Nến mẹ bồng con (Harami) là gì? Đặc điểm nhận dạng và cách giao dịch

Nến mẹ bồng con (Harami) là một dạng mô hình nến Nhật đảo chiều khá mạnh mẽ. Mặc dù tín hiệu đảo chiều không lớn như các mô hình đảo chiều khác. Nhưng đây là một trong các mô hình có tần suất gặp thường xuyên và nếu bạn biết cách kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật khác thì có thể đặt một vị thế giao dịch với cơ hội sinh lời cực kỳ tốt.

Nến mẹ bồng con được hình thành bởi sự kết hợp 2 cây nến một cao và một ngắn hơn. Nó khá dễ để nhận biết và dù bạn sử dụng khung thời gian giao dịch nào đều có thể áp dụng mô hình này. Nếu đã nhận dạng được ra mô hình thì cách giao dịch cũng rất đơn giản. Vì vậy, hãy cùng Tienaogiatot tìm hiểu mô hình nến mẹ bồng con (Harami) là gì? Cách nhận dạng và giao dịch khi mô hình xuất hiện ra sao nhé!

Nến mẹ bồng con (Harami) là gì?

Nến mẹ bồng con (Harami) là mô hình đảo chiều được hình thành bởi sự kết hợp của 2 cây nến. Nến đầu tiên là nến cao tiếp tục của xu hướng cũ. Cây nến thứ hai sẽ ngắn hơn nhiều đồng thời phải khác màu với cây nến trước. Nói cách khác cây nến đầu tiên sẽ bao trùm cây nến thứ 2. Cây nến thứ 2 sẽ báo hiệu một sự đảo ngược so với cây nến trước.

“Harami” được dịch ra từ tiếng Nhật với ý nghĩa là “mang thai”. Cho nên bạn có thể hình dung dễ dàng những gì mô hình đang muốn thể hiện. Với cây nến đầu tiên là cây nến lớn đang bao trùm hay ôm trọn cây nên ngắn ngay sau nó. Do đó mà khi dịch ra tiếng Việt, mọi người thường gọi nó là nến mẹ bồng con.

2 kiểu mô hình nến mẹ bồng con

Mô hình nến mẹ bồng con là mô hình đảo chiều với màu sắc 2 cây nến khác nhau. Nó cho thấy xu hướng cũ đang yếu đi và một xu hướng mới đang chớm nở. Như vậy sẽ có 2 loại mô hình Harami xuất hiện tương ứng với thị trường ở 2 xu hướng khác nhau.

Mô hình nến mẹ bồng con tăng và giảm
Mô hình nến mẹ bồng con tăng và giảm

– Mô hình nến mẹ bồng con tăng (Bullish Harami): Thị trường từ xu hướng giảm => tăng. Cho nến nến mẹ là nến giảm mạnh (nến đỏ) với phần thân nến dài. Còn nến con xuất hiện sau là nến tăng (nến xanh) với phần thân nhỏ hơn rất nhiều.

– Mô hình nến mẹ bồng con giảm (Bearish Harami): Thị trường từ xu hướng tăng => giảm. Cho nến nến mẹ là nến tăng mạnh (màu xanh) với phần thân nến dài. Còn nến con xuất hiện sau là nến giảm (màu đỏ) với phần thân nhỏ hơn rất nhiều.

Cách xác định mô hình nến Harami

Bạn có thể liên tục bắt gặp các cặp nến với cây nến đầu lớn bao trùm câu nến đứng sau nó. Tuy nhiên không phải lúc nào đây cũng là mô hình nến Harami. Vì vậy hãy lưu ý các đặc điểm sau để không bị nhầm lẫn khi nhận dạng mô hình này:

  • Đây là một mô hình nến đôi. Nến đầu tiên phải có thân dài có thể tăng hoặc giảm tùy xu hướng trước đó. Có nghĩa là nếu trước đó là xu hướng giảm thì cây nến mẹ cũng phải là cây nến giảm và có phân thân dài vượt trội. Cây nến thứ 2 sẽ ngược lại với cây nến mẹ. Bởi nó đang báo hiệu cho xu hướng đảo chiều. Tốt nhất là phần thân của cây nến con không được vượt quá 1/4 cây nến mẹ.
  • Mô hình nến Harami sẽ lý tưởng hơn nếu có khoảng GAP. Tức là thân nến của nến sau lọt vào giữa so với thân nến trước. Riêng với mô hình nến mẹ bồng con giảm, nến con nằm dưới thân nến mẹ thì thị trường rất dễ đi ngang.
  • Xu hướng đảo chiều mạnh mẽ nhất nếu cả giá đóng cửa, mở cửa, cao nhất và thấp nhất của cây nến con đều lọt vào trong nến mẹ. Nếu nến con có bóng và thân càng nhỏ, càng gần với nến Doji thì lại càng tốt.

