Plus500 là gì? Đánh giá độ uy tín và điều kiện giao dịch tại sàn Plus500

Plus500sàn môi giới CFD nổi bật được thành lập từ năm 2008 với công ty mẹ có trụ sở tại Israel. Sàn được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán London (mã: PLUS). Bên cạnh đó sàn còn nhận được nhiều giấy phép tại các cơ quan tài chính lớn từ Úc, Anh, Israel, Singapore và New Zealand. Vừa đáp ứng nhiều tiêu chuẩn khắt khe từ các cơ quan tài chính lại vừa công khai minh bạch báo cáo tài chính. Đây là điều mà không phải sàn forex, CFD nào cũng đạt được. Cho nên độ uy tín và an toàn khi giao dịch tại Plus500 là không có gì để bàn cãi.

Kể từ năm 2010 đến nay, sàn Plus500 đã mở tới hơn 300 triệu vị thế, có hơn 22 triệu khách hàng đăng ký với hơn 800 tỷ dollar được giao dịch trên toàn cầu. Plus500 là một công ty đại chúng nên những thông tin sàn công bố trên hẳn nhiên có độ chính xác cao. Với sức hút lớn như thế, hôm nay Tienaogiatot sẽ tổng hợp các thông tin để đánh giá sàn Plus500: Plus500 là gì? Plus500 lừa đảo? Điều kiện giao dịch ra sao. Cùng xem đây có phải là một sàn tốt đối với trader Việt không nhé!

Đánh giá sàn Plus500 có uy tín không?

Như mình đã chia sẻ ở trên, Plus500 được giới đầu tư đánh giá rất cao về độ uy tín và an toàn. Vậy hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về thông tin của sàn cũng như các giấy phép để kiểm chứng cho điều này nhé!

Sàn Plus500 là gì?

Trụ sở đầu tiên của Plus500 là tại Israel và được thành lập vào năm 2008; bởi 6 cựu sinh viên của Học viện Công nghệ Technion – Israel; một trường đại học hàng đầu ở khu vực Trung Đông. Những người sáng lập nên Plus500 đã chọn phát triển một nền tảng giao dịch độc quyền. Thay vì cho thuê nền tảng giao dịch phổ biến nhất hiện nay là MT4, do MetaQuotes phát triển.

Năm 2018, công ty được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Luân Đôn (LSE) với mã ‘PLUS’. Bên cạnh đó, Plus500 đã được cấp phép cũng như quản lý bởi các Cơ quan Quản lý Tài chính hàng đầu thế giới. Đầu tiên phải kể đến là giấy phép của Vương quốc Anh được cấp từ năm 2010. Tiếp đó, Sàn lần lượt mở rộng phạm vi và nhận được giấy phép từ Síp (CySEC), Úc (ASIC), Seychelles (FSA) New Zealand (FMA), Israel (ISA), Singapore (MAS), Nam Phi (FSCA).

Plus500 được cấp phép bởi nhiều tổ chức tài chính uy tín
Plus500 được cấp phép bởi nhiều tổ chức tài chính uy tín

Nếu bạn yêu thích thể thao và thường xem các trận bóng đá tại các giải đấu lớn, chắc chắn logo Plus500 màu xanh đã quen thuộc với bạn. Bởi lẽ sàn thường xuyên chạy quảng cáo bên lề sân cỏ tại các sự kiện bóng đá và bóng bầu dục. Plus500 là nhà tài trợ áo đấu của một số đội bóng châu Âu nổi tiếng như Atalanta BC của Bergamo, Atlético de Madrid của Madrid, và BSC Young Boys của Bern.

Sàn Plus500 lừa đảo có đúng không?

Sàn Plus500 đã nhận được rất nhiều giấy phép từ rất nhiều quốc gia. Cộng với đó là sàn được niêm yết trên một trong những sàn chứng khoán lớn nhất thế giới hiện nay. Điều này có thể chứng minh sàn hoạt động rất minh bạch và rõ ràng.

Một vài điều kiện quan trọng theo các giấy phép của cơ quan tài chính như quy chế tách biệt tài khoản. Nhằm giữ riêng tài khoản ký quỹ của khách hàng với nguồn vốn lưu động của sàn. Quỹ bảo hiểm để bồi thường cho khách hàng nếu sàn phá sản. Chức năng bảo vệ số dư âm tức là bạn sẽ không bị lỗ vượt qua số tiền bạn nạp vào. Điều này nghe có vẻ là hiển nhiên nhưng lại rất cần thiết cho các trader thường sử dụng dịch vụ đòn bẩy.

Tuy nhiên giấy phép từ quốc gia nào thì sẽ bảo vệ nhà đầu tư tại khu vực đó mà thôi. Chẳng hạn quỹ bảo hiểm cho nhà đầu tư, nếu bạn ở Anh bạn sẽ nhận được bảo hiểm tới 85 nghìn bảng Anh theo quy định của giấy phép FCA. Hoặc các nước EEA (EU, Nauy và Thụy Sỹ) sẽ nhận được khoảng bảo hiểm là 20 nghìn bảng Anh theo giấy phép Cysec. Còn ở các khu vực khác thì không được bảo vệ.

Quy định bảo vệ nhà đầu tư của Plus500
Quy định bảo vệ nhà đầu tư của Plus500

=> Nhìn chung, việc tuân thủ giao dịch theo quy định từ các tổ chức hàng đầu cho thấy sự đáng tin cậy của sàn. Cho nên nhà đầu tư có thể yên tâm việc Plus500 lừa đảo là chắc chắn không!

