MACD là gì? 3 chiến lược giao dịch với đường MACD phổ biến

MACD là gì? Đây là câu hỏi mà hầu như nhà đầu tư mới nào cũng cần tìm hiểu dù là trong lĩnh vực tiền điền tử hay thị trường truyền thống. MACD là một chỉ báo động lượng tuyệt vời, đơn giản và đáng tin cậy để xác định xu hướng và động lượng của thị trường. Hơn thế nào, hầu như bất kỳ nền tảng giao dịch nào cũng tích hợp chỉ báo MACD đủ hiểu tầm quan trọng của nó.

Đương nhiên không phải lúc nào cả 10 trường hợp thì MACD đều đúng cả 10. Những sẽ là một thiếu sót cực lớn nếu bạn bỏ qua chỉ báo này. Vì lẽ đó trong bài viết hôm nay mình sẽ giải thích cụ thể về chỉ báo MACD cũng như các chiến lược giao dịch hàng đầu để giúp bạn tăng độ chính xác khi dự báo và ra quyết định đầu tư với công cụ này.

MACD là gì?

MACD là viết tắt của Moving Average Convergence Divergence có nghĩa là đường trung bình động hội tụ phân kỳ. MACD được sử dụng như là một công cụ quan trọng trong phân tích kỹ thuật giúp xác định động lượng và xu hướng thị trường. Nó có thể áp dụng cho cả chứng khoán, Forex hay tiền điện tử,…

MACD được sáng tạo bởi Gerald Appel và được biết đến từ những năm 1970. Gerald Appel là một nhà đầu tư chuyên nghiệp và tích cực, Ông đã xuất bản rất nhiều sách đầu tư về chủ đề này. Điển hình như cuốn “Understanding MACD” còn gọi là hướng dẫn toàn tập về chỉ báo MACD. Đây là chỉ báo được xây dựng dựa trên mối liên hệ giữa đường trung bình động hàm số mũ EMA 12 và 26.

Lưu ý rằng MACD là một chỉ báo trễ, nó sử dụng dữ liệu quá khứ để xác nhận xu hướng, động lượng thị trường ở hiện tại. Điều này có nghĩa là nó không hiển thị các biến động giá có khả năng xảy ra trong tương lai mà chỉ cung cấp thông tin về biến động giá hiện tại để cho bạn manh mối dự đoán hướng giá trong tương lai.

Nghe có vẻ vô dụng nhưng thực tế đây là một chỉ báo siêu quan trọng. Nó giúp nhà đầu tư nắm bắt tâm lý thị trường, dự đoán được lúc nào xu hướng bắt đầu, kết thúc hay sẽ tiếp diễn. Và từ đó cân nhắc điều mình nên làm và không nên làm.

Tác dụng của chỉ báo trung bình động phân kỳ hội tụ

Như mình đã nói, bản chất MACD là một chỉ báo quan trọng nhưng nếu không hiểu rõ bạn sẽ khó hình dung được lợi ích và cách vận dụng nó ra sao. Hãy tưởng tượng thị trường có thể di chuyển lên, xuống và đi ngang theo xung. Nó giống như thị trường có nhịp tim. Đôi khi tim bơm máu nhanh hơn những lúc khác, mạch đập rõ ràng hơn vào những thời điểm này. Những lần khác, tim đập chậm, các xung hầu như bị bỏ qua.

Chỉ báo giao dịch MACD là một cách để đo nhịp tim hay các rung động thị trường này.

Minh họa cho ví dụ này các bạn hãy xem xét một tình huống về trận chiến giữa phe mua và phe bán trên thị trường. Đôi khi phe bò có quyền kiểm soát. Họ đẩy giá lên cao. Giá tăng buộc phe gấu phải bán khống. Nhưng giá vẫn tăng đến mức mà hầu hết những người đầu cơ giá xuống đã bị loại khỏi các giao dịch ngắn hạn của họ.

