Scalping là gì? Nghệ thuật lướt sóng trên thị trường chứng khoán

Đầu tư lướt sóng chứng khoán hay còn gọi là Scalping là một chiến lược giao dịch phổ biến đã xuất hiện trong thị trường chứng khoán từ rất lâu. Các nhà đầu tư theo đuổi chiến lược này thường cố gắng tạo càng nhiều giao dịch mua và bán trong ngày càng tốt. Mục tiêu chính là thu được lợi nhuận nhỏ từ nhiều giao dịch thay vì cố gắng kiếm được lợi nhuận lớn từ một vài giao dịch. Nghệ thuật lướt sóng trên thị trường chứng khoán thu hút các nhà đầu tư vì nó giúp họ giảm thiểu rủi ro đồng thời mang lại nhiều cơ hội giao dịch hơn.

Ngoài ra, các trader có thể chống lại lòng tham vì họ nhắm mục tiêu lợi nhuận rất nhỏ. Thậm chí việc một ngày thực hiện từ 10 đến 100 giao dịch mua bán là hoàn toàn bình thường. Nghe thì có vẻ đơn giản tuy nhiên lại cực kỳ phức tạp để trở thành một scalping trader thực sự. Bạn không chỉ cần sử dụng thành thạo các biện pháp phân tích kỹ thuật cần thiết và tiến hành giao dịch một cách thuần thục mà còn cần kiểm soát cảm xúc và tuân thủ chiến lược giao dịch của mình một cách nghiêm ngặt để không bị lòng tham nuốt chửng.

Trong bài viết hôm nay mình sẽ chia sẻ với các bạn về chiến lược đầu tư lướt sóng scalping là gìnghệ thuật lướt sóng trên thị trường chứng khoán hiệu quả. Bài viết có lẽ không chỉ cho bạn một cách tường tận về cách lướt sóng chứng khoán nhưng đây chắc chắn là điều tất yếu quan trọng bạn cần nắm khi theo đuổi chiến lược này.

Đầu tư lướt sóng chứng khoán – Scalping là gì?

Chiến lược đầu tư lướt sóng chứng khoán – Scalping là việc thực hiện một lượng lớn giao dịch trong ngày. Các giao dịch này chủ yếu là tận dụng các cổ phiếu có biến động giá lớn. Mục tiêu là kiếm lợi nhuận nhỏ từ nhiều giao dịch cộng lại.

Chiến lược giao dịch lướt sóng đòi hỏi nhiều kỹ thuật vì nhà đầu tư phải mở nhiều giao dịch nhỏ lẻ. Đồng thời cần tuân thủ quy định nghiêm ngặt để tránh việc chạy theo một giao dịch dẫn đến lỗ nhiều làm xóa hàng chục giao dịch có lời nhỏ trong ngày.

Khung thời gian mà các scalper thường sử dụng chủ yếu là 1 phút và 5 phút. Rất hiếm trường hợp nhà đầu tư sử dụng các khung thời gian dài hơn M15.

Hầu hết các trader dựa trên phân tích kỹ thuật để xác định xu hướng và đặt lệnh. Tuy nhiên mỗi lệnh chỉ cần có lời một chút là đã chốt lệnh ngay. Vì thế nhà đầu tư sẽ tăng quy mô mỗi lệnh để tăng lợi nhuận tổng thể.

Ưu và nhược điểm của chiến lược lướt sóng chứng khoán

Ưu điểm:

  • Giảm thiểu rủi ro đảo ngược xu hướng: Thị trường thường sẽ đi theo một hướng trước khi đảo chiều. Trong thời gian ngắn thì nhà đầu tư sẽ ít gặp phải việc đảo ngược xu hướng hơn.
  • Tỉ lệ giao dịch thành công cao: Các nhà đầu tư lướt sóng chuyên nghiệp thường nhắm tới tỉ lệ thắng tối thiểu là 80%.
  • Mất ít thời gian vào phân tích cơ bản: Vì không phải mua giữ cổ phiếu lâu dài cho nên bạn không cần phải nghiên cứu kỹ các thông ty về doanh nghiệp như báo cáo tài chính, tài sản, nợ,… Thay vài đó chỉ cần tập trung vào các chỉ báo kỹ thuật để phân tích thị trường trong ngắn hạn.

Nhược điểm:

  • Khó quản lý rủi ro: Thường các nhà đầu tư đặt lệnh với quy mô rất lớn để tăng tỷ lệ lợi nhuận. Đồng thời việc thực hiện nhiều lệnh trong thời gian ngắn sẽ rất ít thời gian để phân tích và suy nghĩ kỹ lưỡng. Cho nên điều quan trọng là cần sử dụng cắt lỗ để giảm thiểu rủi ro khi lướt sóng chứng khoán.