Đánh giá sàn Plus500 về điều kiện giao dịch

Sàn Plus500 có phù hợp với nhà đầu tư mới không hay chỉ phù hợp với các nhà đầu tư chuyên nghiệp? Để trả lời các câu hỏi này hãy cùng tìm hiểu về nền tảng giao dịch, sản phẩm giao dịch, chi phí cũng như các loại tài khoản của sàn.

Nền tảng giao dịch của Plus500

Nền tảng giao dịch độc quyền của Plus500 cung cấp cho khách hàng rất nhiều tính năng nhưng không đầy đủ như MT4 hay cTrader. Vì lẽ đó nếu bạn giao dịch trên nhiều sàn thì sẽ khó khăn trong việc chuyển đổi. Có lẽ đây là lí do mà nền tảng giao dịch của sàn chưa được đánh giá cao. Tuy nhiên, phải thừa nhận đây là một nền tảng rất thân thiện và đơn giản dành cho các trader mới. Có sự đồng bộ giữa ứng dụng trên web cũng như trên thiết bị di động. Các chức năng quản trị rủi ro như cắt lỗ, chốt lời được tích hợp,..

So sánh nền tảng giao dịch của các sàn forex hàng đầu
So sánh nền tảng giao dịch của các sàn forex hàng đầu

Các loại tài sản giao dịch trên Plus500

Danh mục sản phẩm trên sàn được đánh giá là rất đa dạng đặc biệt với CFD cổ phiếu hay ETF. Cụ thể:

  • Forex: hơn 70 cặp tiền tệ ngoại hối được cung cấp như EURUSD, GBPUSD, EURGBP, NZDUSD, EURNZD, GBPNZD,…
  • Chỉ số: 26 chỉ số thị trường chứng khoán và ngành. Ví dụ: Dow Jones 30, S&P 500, ASX 200, Nikkei 225,… thậm chí các chỉ số nhóm như Crypto10.
  • Hàng hóa: 23 mặt hàng như dầu Brent & WTI, vàng và bạc, cà phê và ca cao, heo và gia súc,…
  • Tiền điện tử: 6 loại tiền điện tử khác nhau với đô la Mỹ hoặc Ethereum với Bitcoin.
  • CFD cổ phiếu & ETF: Gần 2.000 cổ phiếu và ETF từ các sàn giao dịch lớn trên thế giới

Các loại tài khoản và phí giao dịch

Trên Plus500, bạn không có nhiều sự lựa chọn đối với tài khoản giao dịch. Vì sàn chỉ cung cấp một tài khoản duy nhất. Ngoài ra, đối với các nhà đầu tư mới bắt đầu có thể trải nghiệm đầu tư với tài khoản demo hay tài khoản ảo.

Về phí giao dịch, bạn không bị tính phí commission (hoa hồng). Phí chênh lệch spread là thả nổi và tùy theo từng loại sản phẩm. Ví dụ:

  • Chênh lệch giá dầu thô (WTIUSD) là 0,1%, khoảng 6 pips hay 0,06 USD.
  • Chênh lệch cổ phiếu Amazon ($ AMZN) là 0,75%, khoảng 23,2 pips hay 23,20 USD.
  • Chênh lệch NZDUSD là 0,03%, khoảng 2,2 pips hay 22,00 USD.
  • Chênh lệch AUDNZD là 0,02%, khoảng 2,5 pips và bằng NZ $ 25,00.

Các khoản phí khác mà Plus500 tính nữa là phí cho việc giữ tiền dài hạn (phí qua đêm swap); và phí 10 USD nếu bạn không sử dụng tài khoản của mình trong 3 tháng (phí không hoạt động).

Cách thức nạp tiền và rút tiền

Các hình thức nạp-rút tiền trên sàn (có thể thay đổi theo các khu vực khác nhau):

  • Thẻ ghi nợ/tin dụng (visa/mastercard)
  • Ví điện tử PayPal, Skril,…
  • Chuyển khoản ngân hàng
  • iDEAL, BPAY, SOFORT,…
Cách thức nạp tiền và rút tiền
Cách thức nạp tiền và rút tiền

Nạp tiền là miễn phí, thời gian xử lý gần như tại thời điểm thực hiện. Nhưng có thể mất 3 ngày nếu chuyển khoản. Số tiền nạp tối thiểu là từ 100 Bảng Anh (Dùng thẻ) và 500 bảng Anh (chuyển khoản).

Rút tiền chỉ miễn phí 5 lần/tháng. Vượt quá tính phí 10USD/lần. Rút tối thiểu 50USD đối với PayPal / Skrill và tối thiểu 100USD đối với thẻ hay chuyển khoản. Thời gian rút tiền về tới tài khoản cũng có thể mất tới 3 ngày.

Lưu ý: Chỉ có thể rút hay nạp tiền bằng tài khoản là tên của chính mình.

Kết luận

Nhìn chung Plus500 là một nhà môi giới đáng tin cậy và các điều kiện giao dịch gần như toàn diện. Chi phí giao dịch cạnh tranh, nhiều cổng nạp và rút tiền, sản phẩm giao dịch đa dạng. Tuy nhiên xét về nền tảng giao dịch sàn cần cải thiện nhiều hơn vì nó vẫn đang ở mức khá cơ bản, sẽ phù hợp hơn cho các nhà đầu tư mới. Nhưng vẫn chưa nhiều công cụ phân tích để phục vụ cho các trader chuyên nghiệp. Vậy là mình đã tổng hợp các thông tin mới nhất để đánh giá sàn Plus500. Hy vọng qua bài viết này bạn có thể hiểu rõ hơn Plus500 là gì? Plus500 lừa đảo không? Điều kiện giao dịch tại sàn có tốt?

Tổng hợp: Tienaogiatot.com

Tiền Ảo Giá Tốt - Tin Tức, Kinh Nghiệm Đầu Tư CFD, Chứng Khoán, Coin