Xu hướng tăng sẽ đi vào giai đoạn kết thúc khi những nhà đầu cơ giá lên bắt đầu tìm kiếm lợi nhuận. Phe gấu bắt đầu quan tâm trở lại. Phe bán dần áp đảo phe mua, điều này trao quyền kiểm soát lại cho phe gấu. Cuối cùng giá giảm.Trong tình huống này, chỉ báo giao dịch MACD sẽ cho bạn tín hiệu để tham gia vào cuộc chiến giữa phe mua và phe bán.

Tóm lại, chỉ báo MACD cung cấp cho chúng ta manh mối về những việc cần tránh làm bên cạnh những việc chúng ta nên làm. Ví dụ: khi những người đầu cơ giá lên nắm quyền kiểm soát, hầu hết các nhà giao dịch nên tập trung vào việc mua hoặc ít nhất là không bán khống khi giá đang tăng.

Cách đọc hiểu biểu đồ chỉ báo MACD

Khi bật chỉ báo MACD trên một nền tảng đầu tư bất kỳ, bạn sẽ thấy những phần sau:

– Đường MACD được tìm ra bằng cách trừ EMA(26) khỏi EMA(12). Nó di chuyển nhanh hơn và nhạy cảm hơn với biến động giá. Chỉ báo  này biểu thị động lượng tăng hoặc giảm bằng cách đo khoảng cách giữa hai đường EMA.

– Đường Signal bằng với đường trung bình động hàm số mũ 9 EMA (9) và cắt đường MACD, đóng vai trò kích hoạt các tín hiệu mua và bán. So với đường MACD, đường signal phản ứng chậm hơn và trông mượt mà hơn.

Cách đọc hiểu biểu đồ chỉ báo MA CD
Cách đọc hiểu biểu đồ chỉ báo MA CD

MACD histogram. Histogram đo khoảng cách giữa đường MACD và Đường signal. Quy tắc về cách đọc MACD histogram rất đơn giản. Nếu đường MACD vượt lên trên đường signal biểu đồ sẽ chuyển sang màu xanh lục (dương). Ngược lại, biểu đồ chuyển sang màu đỏ (âm). Độ rộng giữa đường MACD và đường Signal cũng ảnh hưởng đến kích thước của histogram.

– Đường 0: Đường này đại diện cho “đường xích đạo” của MACD histogram.

Tại sao nên sử dụng MACD thay vì sử dụng đồng thời EMA(9) và EMA(26)?

Có thể bạn quan tâm: Các loại đường MA

MACD thể hiện mối tương quan giữa 2 đường trung bình động. Tại sao bạn nên sử dụng nó một cách cụ thể mà không sử dụng đồng thời 2 đường trung bình động? Hãy xem ví dụ trong hình dưới đây. Hai đường trung bình động hàm số mũ được bật trong biểu đồ trên là EMA(12) và EMA (26) và đường MACD được bật ở biểu đồ bên dưới.

EMA(12) và EMA (26) biểu đồ trên và đường MA CD biểu đồ dưới
EMA(12) và EMA (26) biểu đồ trên và đường MA CD biểu đồ dưới

Mỗi khi chúng ta có sự giao nhau trên các đường MA ở hình trên; chúng ta cũng sẽ có sự giao nhau trên đường MACD; nhưng nó chỉ nằm giữa đường MACD và đường 0. Vì vậy, bạn không nên tin tưởng vào sự giao nhau giữa đường MACD và đường 0. Bởi vì nó cho tín hiệu muộn so với sự giao nhau giữa đường MACD và đường Signal. Xem hình minh họa.

MACD cắt Signal trước khi EMA12 và 26 cắt nhau
MACD cắt Signal trước khi EMA12 và 26 cắt nhau

Lưu ý, những gì chúng ta tìm kiếm trong MACD không phải là đường 0 mà là sự giao nhau giữa đường MACD và đường Signal. Bạn có thể quan sát rõ ràng rằng sự giao nhau trên đường MACD cho tín hiệu vào lệnh sớm hơn nhiều so với sự giao nhau trên đường EMA, từ đó dự đoán trước sự thay đổi của xu hướng. Nó cho phép nhà giao dịch vào hoặc thoát khỏi các vị thế sớm hơn. Điều này có ảnh hưởng tích cực đến P&L tổng thể.

