều

Về giá phân bón urea, hiện các nhà máy sản xuất phân bón trong nước như Đạm Phú Mỹ, Đạm Cà Mau đã xuất một lượng lớn vào tháng 12/2021 và đầu năm 2022. Vì thế lực tồn kho của họ không quá lớn. Tình hình chính trị khiến giá cả mọi thứ leo thang; nên các đại lý cũng ém hàng để theo dõi giá. Vì lẽ đó giá phân bón ure dự báo sẽ tăng lên tới 18 triệu đồng/tấn.

Về giá phân bón kali, hầu như toàn bộ đều là nhập khẩu từ các quốc gia khác như Nga, Belarus. Nên tình hình mặt hàng này không hề khả quan. Khả năng giá phân bón kali sẽ sớm tăng tới 15-16 triệu/tấn với hạt bột và 18-20triệu/tấn với hật miểng. Nếu tình hình nguồn cung không có gì cải thiện thì giá tăng đến 24-25triệu/tấ là hoàn toàn có khả năng.

Có thể bạn quan tâm: Giá đường tăng nhưng doanh nghiệp vẫn khó

Kết luận

Kinh tế toàn cầu chỉ vừa phục hồi sau đại dịch thì vấn đề chính trị lại một lần nữa giáng đòn mạnh vào nền kinh tế chỉ mới ngấp ngé ngóc đầu. Sau cùng mặt hàng gì cũng tăng cao, giá phân bón, giá xăng dầu, khí đốt, nhân công đều kéo nhau lên cao ngất ngưỡng. Người nông dân chỉ có thể than trời vì vấn đề chi phí trồng trọt, sản xuất. Sau cùng thay đổi và thích nghi là điều chúng ta cần chấp nhận lúc này. Sử dụng phương thức canh tác mới và thay thế bằng phân bón hữu cơ đang dược người dân tính đến.

Tổng hợp: Tienaogiatot.com

Tiền Ảo Giá Tốt - Tin Tức, Kinh Nghiệm Đầu Tư CFD, Chứng Khoán, Coin