Căng thẳng chính trị giữa Nga và Ukraine những ngày vừa qua đã gây nên tác động lớn đối với nền kinh tế toàn cầu. Khủng hoảng năng lượng đưa giá dầu tăng cao kỷ lục chưa từng có tính từ năm 2014. Nga là quốc gia giữ vai trò quan trọng về nguồn cung năng lượng đối với các quốc gia thuộc khu vực Châu Âu. Tuy nhiên, dù lệ thuộc nhiều vào Nga nhưng các quốc gia này vẫn đưa ra nhiều biện pháp dứt khoát để trừng phạt Nga. Và đó chính là lí do mà những ngày qua giá dầu liên tục lập đỉnh mới. Việc giá dầu tăng cũng chính là nguyên nhân khiến lạm phát xuất hiện kéo theo giá cả hàng hóa tăng theo.
Mục lục
Giá dầu thế giới vượt mốc 100 USD/thùng
Thỏa thuận của các quốc gia thuộc IEA với việc Mỹ và Nhật đồng ý giải phóng lượng dầu dự trữ trong kho vẫn không thể giúp thế giới giải nhiệt cơn khát dầu. Giá dầu vẫn không ngừng tăng và vượt qua mốc 100 USD/thùng. Ghi nhận mới nhất giá dầu hôm nay đang giao dịch trên ngưỡng 107USD/thùng.
Giá dầu hôm nay ngày 02/03, dầu thô tăng cao hơn 7% so với chốt phiên hôm qua. dầu WTI đang được giao dịch ở ngưỡng 106USD/thùng, dầu Brent thì xấp xỉ 107.6USD/thùng.
Trong khi đó, chốt phiên giao dịch tối hôm qua ngày 01/03, giá dầu brent giao sau đã tăng lên 7.1% tức giao dịch với giá 104.97USD/thùng. Đây là mức giá đóng cửa cao kỷ lục tính từ thời điểm tháng 8/2014. Còn với dầu thô WTI của Mỹ; giá đã tăng lên 8% tương đương với 103.41 USD/thùng. Đây cũng là ngưỡng cao nhất của giá dầu WTI kể từ 2014 tới nay.
Có thể bạn quan tâm: Giá vàng tăng cao ngày vía thần tài
Nguồn cung dự trữ khó bù đắp được thiếu hụt
Mới đây các thành viên của tổ chức năng lượng quốc tế – IEA đã họp lại nhằm tìm cách cắt đứt đà tăng không phanh của giá dầu. Theo đó, 2 nước là Mỹ và Nhật sẽ tung ra khoảng 60 triệu thùng dầu thô mà quốc gia này đang dự trữ. Tuy nhiên, hơn 60 triệu thùng dầu này cũng chỉ đủ cho cả thế giới tiêu thụ trong chưa tới 1 ngày. Vì thế nên tình hình căng thẳng của thị trường năng lượng thế giới vẫn đâu lại vào đó. Không chỉ dầu thô mà các sản phẩm khác như dầu sưởi, xăng dầu giao sau cũng đồng loạt kéo nhau tăng cao chưa từng có.
Trước đó, Mỹ đã tuyên bố các hoạt động trừng phạt Nga sẽ miễn trừ cho lĩnh vực năng lượng. Tuy nhiên, tình hình chính trị căng thẳng; không biết sẽ còn có lệnh cấm nào đối với nền kinh tế của Nga. Vì vậy các thương nhân đầu tư vào Nga cũng tránh né việc giao dịch dầu với Nga. Nhiều nhà đầu tư lớn như BP hay Shell PLC thậm chí rút vốn khỏi các dự án năng lượng tại đây dù đối mặt với mức bồi thường cao. Đây là lí do mà giá dầu tại các thị trường khác như Trung Đông hay Mỹ đều tăng cao kỷ lục.
Ngoài ra, Hãng vận tải biển quy mô nhất thế giới là AP Moeller-Maersk A/S cũng cho ngừng tuyến container đi và đến Nga. Thậm chí Anh còn cấm cả những tàu có liên quan tới Nga vào cảng.
Giá dầu trong nước tăng lần thứ 6 liên tiếp
Tại Việt Nam, dù nhiều nỗ lực trợ giá nhưng giá dầu ngày 01/03 đã có phiên tăng thứ 6 liên tiếp. Cụ thể giá mặt hàng xăng dầu các loại được điều chỉnh tăng như sau:
Giá dầu trong nước cập nhật vào lúc 15:00 vào ngày 01/03/2022:
STT | Sản phẩm | Giá (Đồng/lít) | Giá chênh lệch theo điều chỉnh(Đồng/lít) | ||
1 | Xăng RON 95-III | 26,830 | +550 | ||
2 | Xăng E5 RON 92-II | 26,070 | +540 | ||
3 | Dầu DO 0,05S-II | 21,310 | +510 | ||
4 | Dầu KO | 19,970 | +470 |
Có thể bạn quan tâm: Giá hàng hóa biến động mạnh do chiến tranh
Dự báo giá dầu thế giới sẽ còn tăng cao
Rõ ràng bất kỳ một vấn đề căng thẳng chính trị nào đều tác động rất lớn đến thị trường năng lượng. Nhìn vào việc Nga phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine khiến chúng ta nhớ lại kịch bản tương tự vào năm 2008. Khi mà Moskva đưa quân đánh Gruzia; lúc đó giá dầu brent cũng tăng lên mốc cao nhất lịch sở với 147USD/thùng.
CEO của công ty mua bán dầu lửa Trafigura Group – Ông Ben Luckock nhận định với việc giá dầu tăng cao khó kiểm soát như hiện tại có thể dẫn đến tình trạng lạm phát rất cao trong thời gian tới. Thậm chí Ông Ben Luckock còn dự đoán rằng giá có thể chậm mốc 150USD/thùng trong mùa hè này.
Trước tình trạng nguồn cung dầu thiếu hụt tại Phương Tây; Washington đã tập trung nỗ lực để có thể tăng sản lượng đối với dầu và khí đốt. Nhưng rất khó để có thể quay lại phong độ như thời điểm trước đại dịch. Vì lẽ đó Mỹ rất khó để có thể thay thế Nga đáp ứng đủ nguồn cung dầu cho Châu Âu.
Việc Nga bị loại khỏi SWIFT còn là một vấn đề lớn nữa đối với các thương nhân đang giao dịch với Nga. Cho dù không bị cấm khi mua bán dầu với Nga thì vấn đề thanh toán khó khăn cũng sẽ gây ra rất nhiều rủi ro. Vì vậy với tình hình hiện tại, chắc chắn giá dầu sẽ khó có thể chấm dứt đà tăng.
Kết luận
Đại dịch còn chưa đi qua, kinh tế thế giới vẫn chưa kịp hồi phục thì đã rơi vào cuộc khủng hoảng khác. Mặc dù phía Mỹ và các quốc gia đồng minh ra lệnh trừng phạt đối với Nga; nhưng vẫn luôn né tránh lĩnh vực năng lượng. Tuy nhiên, lo ngại về vấn đề chiến tranh cũng như việc Châu Âu sẽ trừng phát Nga. Nhiều doanh nghiệp đã rút khỏi các dự án khai thác năng lượng lớn tại Nga. Và e rằng sẽ khiến nguồn cung dầu trở nên khan hiếm hơn. Việc giá dầu thế giới có thể còn tăng cao trong thời gian tới chắc chắn sẽ là một cú sốc kép đối với nền kinh tế toàn cầu.
Tổng hợp: Tienaogiatot.com