Công thức tính MACD là gì?

Đường MACD: EMA 12 ngày – EMA 26 ngày.

Đường Signal: Đường EMA 9 ngày của Đường MACD.

MACD Histogram: Đường MACD – Đường Signal.

Cài đặt MACD tiêu chuẩn là 12, 26 và 9. Bạn có thể cài đặt các giá trị khác tùy theo phong cách và mục tiêu giao dịch của mình. Với các nhà đầu tư mới mình khuyên các bạn nên sử dụng cài đặt mặc định. Còn những nhà đầu tư chuyên nghiệp, các bạn có thể khám phá cách cài đặt tốt nhất phù hợp với mục tiêu giao dịch của mình và mang lại lợi nhuận cao nhất bằng các tài khoản demo. Tốt nhất vẫn nên test thử trước khi áp dụng thực tế.

Chiến lược giao dịch với chỉ báo MACD chuyên sâu

Bây giờ có lẽ các bạn đã hiểu về lý thuyết MACD là gì rồi. Hãy bắt đầu nghiên cứu cách giao dịch hiệu quả và áp dụng các chiến lược giao dịch được yêu thích nhất dưới đây nhé!

Phân kỳ MACD là gì?

Sự phân kỳ không dành riêng cho chỉ báo MACD. Nó cũng xuất hiện trong chỉ báo RSI và các chỉ báo dao động khác. Tuy nhiên, trong số tất cả các tín hiệu hoặc mô hình mà chỉ báo này tạo ra, phân kỳ MACD là một trong những tín hiệu đáng tin cậy nhất. Vậy phân kỳ MACD là gì? Nó là sự khác biệt giữa xu hướng di chuyển của đường giá và hướng di chuyển của chỉ báo.

MACD phân kỳ giảm: Tín hiệu này xuất hiện khi MACD hình thành đỉnh thấp hơn <=> Giá hình thành đỉnh cao hơn. => Khả năng xu hướng tiếp theo là giảm hoặc đảo ngược xu hướng vì trong tình huống này giá thì tăng nhưng động lượng thị trường lại giảm.

Đường MACD phân kỳ giảm
Đường MACD phân kỳ giảm

MACD phân kỳ tăng: Tín hiệu này xuất hiện khi MACD hình thành đáy cao hơn <=> Giá hình thành đáy thấp hơn. => Khả năng xu hướng sẽ đảo chiều vì trong tình huống này giá thì giảm nhưng động lượng thị trường lại đang tăng lên.

Đường MACD phân kỳ tăng
Đường MACD phân kỳ tăng

MACD giao đường Signal/ đường 0

Chiến lược này được sử dụng khi đường MACD cắt lên trên hoặc xuống dưới đường Signal hoặc đường 0.

MACD cắt đường Singal

Chỉ báo MACD giảm xuống dưới đường Signal được coi là sự giao nhau trong xu hướng giảm và đóng vai trò là “cờ xanh” để bán. Ngược lại, chỉ báo MACD tăng cắt lên trên đường Signal sẽ tạo ra điểm cắt nhau trong xu hướng tăng, cho thấy giá của tài sản đang trải qua đà tăng.

Ví dụ hình bên dưới, 5 điểm mà đường MACD và đường Signal giao nhau cho kết quả đúng với 3 tín hiệu tăng và 2 tín hiệu giảm.

MACD cắt đường Singal
MACD cắt đường Singal

Đường MACD cắt đường 0

Điểm giao nhau của đường 0 cũng phổ biến như điểm giao nhau của đường tín hiệu. Chúng rất dễ hiểu và không yêu cầu phải sử dụng đúng thông tin cơ bản về giao dịch.