Có thể bạn quan tâm: VPS Smartone là gì?

Nghệ thuật lướt sóng trên thị trường chứng khoán

Bây giờ các bạn có lẽ đã hiểu cơ bản lướt sóng chứng khoán – Scalping là gì. Tiếp theo hãy cùng Tienaogiatot tìm hiểu về các chiến lược phân tích kỹ thuật – nghệ thuật lướt sóng trên thị trường chứng khoán cực đơn giản mà nhà đầu tư nào cũng có thể sử dụng.

Chỉ báo SAR Parabol

Một trong những chỉ báo kỹ thuật tốt nhất để lướt sóng trong các tình huống này là chỉ báo SAR Parabol – Parabolic Stop and Reverse (SAR). Nó cung cấp cho những trader lướt sóng khả năng xác định nhiều cơ hội giao dịch khác nhau trong suốt mỗi ngày.

Nhìn chung, Parabolic SAR nhấp nháy các tín hiệu “MUA” khi chỉ báo này hiển thị bên dưới giá thị trường. Ngược lại, tín hiệu “BÁN” xuất hiện khi chỉ báo di chuyển trên giá thị trường.

Chỉ báo SAR Parabol
Chỉ báo SAR Parabol

Điều thú vị nhất về Parabolic SAR là nó cũng cung cấp các tín hiệu riêng để đóng từng vị thế. Về cơ bản, các vị thế mua có thể được duy trì cho đến khi xuất hiện chỉ báo “stops” và “đảo chiều”. Khi điều này xảy ra, chỉ báo về cơ bản đang gửi một tín hiệu mới; và lập trường giao dịch đối lập nên được chấp nhận.

Chỉ báo Stochastic

Chỉ báo dao động Stochastic là một chỉ báo xung lượng xác định các điều kiện thị trường quá mua và quá bán. Điểm bắt đầu bên dưới biểu đồ M5 với một động thái giá xuống tạo ra tình trạng bán quá mức qua việc đọc Stochastic trong quá khứ.

Scalpers có thể nhận thấy sự thay đổi giá ngắn hạn này như một cơ hội mới để bắt đầu các vị thế mua. Các lệnh dừng lỗ (stop loss) đối với giao dịch này sẽ được đặt dưới mức giá thấp; điểm được tạo ra ở vùng quá bán trên chỉ báo Stochastics.

Chỉ báo Stochastic
Chỉ báo Stochastic

Khi vị thế được mở, điều quan trọng là phải tìm kiếm cơ hội để đóng giao dịch khi đã có lãi. Tất nhiên, điều này có nghĩa là thu được lợi nhuận giao dịch lớn hơn so với vốn cộng chi phí giao dịch của nhà môi giới tính.

Từ góc độ kỹ thuật, tín hiệu đầu tiên để đóng giao dịch xuất hiện khi các chỉ số Stochastic quay trở lại vùng quá mua. Sự kiện này loại bỏ lý do ban đầu đằng sau giao dịch; và cho thấy giá thị trường có thể sẵn sàng giảm xuống. Khi điều này xảy ra, các chuyên gia lướt sóng sẽ đóng giao dịch và thu về lợi nhuận nhỏ trên vị thế.

Đường trung bình động MA

Đường trung bình động là một trong những chỉ báo kỹ thuật phổ biến nhất. Trong biểu đồ bên dưới, chúng ta có thể thấy cách các Scalpers sử dụng đường trung bình động theo cấp số nhân (EMA) để thiết lập các vị thế.

Khi giá cắt xuống dưới đường EMA50; tín hiệu bán xuất hiện và các vị thế bán có thể được thiết lập. Ngược lại, tín hiệu mua trở nên rõ ràng khi giá thị trường cắt qua phía khác của đường EMA; và các vị thế mua có thể được thiết lập.

Đường trung bình động MA
Đường trung bình động MA

EMA có thể là một cách tuyệt vời để xác định xu hướng thị trường. Vì các thông số giao dịch cụ thể có thể được điều chỉnh. Cài đặt EMA ngắn hơn (tức là chu kỳ dưới 50) sẽ cho bạn rất nhiều tín hiệu mua/bán trong mỗi phiên giao dịch.

Ngược lại, cài đặt EMA dài hơn (tức là chu kỳ trên 50) sẽ tạo ra đường trung bình động mượt mà hơn; tạo ra ít tín hiệu giao dịch hơn. Lựa chọn cài đặt EMA bao nhiêu tùy thuộc vào các trader muốn số lượng tín hiệu giao dịch nhiều hay ít mỗi ngày.

Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI)

Tương tự như chỉ báo Stochastic; chỉ số Sức mạnh Tương đối (RSI) đang tìm kiếm các tín hiệu thị trường ở vùng cực của giá. Chỉ báo RSI hoạt động rất tốt trong điều kiện thị trường biến động mạnh. Chẳng hạn như có các sự kiện tin tức đặc biệt ảnh hưởng.

Ví dụ giá đang trong xu hướng tăng dần đều với các đường trung bình động MA20-50-100 đều đi lên. Với các mức giảm trong xu hướng được mua và chỉ báo RSI đi xuống quá vùng 30 (quá bán). Sau đó tiếp tục di chuyển quanh ngưỡng 30 thì là tín hiệu cho bạn mở một vị thế mới.

Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) xuống dưới 30
Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) xuống dưới 30

Ngược lại, nếu chỉ số RSI đi lên qua ngưỡng 70 (quá mua). Tiếp đó giá di chuyển xuống hay đảo chiều thành giảm. Đây là cơ hội ‘bán trên đỉnh’ mà nhà đầu tư cần nắm bắt.

Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) quá 70
Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) quá 70

Có thể bạn quan tâm: App đầu tư Stock24 MBS

Quy tắc lướt sóng chứng khoán (scalping) cần nhớ

Các cổ phiếu khi trong xu hướng tăng thường sẽ tiếp tục duy trì xu hướng này một thời gian. Đa số nhà đầu tư sẽ chỉ bán khi có tín hiệu đảo chiều; hoặc đã đạt được mục tiêu lợi nhuận nhất định. Tuy nhiên với các nhà đầu tư lướt sóng thì ngược lại. Họ bán nhanh chóng và tốc độ phải nhanh như bán ra khi lỗ.

Để thực hiện thành công nghệ thuật lướt sóng trên thị trường chứng khoán; các nhà đầu tư cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Việc tăng quy mô giao dịch là quan trọng. Vì mức lợi nhuận rất nhỏ nên cần tăng khối lượng giao dịch. Bạn cần có nguyên tắc giao dịch và tuân theo nó nếu không muốn chi phí giao dịch tăng lên trong khi lợi nhuận thì thấp dần.
  • Scalpers nên tìm các nhà môi giới không có hoa hồng. Và tốt hơn là có chiết khấu cho giao dịch số lượng lớn. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều nhờ chi phí giao dịch thấp hơn.
  • Tìm các app đầu tư có cung cấp cung cụ lập biểu đồ nâng cao. Bởi vì bạn cần cập nhật giá theo real time và có khung thời gian M1. Vì khung thời gian lớn hơn có thể không hữu ích lắm.
  • Tốc độ là cực kỳ quan trọng. Bạn cần sẵn sàng dành hàng giờ để theo dõi, phân tích thị trường. Vì vậy bạn cần kiên nhẫn và tuân thủ quy tắc. Và đừng hối tiếc vì bạn có thể bỏ lỡ các khoản lời lớn cho các món lời nhỏ. Nhưng cơ bản đó chính là bản chất của lướt sóng.

Kết luận

ScalpingLướt sóng chứng khoán không phải là một chiến lược đầu tư sáng tạo hay táo bạo. Nhưng đây lại là chiến lược được nhiều nhà đầu tư áp dụng thành công. Scalping giúp giảm thiểu thua lỗ. Giao dịch vẫn có thể lãi ngay cả khi thị trường ổn định. Tuy nhiên nó không phù hợp nếu bạn muốn thắng lớn sau một đêm. Scalpers cần phải duy trì sự ổn định và chỉ suy nghĩ đến giao dịch tiếp theo. Điều này nghe có vẻ đơn giản nhưng các nhà đầu tư thiếu kinh nghiệp thường thất bại vì khó kiểm soát cảm xúc.

Nói chung nếu bạn muốn theo điểu chiến lược đầu tư này. Hãy sẵn sàng một cái đầu lạnh, tìm một nhà môi giới tốt và thực hành giao dịch nhiều lần. Hy vọng qua bài viết bạn đã hiểu rõ Scalping là gì? Nghệ thuật lướt sóng trên thị trường chứng khoán. Chúc các bạn có khoản thời gian đầu tư thành công!

Tổng hợp: Tienaogiatot.com

2 thoughts on “Scalping là gì? Nghệ thuật lướt sóng trên thị trường chứng khoán

  1. Pingback: Scalping là gì? Nghệ thuật lướt s...

  2. Pingback: Nghệ thuật lướt sóng trên thị trường chứng khoán – Titre du site

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tiền Ảo Giá Tốt - Tin Tức, Kinh Nghiệm Đầu Tư CFD, Chứng Khoán, Coin