Momentum là gì? Top 5 chỉ báo Momentum mạnh nhất

Momentum hay động lượng là từ khóa được rất nhiều nhà đầu tư tìm kiếm khi nghiên cứu về phân tích kỹ thuật. Đối với một nhà đầu tư thành công, thay vì làm theo các quy tắc được vạch ra sẵn thì có lẽ điều quan trọng nhất vẫn là hiểu tâm lý thị trường để điều chỉnh chiến lược giao dịch phù hợp. Và để làm được điều này thì các chỉ báo động lượng chính là công cụ hữu ích nhất. Hiểu nôn na Momentum chính là chỉ báo cho thấy tốc độ thay đổi của giá. Nó thể hiện sức mạnh hay lực chuyển động của xu hướng hiện tại.

Thực sự để định nghĩa Momentum là gì chỉ trong vài từ sẽ rất mơ hồ. Vì lẽ đó hãy dành ít phút để cùng Tienaogiatot phân tích thuật ngữ này và hiểu rõ hơn về cách giao dịch với các chỉ báo động lượng ra sao nhé!

Momentum là gì?

Chỉ báo động lượng Momentum (MOM) là công cụ phân tích kỹ thuật giúp dự đoán biến động giá của tài sản. Các chỉ số động lượng giúp xác định tốc độ hoặc tỷ lệ mà giá tài sản thay đổi. Các thành phần chính để xác định động lượng là biến động giá, giá hiện tại và giá đóng cửa.

Các chỉ báo Momentum còn được gọi là các chỉ báo dao động, thường được mô tả bằng một đường. Đường dao động giá nằm trong khoảng 100. Đường dao động này giúp phân tích giá và xu hướng của tài sản.

Qua phân tích các dữ liệu lịch sử khi sử dụng chỉ báo Momentum có thể thấy rằng, các chỉ báo động lượng hữu ích trong xu hướng thị trường tăng giá hơn là trong xu hướng thị trường giảm giá. Hơn nữa, các chỉ báo động lượng có thể cho thấy một tài sản đang nằm ở mức quá mua hay quá bán. Kết quả trong trường hợp này là động lượng sẽ suy yếu và báo hiệu sự đảo ngược xu hướng.

Cách tính Momentum là gì?

Công thức tính Momentum chỉ báo xung lượng được tạo ra bởi John J. Murphy. ông là một cựu chuyên gia phân tích kỹ thuật đồng thời là tác giả của rất nhiều cuốn sách đầu tư, điển hình là Cuốn Phân tích kỹ thuật của thị trường tài chính – ‘Technical Analysis of the Financial Markets’. John J. Murphy cho rằng “động lượng hay Momentum của thị trường thì được đo lường bằng cách tính chênh lệch giá liên tiếp trong một khoảng thời gian cố định”.

Ví dụ: Để vẽ đường động lượng 30 ngày, nhà giao dịch cần lấy giá đóng cửa cuối cùng trừ giá đóng cửa 30 ngày trước. Nó sẽ cung cấp cho bạn một giá trị dương hoặc âm được vẽ xung quanh trục số 0.

Như vậy, công thức tính toán đơn giản nhất là:

Động lượng = (Giá đóng cửa hiện tại) – (Giá đóng cửa n kỳ trước)

*n là số khoảng thời gian đã chọn.

Chiến lược giao dịch với Momentum

Các chỉ báo động lượng cũng cực kỳ hữu ích khi cung cấp tín hiệu vào hay thoát lệnh cho nhà đầu tư. Nhưng hơn hết thì các chỉ báo này có giá trị xác nhận tín hiệu giao dịch như phá vỡ ngưỡng hỗ trợ, kháng cự (breakouts) hay một đợt thoái lui (Pullpacks). Điều này có nghĩa là bạn nên kết hợp nó với các công cụ, mô hình giá khác để phân tích xu hướng một cách chuẩn xác nhất.

Có rất nhiều cách khác nhau để giao dịch với các chỉ báo Momentums. Nhưng đơn giản và hiệu quả nhất là sử dụng các chỉ báo này theo cách sau:

Giao nhau

Các tín hiệu giao dịch được tạo ra bởi các chỉ báo Momentum khi chúng vượt qua đường giữa hoặc các đường khác. Tùy vào từng chỉ báo nhất định mà đường này có thể là đường Signal, đường 0,… Hoặc bạn có thể thêm một đường trung bình động vào biểu đồ.

Giao dịch khi chỉ báo Momentum cắt nhau
Giao dịch khi chỉ báo Momentum cắt nhau
  • Nếu chỉ báo động lượng vượt lên trên đường này thì là tín hiệu MUA.
  • Nếu chỉ báo động lượng cắt xuống dưới đường này thì là tín hiệu BÁN.

Ví dụ: khi chúng ta sử dụng đường MACD thì tín hiệu mua sẽ được tạo khi đường MACD cắt lên trên đường tín hiệu Signal.