Giá trị MACD dương xảy ra khi đường MACD cắt lên trên đường 0, ngụ ý động lượng tăng mạnh hơn. Sự giao nhau trong xu hướng tăng của MACD có nghĩa là đường EMA 12 ngày (đường màu xanh) đang giao dịch lớn hơn đường 26 ngày (đường màu đỏ).

Ngược lại, MACD âm xảy ra khi đường MACD cắt xuống dưới đường 0, ngụ ý đà giảm mạnh hơn. Sự giao nhau giữa đường 0 trong xu hướng giảm có nghĩa là đường EMA 12 ngày đang giao dịch thấp hơn đường 26 ngày.

Ví dụ hình bên dưới, chỉ báo MACD cắt đường 0 3 lần, mang đến cho các nhà giao dịch 1 cơ hội để vào vị thế bán và 2 cơ hội để vào vị thế mua.

Đường MACD cắt đường 0
Đường MACD cắt đường 0

Lưu ý: Ngoài chờ đợi MACD cắt Signal hay đường 0 thì bạn cũng nên chú ý tới kích thước của Histogram. Nếu khi có tín hiệu cắt nhau và kích thước biểu đồ càng lớn. Điều đó cho thấy đà tăng sẽ trở nên mạnh mẽ hơn. Ngược lại nếu kích thước ngày càng nhỏ thì đà tăng đang yếu đi.

Chiến lược MACD và RSI

Về cơ bản cả MACD và RSI đều là các chỉ báo động lượng (momentum). Việc kết hợp cả 2 sẽ cho bạn một thước đo động lượng với kết quả chính xác và rõ ràng hơn so với việc chỉ sử dụng một chỉ báo. Nói sơ qua chút về RSI. Đây là chỉ báo được sử dụng để đánh giá điều kiện quá mua và quá bán của thị trường thường là 70/30.

Ví dụ: Khi RSI chạm vào vùng quá bán tức là nó đang gợi ý cho trader thực hiện một vị thế Mua. Để chắc chắn bạn hãy đợi MACD xác nhận điều nó nữa là được. Chỉ cần MACD cắt lên trên đường Signal thì ban có thể tự tin hơn để mở vị thế MUA ngay lúc đó.

MACD và RSI cho tín hiệu quá bán
MACD và RSI cho tín hiệu quá bán

Ngược lại nếu RSI đạt tới ngưỡng quá MUA, hãy đợi cho đường MACD cắt xuống đường Signal là bạn có thể yên tâm mở một vị thế bán.

MACD và RSI cho tín hiệu quá mua
MACD và RSI cho tín hiệu quá mua

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng chỉ báo RSI để xác định xu hướng thị trường. Nếu RSI trên 50 có nghĩa là xu hướng tăng và dưới 50 thì giảm. Hãy cố gắng hiểu cách thức hoạt động của cả 2 chỉ báo MACD và RSI. Nó sẽ cho bạn rất nhều cơ hội giao dịch chính xác.

Kết luận

Trên đây mình đã giải thích về đường MACD là gì? Các chiến lược giao dịch với đường MACD. Đây là một chỉ báo Momentum tuyệt vời và cho kết quả khá chính xác. Tuy nhiên, trên thực tế, đường Signal và đường 0 có thể cắt nhau nhiều tạo ra tín hiệu sai và khó hiểu. Đặc biệt là đối với các tài sản biến động mạnh như tiền điện tử.

Cho nên cách tốt nhất là bạn nên sử dụng kết hợp nhiều chỉ báo như MACD với RSI mình vừa giải thích ở trên. Ngoài ra có rất nhiều chỉ báo bạn có thể sử dụng như đường trung bình động SMA hay dải Bollinger để tìm cơ hội giao dịch. Quan trọng là hãy thử nó thực tế và đúc kết kinh nghiệm giao dịch của riêng mình.

Tổng hợp: Tienaogiatot.com

Tiền Ảo Giá Tốt - Tin Tức, Kinh Nghiệm Đầu Tư CFD, Chứng Khoán, Coin