Cách giao dịch với mô hình nến mẹ bồng con

Mô hình nến mẹ bồng con không thực sự là tín hiệu đảo chiều quá mạnh mẽ. Vì vậy khi nhận dạng ra và tiến hành giao dịch bạn cần hết sức bình tĩnh và tuân thủ kỷ luật. Đồng thời kết hợp các chỉ báo khác để củng cố nhận định của mình. Cụ thể như thể nào bạn có thể tham khảo cách vào lệnh dưới đây:

Mô hình nến mẹ bồng con tăng

Điểm vào lệnh: Tốt nhất bạn nên chờ tới cây nến thứ 3 sau 2 cây nến mẹ và con. Nếu nến 3 cũng là cây nến tăng thì bạn có thể vào một vị thế BUY. Tùy theo mức độ rủi ro mà bạn chấp nhận được thì bạn có thể chọn một trong 3 cách sau:

  • Cách 1: Vào lệnh ở điểm cách cây nến con 1-2 pips.
  • Cách 2: Vào lệnh tại điểm cách giá cao nhất của nến mẹ 1-2 pips.
  • Cách 3: Vào lệnh tại mức giá đóng cửa của nến tăng thứ 3.

Điểm cắt lỗ: Đặt tại mức giá thấp nhất của nến mẹ.

Điểm chốt lời: Sử dụng thêm các phương pháp khác như đường trendline, chỉ báo RSI,… để tìm ra điểm đảo chiều. Bạn sẽ đặt điểm chốt lời ngay dưới tín hiệu đảo chiều đó.

Cách giao dịch với Mô hình nến mẹ bồng con tăng
Cách giao dịch với Mô hình nến mẹ bồng con tăng

Mô hình nến mẹ bồng con giảm

Tương tự bạn phải chờ đến cây nến thứ 3 để xác nhận xu hướng giảm. Cây nến thứ 3 sẽ có giá đóng cửa ở dưới mức giá đóng cửa của nến thứ 2 (nến con). Nếu thỏa mãn bạn có thể thực hiện một lệnh SELL theo công thức:

  • Điểm vào lệnh: Đặt tại điểm có độ dài bằng khoảng 1/8 so với nến mẹ.
  • Điểm cắt lỗ: Cách râu nến của nến mẹ 1-2 pips
  • Điểm chốt lời: Tính theo tỷ lệ R:R bằng 1:1 hoặc 1:2. Tức là stop loss/take profit = 1:1 (1:2). Nếu bạn đặt điểm stop loss với mức lỗ tối đa 20 pip thì mức lời theo hướng ngược lại là 20 pips hoặc 40 Pips.
Cách giao dịch với Mô hình nến mẹ bồng con giảm
Cách giao dịch với Mô hình nến mẹ bồng con giảm

Kết hợp với các chỉ báo khác

  • Chỉ báo RSI

Đây là một chỉ báo để giúp bạn xác nhận tín hiệu đảo chiều rất hiệu quả. Nếu mô hình nến Harami nằm trong vùng quá mua hay quá bán của RSI bạn có thể vào lệnh như sau:

– Nến Harami tăng nằm trong vùng quá bán đồng thời cắt đường biên 20 RSI => Vào lệnh BUY.

– Nến Harami giảm nằm trong vùng quá mua đồng thời cắt đường biên 80 RSI => Vào lệnh SELL.

Kết hợp mô hình với Chỉ báo RSI
Kết hợp mô hình với Chỉ báo RSI
  • Ngưỡng hỗ trợ và kháng cự

Tương tự sử dụng ngưỡng hỗ trợ và kháng cự cũng giúp bạn xác định được tín hiệu đảo chiều cực kỳ hiệu quả. Bạn có thể áp dụng như sau:

– Nếu nến Harami tăng hình thành quanh ngưỡng hỗ trợ => Vào lệnh BUY

– Nếu nến Harami giảm hình thành quanh ngưỡng kháng cự => Vào lệnh SELL

Kết hợp mô hình với ngưỡng hỗ trợ, kháng cự
Kết hợp mô hình với ngưỡng hỗ trợ, kháng cự

Kết luận

bài viết trên mình đã chia sẻ các kiến thức về mô hình nến mẹ bồng con (Harami) là gì? Cách nhận dạng và giao dịch khi mô hình xuất hiện ra sao? Hãy chú ý kết hợp các chỉ báo hỗ trợ để củng cố dự báo của mình khi sử dụng mô hình Nến mẹ bồng con nhé! Chúc các bạn giao dịch thành công!

Tổng hợp: Tienaogiatot.com

 

Tiền Ảo Giá Tốt - Tin Tức, Kinh Nghiệm Đầu Tư CFD, Chứng Khoán, Coin