Giá đường có xu hướng tăng nhưng ngành mía đường vẫn khó cạnh tranh

Giá đường thế giới đang trong thời điểm tăng cao nhất kể từ 4 năm gần đây. Nguyên nhân chủ yếu cũng là do ảnh hưởng từ xung đột giữa Nga và Ukraine. Nga vốn là quốc gia có thể tự cung tự cấp đường tuy nhiên xung đột có thể khiến nguồn dự trữ sụt giảm và sẽ cần nhập khẩu. Ngoài ra, sản lượng tại một số quốc gia sản xuất mía đường lớn trên thế giới cũng dự sẽ giảm đáng kể. Bên cạnh đó, giá nhiều hàng hóa như xăng, giá dầu tăng cao khiến phí vận chuyển tăng theo.

Tuy nhiên, giá đường trong nước vẫn phải cạnh tranh với đường nhập khẩu và đường nhập lậu từ biên giới phía Tây Nam. Trong khi đó nhu cầu về sử dụng đường trong nước lại giảm mạnh từ sau đại dịch. Vì lẽ đó ngành mía đường Việt Nam đang gặp phải rất nhiều vấn đề nan giải vì không bán được đường.

Giá đường thế giới tăng trong đầu năm

Từ khi chiến sự ở Ukraine nổ ra thì giá đường thế giới có xu hướng tăng nhưng không nhiều. Số liệu thống kê từ Tổ chức ISOSugar (Tổ chức đường thế giới); vào ngày 9/3 giá đường thô trung bình giao ngay đã đạt 18,98 cents/pound; tương đương tăng 4,2% so với thời điểm đầu tháng. Còn so với thời điểm cao nhất tháng 2 thì giá đã tăng tới 7%. Giá đường giao ngay ghi nhận mức tăng cao vượt đỉnh trong giai đoạn 3 tháng đầu năm 2022. Xu hướng tăng của giá không mạnh và có nhiều biến động không theo xu hướng. (Giá được tính dựa trên giá hàng ngày của ISO).

Giá đường thế giới tăng trong đầu năm
Giá đường thế giới tăng trong đầu năm

Giá đường trắng cũng ghi nhận mức tăng đáng kể đạt 520USD/tấn. So với đầu tháng 3, giá đã tăng 3.5% và tăng 5.4% nếu so với những ngày đầu năm.

Theo tổ chức đường thế giới, có khoảng 258.650 tấn đường trắng theo hợp đồng tháng 3 đã được giao dịch. Các hợp đồng này chủ yếu được giao thông qua những nhà máy lọc dầu của Ấn Độ. Trong khi đó vào cuối tháng 2, các hợp đồng đường thô có kỳ hạn tháng 3 tại New York tới hơn 1.3 triệu tấn. Tuy nhiên, dường như các nhà đầu cơ quốc tế đang tỏ ra khá yên ắng. Và mức mua ròng của phía nhà đầu cơ cũng thấp hơn tới gần 9% so với trong tháng 1.

Có thể bạn quan tâm: Giá dầu vượt mốc 100 USD/thùng

Giá đường đang trong xu hướng tăng nhưng khó dự đoán

Xung đột giữa Nga-Ukraine có thể tác động cả trực tiếp và gián tiếp tới giá đường khiến giá tăng lên. Tuy nhiên, tại các quốc gia sản xuất mía đường hàng đầu thế giới là Brazil và Ấn Độ lại được mùa. Thời tiết nhiều mưa thuận lợi cho việc trồng mía cho nên dự báo nguồn cung sẽ tăng và giá sẽ giảm.

Các yếu tố thúc đẩy giá đường tăng

Nga vốn là đât nước đủ khả năng tự cung tự cấp mía đường trong nước. Tuy nhiên, giai đoạn 2020/21 và 2021/22, sản lượng củ cải đường sụt giảm khiến dự trữ trong nước có thể thiếu hụt 10% và Nga đang tính toán tới việc nhập khẩu đường. Ngoài ra, xung đột quân sự ở Nga và Ukraine đã khiến cho giá hàng hóa rơi vào khủng hoảng chứ không chỉ riêng giá đường.

Đường có nhiều khả năng sẽ tăng giá
Đường có nhiều khả năng sẽ tăng giá

Đặc biệt phải kể đến giá dầu tăng cao lịch sử chưa từng có kể từ năm 2008. Theo ghi nhận giá dầu vào ngày 7/3 đã đạt mức 139USD/thùng. Giá dầu tăng khiến giá xăng ở nhiều quốc gia cũng tăng phi mã. Giá xăng, dầu tăng chắc chắn khiến chi phí vận chuyển vốn đã ở mức rất cao từ vụ kẹt tàu Evergreen lại tiếp tục một lần nữa tạo sóng.

