Chỉ mới đầu năm 2022 mà nền kinh tế thế giới đã trải qua không ít biến động, giá nhiều mặt hàng tăng dựng đứng lập đỉnh lịch sử. Đặc biệt là lĩnh vực năng lượng bị đứt gãy nguồn cung đẩy giá dầu, khí đốt tăng cao kéo theo nhiều hàng hóa khác cũng tăng giá. Việt Nam không chỉ bị ảnh hưởng lớn bởi giá dầu tăng mà giá thức ăn chăn nuôi cũng là vấn đề cực kỳ đáng lo ngại. Từ trước tết Nguyên Đán, giá thức ăn gia súc, gia cầm đã tăng cao do mất mùa và phí logistic quá lớn. Đến tháng 2/2022, xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine xảy ra một lần nữa đưa giá thức ăn chăn nuôi phải điều chỉnh tăng phiên thứ 10 liên tiếp kể từ 2020.
Mục lục
Giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi duy trì đà tăng
Tiếp nối đà tăng của giá thức ăn chăn nuôi từ tháng 12 năm ngoái; 2 tháng đầu năm 2022 tiếp tục ghi nhận giá thức ăn gia súc, gia cầm tăng cao. Lần lượt giá dầu đầu tương, giá đậu tương, khô đậu tương tăng lên 22%, 21% và 16%. Giá ngô cũng tăng lên tới 9%.
Vốn dĩ từ năm ngoái, giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đã tăng rất nhiều do các khu vực tại Nam Mỹ là nơi trồng chính gặp điều kiện thời tiết bất lợi dẫn đến mất mùa. Bên cạnh đó, phí logistic còn tăng đột biến khiến chi phí đội lên rất nhiều lần. Đỉnh điểm là cuộc xung đột quân sự giữa Nga-Ukraine nổ ra. Đây là 2 quốc gia xuất khẩu lúa mì top đầu thế giới (Nga là nước xuất khẩu lớn nhất và Ukraine là nước xuất khẩu lớn thứ 4). Do đó, không chỉ ở Việt Nam mà cả thế giới, giá ngô và lúc mì đều tăng cao khủng khiếp. Đối với mặt hàng lúa mì, Việt Nam nhập khẩu từ Nga và Ukraine tới 20% sản lượng nhập khẩu. Còn với ngô là 3% tổng sản lượng ngô nhập khẩu.
Giá nguyên liệu tăng cao dẫn đến giá thức ăn gia súc, gia cầm trong nước cũng theo đó đi lên. Cụ thể, so với tháng 12/2021, giá thức ăn của lợn thịt tăng 2,5% lên 12.500 đ/kg; còn giá thức ăn của gà thịt (lông trắng) tăng 12,8% lên 14.100 đ/kg; gà thịt (lông màu) tăng 8,1% lên 13.400 đ/kg.
Có thể bạn quan tâm: Giá cà phê tăng nhẹ dù khan hiếm
Giảm thuế, giá thức ăn chăn nuôi vẫn tăng
Vào cuối năm ngoái, trước tình hình giá thức ăn gia súc, gia cầm tăng mạnh. Chính Phủ đã phải điều chỉnh để giảm thuế nhập khẩu MFN cho một số mặt hàng là nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi. Theo đó, sản phẩm lúa mì được giảm thuế từ 3% xuống còn 0%; và ngô được giảm thuế từ 5% xuống 2%. Tuy nhiên, vì mức tăng quá cao mà nhu cầu trong nước lại rất lớn; nên dù giảm thuế thì giá cũng không thấp hơn bao nhiêu.
Là một nước nông nghiệp và có rất nhiều công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên chúng ta vẫn đang phải lệ thuộc rất nhiều từ nguồn nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi bên ngoài. Ước tính khoảng 90% nguồn nguyên liệu này là từ nhập khẩu. Đồng thời, giá thức ăn chăn nuôi bị tác động trực tiếp và ảnh hưởng bởi 80-85% từ giá nguyên liệu. Vì lẽ đó mà khi giá nguyên liệu sản xuất tăng cao thì chúng ta không thể kiểm soát được giá thức ăn chăn nuôi trong nước.
Trong đợt tăng mới nhất, giá thức ăn dành cho gia súc, gia cầm tăng trung bình khoảng 200-300 đ/kg. Hiện tại, thức ăn hỗn hợp dành cho lợn thịt có giá dao động quanh mức 12.277,5 đ/kg; thức ăn hỗ hợp dành cho gà thịt thì có giá dao động trong khoảng 12.314,8-12.952,8 đ/kg.
Có thể bạn quan tâm: Giá tiêu tiếp tục duy trì đà tăng
Người dân lỗ nặng, lo ngại sẽ bỏ chuồng
Nga và Ukraine là hai quốc gia chi phối lớn đối với nguồn cung lúa mì và ngô. Tuy nhiên, tình hình căng thẳng giữa Nga-Ukraine e rằng sẽ còn tiếp tục kéo dài. Chiến tranh không chỉ khiến vụ mùa sắp tới bị gián đoạn; mà các lệnh trừng phạt lên Nga còn khiến thế giới mất nhiều nguồn cung đối với các mặt hàng quan trọng. Giá năng lượng, kim loại, nông sản đều sẽ còn tăng cao trong thời gian tới. Cho nên nếu tiếp tục lệ thuộc vào nguồn nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài; chắc chắn giá thức ăn chăn nuôi trong nước sẽ không thể bình ổn được.
Các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi liên tục than khó. Vì phải tăng giá lên nếu chi phí nhập nguyên liệu đã rất cao. Tuy nhiên, việc giá thức ăn gia súc, gia cầm leo thang; trong khi giá thành phẩm lại không tăng đáng kể. Điều này khiến người nông dân chuyển hướng kinh doanh. Trước tình hình giá cả tăng cao, Cục chăn nuôi đề xuất người nông dân chuyển sang trồng gia súc, gia cầm ăn cỏ để giảm lệ thuộc vào thức ăn chăn nuôi.
Ngành chăn nuôi gặp khó vì đứt gãy nguồn cung trong giai đoạn Covid khiến nhu cầu của người dân giảm đáng kể. Không chỉ vậy, giá cả nhiều mặt hàng leo thang tạo ra tâm lý tiết kiệm cho người dùng. Việc nhu cầu vốn đã giảm lại thêm giá nguyên liệu tăng cao có thể khiến nhiều hộ dân bỏ chuồng. Điều này sẽ khiến rất rất nhiều doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước mất khách.
Kết luận
Việc lệ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài; và thiếu quy hoạch bài bản để tận dụng nguồn lực trong nước có thể khiến cho ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi gặp nhiều bấp bênh trong thời gian tới. Tình hình kinh tế, chính trị thế giới ngày càng bất ổn, khó dự đoán; không chỉ giá thức ăn chăn nuôi mà bất kỳ mặt hàng nào cũng có thể tăng giá cao. Để giải quyết vấn đề giá thức ăn chăn nuôi tăng cao; các doanh nghiệp sản xuất chỉ còn cách chủ động đa dạng hóa nguồn nguyên liệu để tận dụng nguồn hàng trong nước.
Tổng hợp: Tienaogiatot.com