Lưu ý: Nhược điểm khi sử dụng cách giao dịch này là tín hiệu có thể thay đổi đột ngột. Chẳng hạn như chỉ báo vừa cắt lên trên đường MA xong thì lại quay ngược cắt xuống đường MA lại. Trong những tình huống này bạn nên phản ứng nhanh với những gì đang xảy ra và tiến hành giao dịch ngắn hạn hoặc thoát lệnh của bạn.

Phân kỳ

Phân kỳ tăng giá xảy ra khi giá di chuyển xuống với đáy sau thấp hơn nhưng chỉ báo Momentum lại đang di chuyển lên trên với đáy sau cao hơn. Nó chỉ ra rằng trong khi giá đang giảm thì động lượng lại tăng có nghĩa là sức bán đang tăng lên và xu hướng giá có thể đảo ngược thành tăng trong một thời gian ngắn nữa. Đây có thể là tín hiệu Mua và bạn có thể sử dụng thêm một vài chỉ báo nữa để xác nhận.

Phân kỳ giữa đường giá và đường chỉ báo
Phân kỳ giữa đường giá và đường chỉ báo

Khi giá di chuyển lên các đỉnh cao hơn nhưng chỉ báo xung lượng di chuyển xuống thấp hơn, thì nó được gọi là phân kỳ giảm giá. Bởi lúc này giá tăng nhưng lực mua giảm. Rất có khả năng giá sẽ đảo chiều giảm trong phiên tiếp. Đây là tín hiệu bán nếu bạn đang giữ tài sản.

Lưu ý rằng tín hiệu phân kỳ không bao giờ được sử dụng riêng biệt hay một mình. Nó chỉ hiệu quả khi kết hợp với các công cụ giao dịch khác. Bạn cũng nên lưu ý các tín hiệu sai do chỉ báo tạo ra. Ví dụ: khi giá tăng nhưng sau đó đi ngang, chỉ báo Momentum sẽ tăng và bắt đầu giảm – đây là phản ứng tự nhiên. Điều đó có nghĩa là gần đây đã có rất nhiều biến động về giá và bây giờ khi biến động đã dịu xuống, điều đó không nhất thiết có nghĩa là một xu hướng giảm.

Top 5 chỉ báo Momentum mạnh nhất

Có hơn 20 chỉ báo Momentum hay chỉ báo xung lượng giúp phân tích cổ phiếu. Tuy nhiên, phổ biến nhất là MACD, ADX, RSI, ROC và Stochastic. Hãy cùng Tienaogiatot tìm hiểu sơ lược về các chỉ báo này nhé!

Chỉ số sức mạnh tương đối RSI

Đây là một trong những chỉ báo động lượng phổ biến nhất, đôi khi cũng được sử dụng làm chỉ báo xu hướng. Chỉ báo RSI thường di chuyển trong khoảng từ 0 đến 100. Một cổ phiếu hoặc chỉ số có giá trị RSI trên 50 được coi là đang trong xu hướng tăng và giá trị dưới 50 là xu hướng giảm. Bên cạnh đó, một quy tắc mà rất nhiều nhà đầu tư sử dụng là 70/30. Nếu RSI có giá trị trên 70 được coi là quá mua => tín hiệu bán và giá trị RSI dưới 30 là quá bán => tín hiệu mua.

Chỉ số sức mạnh tương đối RSI - Momentum
Chỉ số sức mạnh tương đối RSI

Ngoài các quy tắc cơ bản trên, các nhà giao dịch theo xu hướng còn thường sử dụng quy tắc 40/60. Nếu RSI trên 60 thì sẽ giao dịch theo xu hướng còn dưới 40 thì bán khống. Bạn có thể tham khảo biểu đồ minh họa sau:  Giá thường tăng hoặc giảm cực kỳ nhanh sau khi vượt qua các điểm 60 và 40.

RSI là một chỉ báo rất mạnh và đáng tin cậy, nó thậm chí còn đưa ra tín hiệu giao dịch trước cả ngưỡng hỗ trợ và kháng cự. Ngoài sử dụng quy tắc giao dịch với RSI như trên thì bạn có thể tìm hiểu thêm về phân kỳ RSI cũng được sử dụng rất phổ biến.

Chỉ báo dao động ngẫu nhiên Stochastic

Chỉ báo Stochastic - Momentum
Chỉ báo Stochastic

Một chỉ báo động lượng momentum phổ biến khác đó chính là Stochastic. Điểm độc đáo của chỉ báo này là có thể giúp bạn dự đoán đỉnh và đáy của thị trường. Tuy nhiên nhược điểm chính của Stochastic lại là số lượng tín hiệu sai do nó tạo ra.

Giống như RSI, Stochastic cũng là một bộ dao động và do đó bị ràng buộc trong các ranh giới. Ở đây cũng vậy, về cơ bản bạn có thể giao dịch theo quy tắc nếu nó di chuyển vượt qua 80 nghĩa là đang ở trong vùng quá mua và dưới 20 tức là quá bán. Các nhà đầu tư thường sử dụng các mức quá mua, quá bán của Stochastic để vào vị thế. Điểm thoát khỏi vùng quá mua và quá bán được coi là điểm vào lệnh phù hợp.