Bên cạnh đó, giá nguyên liệu tăng còn có thể là động cơ để những nước xuất khẩu mía đường lớn nhất thế giới Brazil chuyển sang sản xuất Ethanol thay vì sản xuất đường. Cho nên sản lượng đường của thế giới sắp tới dự sẽ thiếu hụt dẫn đến giá tăng.

Nguồn cung đường của thế giới vượt kỳ vọng

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều yếu tố tiềm ẩn có thể khiến giá đường giảm. Theo dự báo từ StoneX, vụ mùa Brazil đang trong giai đoạn cuối và sản lượng tung ra thời điểm này điểm vẫn sẽ tăng 7.5% so với năm trước do được mùa. Bên cạnh đó, nước sản xuất đường lớn thứ hai thế giới là Ấn Độ cũng dự báo sẽ tăng 7.5 triệu tấn. Mía đường của Thái Lan cũng dự báo giảm trong thời gian tới. Nhưng vụ mùa này vẫn ép được tới 87 triệu tấn vượt kỳ vọng.

Do đó, có thể thấy việc giá đường tăng cao trong thời gian tới là hoàn toàn có khả năng. Tuy nhiên, vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố làm giảm giá. Cho nên vấn đề xung đột tại Nga và Ukraine là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng nhất tới việc giá đường tăng hay giảm. Tuy nhiên điều này lại rất khó đoán.

Có thể bạn quan tâm: Lo ngại người dân bỏ chuồng vì giá thức ăn chăn nuôi tăng

Mía đường trong nước vẫn gặp khó

Khối lượng nhập khẩu trung bình của Việt Nam tăng dần qua các năm
Khối lượng nhập khẩu trung bình của Việt Nam tăng dần qua các năm

Trong năm 2021, Việt Nam phải nhập khẩu tới hơn 1.7 triệu tấn đường thông qua chính ngạch và cả nhập lâu. Sản lượng đường sản xuất trong nước những năm qua đã sụt giảm nghiêm trọng. Bắt đầu tư thời điểm mà Việt Nam bỏ quy định về hạn ngạch; cũng như giảm thuế nhập khẩu đường theo hiệp định ATIGA; thì đường trong nước đã không đủ khả năng cạnh tranh với đường nhập khẩu từ các nước ASEAN. Vì lẽ đó mà nhiều hộ bỏ trồng mía, hơn 10 nhà máy sản xuất mía đường đóng cửa.

Tuy nhiên, so với giá của nhiều nước thuộc khu vực ASEAN hay Trung Quốc; giá tại Việt Nam vẫn thấp một chút. Vấn đề là đường nhập lậu quá nhiều và lại quá rẻ nên không thể cạnh tranh được.

Giá đường trong nước so với các nước khác
Giá đường trong nước so với các nước khác

Mặc dù chính phủ đã áp thuế chóng bán phá giá với mía đường Thái Lan; nhưng lượng đường nhập lậu tại biên giới Tây Nam (Lào, Campuchia) vẫn khó kiểm soát. Không chỉ sản lượng lớn mà còn cực rẻ khiến giá đường trong nước giảm đáng kể. Cạnh tranh càng lớn khi nhu cầu tiêu thụ bị cắt giảm do ảnh hưởng của đại dịch càng khiến ngành mía đường gặp nhiều khó khăn hơn.

Kết luận

Theo Hiệp hội mía đường Việt Nam – VSSA, chiến sự tại Ukraine cùng với nhiều lệnh trừng phạt vào Nga có thể khiến nguồn cung năng lượng cũng như ngũ cốc trên thị trường thế giới thiếu hụt. Vì lẽ đó, giá hàng hóa trong thời gian tới sẽ còn biến động nhiều; không chỉ riêng với mặt hàng mía đường. Giá đường thế giới tăng có thể giúp giá đường trong nước ngang bằng hoặc thấp hơn giá đường thế giới. Kết hợp với đó là triển khai tốt các biện pháp chống gian lận thương mại. Như vậy có thể giúp ngành mía đường trong nước giải quyết khó khăn và đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường.

Tổng kết: Tienaogiatot.com

1 thoughts on “Giá đường có xu hướng tăng nhưng ngành mía đường vẫn khó cạnh tranh

  1. Pingback: Giá đường có xu hướng tăng nhưng ngành mía đường vẫn khó cạnh tranh – Titre du site

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tiền Ảo Giá Tốt - Tin Tức, Kinh Nghiệm Đầu Tư CFD, Chứng Khoán, Coin