Đường trung bình động hội tụ phân kỳ (MACD)

Một chỉ báo động lượng phổ biến nữa là đường MACD. Chỉ báo này  sử dụng các đường trung bình động MA để xây dựng. Nó thường sử dụng mối quan hệ giữa đường trung bình động hàm số mũ EMA 26 và đường EMA 12.

Khi hai đường trung bình động phân kỳ, điều đó được coi là cổ phiếu đang lấy lại động lượng. Trong khi tín hiệu hội tụ lại cho thấy rằng động lượng sắp kết thúc.

Đường MACD - Chỉ báo Momentum
Đường MACD – Chỉ báo Momentum

MACD bao gồm 2 đường chính là đường MACD và đường signal. Đường MACD theo dõi sự khác biệt giữa hai EMA 12 và 26 trong khi đường Signal là EMA 9 của đường MACD. Các nhà giao dịch sẽ chờ đợi sự giao nhau của các đường này để nhận tín hiệu vào lệnh.

Có nhiều cách mà các nhà giao dịch sử dụng MACD để thực hiện giao dịch. Giống như một số nhà giao dịch chỉ thích thực hiện các giao dịch mua khi điểm giao cắt nằm trên đường 0 và giao dịch bán khi điểm giao nhau nằm dưới đường 0. Sự phân kỳ giữa đường giá và MACD cũng được sử dụng để giao dịch.

Tỷ lệ thay đổi (ROC)

Tỷ lệ thay đổi (ROC)
Tỷ lệ thay đổi (ROC)

Tỷ lệ thay đổi xác định tốc độ thay đổi của giá cổ phiếu trong một khoảng thời gian cụ thể (‘n’ số ngày trước). Nó được biểu thị bằng tỷ lệ giữa giá đóng cửa hiện tại và giá đóng cửa ‘n’ ngày trước. ROC dương ngụ ý động lượng cao và cho biết tín hiệu mua. Mặt khác, ROC âm nghĩa là động lượng thấp cho thấy tín hiệu bán.

ROC = [(Giá đóng cửa hôm nay – Giá đóng cửa ‘n’ ngày trước) / Giá đóng cửa ‘n’ ngày trước] x 100

Chỉ số định hướng trung bình (ADX)

Chỉ số định hướng trung bình (ADX) - Momentum
Chỉ số định hướng trung bình (ADX)

Cuối cùng, Chỉ số định hướng trung bình (ADX) do Welles Wilder tạo ra đã thiết lập Hệ thống chuyển động định hướng bao gồm ADX, Chỉ báo định hướng trừ (-DI) và Chỉ báo định hướng cộng (+DI).

Các chỉ số này như một nhóm được sử dụng để giúp đo lường cả động lượng cũng như hướng của biến động giá.

Các nhà giao dịch nên lưu ý rằng các giá trị ADX từ 20 trở lên cho thấy thị trường đang có xu hướng và đối với bất kỳ giá trị nào nhỏ hơn 20, thị trường được coi là “không định hướng” hoặc hợp nhất.

Kết luận

Cuối cùng Tienaogiatot sẽ tóm lại một vài điều quan trọng bạn cần chú ý về chỉ báo động lượng.

Lợi ích của Momentum:

  • Xác định xu hướng giá: Thông thường bạn chỉ cần sử dụng đường trung bình động cũng có thể xác định được xu hướng. Nhưng với chỉ báo động lượng, bạn biết được sức mạnh của biến động giá theo xu hướng đó. Từ đó dự đoán được tài sản đang bắt đầu xu hướng hay sắp kết thúc xu hướng. Như mình đã nói quan trọng nhất là hiểu được tâm lí thị trường và phe mua hay phe bán đang chiếm ưu thế.
  • Xác nhận tín hiệu giao dịch: Hầu như các chỉ báo động lượng đều cung cấp cho bạn các ngưỡng quá mua và quá bán để bạn biết lúc nào nên tham gia hay thoát lệnh. Đặc biệt các tín hiệu phân kỳ là tín hiệu đảo chiều xu hướng khá chuẩn xác.

Bên cạnh các lợi ích trên thì chỉ báo Momentum cũng có nhược điểm, đó là:

Những lúc thị trường biến động mạnh các chỉ báo Momentum cho tín hiệu với tỷ lệ sai khá cao. Do đó các bạn chỉ nên sử dụng các chỉ báo Momentums để xác nhận tín hiệu bên cạnh các mô hình giao dịch khác chứ không nên sử dụng các momentums riêng lẻ.

Trên đây mình đã chia sẻ khá chi tiết về Momentum là gì? Các sử dụng và các loại chỉ báo Momentum được sử dụng nhiều với độ chính xác cao nhất. Hy vọng nội dung trên hữu ích với bạn.

Tổng hợp: Tienaogiatot.com

2 thoughts on “Momentum là gì? Top 5 chỉ báo Momentum mạnh nhất

  1. Pingback: Momentum là gì? Top 5 chỉ b&aacut...

  2. Pingback: Top 5 chỉ báo Momentum mạnh nhất – Tienaogiatot – Titre du site

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tiền Ảo Giá Tốt - Tin Tức, Kinh Nghiệm Đầu Tư CFD, Chứng Khoán, Coin